Bướu cổ và u tuyến giáp đều là tình trạng tuyến giáp tăng lên về kích thước. Tuy nhiên dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị có giống nhau?
Bạn đang đọc: Phân biệt bướu cổ và u tuyến giáp. Nguyên nhân và cách điều trị
Bướu cổ và u tuyến giáp là bệnh lý thường gặp của rất nhiều người. Đây là hai bệnh lý liên quan đến tuyến giáp nên thường hay bị hiểu lầm là một bệnh. Hãy cùng làm rõ hai chứng bệnh này giống và khác nhau như thế nào qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Phân biệt bướu cổ và u tuyến giáp
Bướu cổ là gì?
Bướu cổ là một bệnh lý phổ biến do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp làm xuất hiện khối lồi lên ở vùng cổ. Bướu cổ gồm ba loại là: Bướu cổ lành tính, rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp và ung thư. Nhưng hay gặp nhất là bướu cổ lành tính chiếm 80%.
U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp là những khối u tồn tại dưới dạng thể rắn hoặc thể lỏng. Khối u này hình thành và phát triển trong tuyến giáp gây rối loạn nội tiết.
Nguyên nhân gây bướu cổ và u tuyến giáp
Nguyên nhân gây bướu cổ
Bệnh bướu cổ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nguyên nhân chính thường thấy là do thiếu iốt, rối loạn nội tiết tố nữ ở thiếu nữ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc do tiếp xúc với các chất kháng giáp như cây bắp cải trắng, thuốc kháng giáp, cây sắn. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là do sự thay đổi bất thường trong tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp, tiêu chảy kéo dài, thận hư,…
Nguyên nhân chính gây bướu cổ và u tuyến giáp đều là do thiếu i ốt
Nguyên nhân gây u tuyến giáp
Theo các chuyên gia y tế, bệnh u tuyến giáp lành tính là bệnh lý thường gặp ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp tăng lên theo độ tuổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có thể hình thành và phát triển do một số nguyên nhân sau:
- Thiếu i ốt do chế độ ăn uống bị thiếu hụt thành phần i-ốt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
- Mô tuyến giáp tăng sinh quá mức: Do đó các tế bào tuyến giáp tự trị hoặc cường chức năng, tự sản sinh ra các hormon giáp ngoại lai vượt khỏi tầm kiểm soát cân bằng của tuyến yên. Từ đó dẫn tới sự tăng sinh quá mức hormone giáp trạng .gây cường giáp.
- Viêm tuyến giáp mạn tính hay còn gọi là bệnh Hashimoto là một rối loạn của tuyến giáp. Bệnh này có thể gây ra tình trạng viêm tuyến giáp, dẫn đến bướu giáp nhân thường liên quan trực tiếp đến tình trạng nhược giáp làm hoạt động tuyến giáp suy giảm.
- Bướu cổ đa nhân là tình trạng tuyến giáp bị tăng sinh. Nguyên nhân chính có thể là do thiếu iốt hoặc do rối loạn tuyến giáp.
Nguyên nhân gây u tuyến giáp là do mô tuyến giáp tăng sinh
Dấu hiệu nhận biết bướu cổ và u tuyến giáp
Nhận diện bướu cổ
- Đối với trường hợp bướu cổ đơn thuần đơn nhân bệnh nhân sẽ thấy có một khối u ở giữa cổ. Khi dùng ta sờ thấy có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau đớn, có thể mềm hay chắc. Chúng có thể di động theo nhịp nuốt nước bọt lên xuống, khi bướu to có thể gây chèn ép đường cổ họng.
- Đối với trường hợp bướu cổ đơn thuần nhiều nhân bệnh nhân thấy có nhiều khối tròn tại vùng cổ. Các khối này có đường kính từ 0.5 đến vài centimet.
