Có khoảng 40% phụ nữ gặp phải hiện tượng đau đầu sau sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về những cơn đau đầu sau khi sinh cũng như các biện pháp giúp giảm đau hiệu quả, hãy cùng Kenshin tham khảo bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Phụ nữ bị đau đầu sau sinh phải làm sao?
Đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân gây đau đầu có thể do sự thay đổi hormone, tác dụng phụ của thuốc gây tê và rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến các mẹ bỉm bị rơi vào tình trạng hoa mắt chóng mặt, lo lâu và mất ngủ. Vậy phụ nữ bị đau đầu sau sinh phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan đến cơn đau đầu của các mẹ bỉm sau sinh cũng như cách khắc phục hiệu quả, tham khảo ngay nhé!
Contents
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau đầu sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vốn dĩ phụ nữ mang thai đã có sức khỏe khá yếu và vừa mới trải qua quá trình sinh nở nên bị hao tổn khí huyết, dẫn đến suy nhược cơ thể. Từ đó, có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, cảm giác khó chịu ở vùng thái dương, sốt, trầm cảm,… Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây đau đầu sau sinh như:
Thiếu máu sau sinh
Quá trình sinh nở khiến cơ thể bị mất đi một lượng máu khá lớn và dẫn đến tình trạng thiếu máu. Điều này có thể gây ra triệu chứng đau đầu sau khi sinh. Do vậy, việc nghỉ ngơi dưỡng sức và bồi bổ sau sinh rất quan trọng, giúp làm giảm tình trạng đau đầu và tụt huyết áp cho sản phụ.
Tâm trạng lo lắng, căng thẳng
Tâm trạng stress, căng thẳng thường xuyên xuất hiện ở các mẹ lần