Bệnh bướu cổ đơn thuần thường diễn biến kín đáo mà không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường không đau, nên chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe tổng quát. Một khi bướu cổ đã phát triển đến kích thước lớn có thể gây nên các dấu hiệu chèn ép khí quản gây khó thở. Ngoài ra còn chèn ép dây thần kinh gây khó nói hoặc nói khàn, nói hai giọng. Đặc khi khi chèn tĩnh mạch chủ trên gây phù nề ở mặt, cổ, lồng ngực, hai tay,…
Dấu hiệu u tuyến giáp
Hầu hết các khối u tuyến giáp lành tính sẽ thường có kích thước nhỏ đến rất nhỏ và tiến triển chậm. Bệnh nhân dường như không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Chỉ đến khi khối u phát triển quá lớn người bệnh tự cảm nhận thấy bằng cách sờ thấy kèm theo khí quản và thực quản bị đè nén mới đi khám và phát hiện bệnh.
Một số trường hợp, khối u lành tính sản sinh ra loại hormone là thyroxin có thể gây triệu chứng cường giáp biểu hiện ra bên ngoài như: Tăng tiết mồ hôi, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, run tay, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, có khi bị buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu khi bị chó cắn trước khi đến bệnh viện
Đối với trường hợp bướu cổ đơn thuần đơn nhân bệnh nhân sẽ thấy có một khối u ở giữa cổ
Cách ngăn chặn sự phát triển của bướu cổ và u tuyến giáp
Cách ngăn chặn bướu cổ
Với trường hợp bướu cổ đơn thuần thể phình giáp lan tỏa bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc là sẽ cho kết quả rất tốt. Đối với bướu cổ đơn nhân hoặc bướu cổ đa nhân cũng vẫn điều trị bằng thuốc nhưng 6 tháng không hiệu quả thì phải mổ.
Thông thường bệnh nhân bướu cổ được phát hiện sớm đi khám ngay sẽ có kết quả tốt hơn. Nếu không may để lâu quanh nhân sẽ xuất hiện vùng xơ hóa không đáp ứng thuốc nữa. Một số bệnh nhân bị bướu giáp nhân được bác sĩ chỉ định phải mổ sớm, dù quá trình điều trị bằng thuốc chưa hoàn tất.
Nguyên nhân bởi vì khi bướu có biến chứng sẽ gây chèn ép, khó thở, xuất huyết trong lòng bướu hoặc khàn tiếng và di căn thành ung thư. Đối với các em gái trong tuổi dậy thì (12 – 18 tuổi) hoặc phụ nữ có thai khi tuyến giáp hơi lớn ra, phình giáp lan tỏa cũng không cần mổ vì đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.
>>>>>Xem thêm: So sánh sữa rửa mặt La Roche Posay và Vichy
Bướu cổ đơn thuần thể phình giáp lan tỏa bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc
Ngăn chặn u tuyến giáp
U tuyến giáp lành tính là căn bệnh phiền toái nhưng có tỷ lệ chữa trị thành công đến 90-100%. Nếu khối u nhỏ, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị và theo dõi thường xuyên. Nếu kích thước khối u lớn, người bệnh cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
Bên cạnh các phương pháp phẫu thuật truyền thống mổ nội soi, mổ mở,… Ngày nay còn có phương pháp điều trị can thiệp không cần phẫu thuật. Phương pháp này đang ngày càng được đánh giá cao, và được nhiều người lựa chọn.
Đây là phương pháp điều trị mới, nhanh chóng, chính xác, dễ dàng không để lại sẹo. Bệnh nhân cũng không cần lưu trú lại bệnh viện. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sử dụng mũi kim chọc vào khối u để đốt bằng sóng cao tần. Quá trình này nằm dưới sự hướng dẫn của hình ảnh siêu âm. Từ đó tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u tuyến giáp nhưng vẫn giữ được chức năng tuyến giáp.
Như vậy bài viết đã giúp bạn phân biệt bướu cổ và u tuyến giáp để không nhầm lẫn hai bệnh này. Đồng thời nắm được cách nhận biết phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời tăng cơ hội hồi phục. Bướu cổ và u tuyến giáp không phải bệnh nan y chỉ cần phát hiện sớm và thực hiện chế độ kiêng khem cũng như tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ nhanh chóng bình phục.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể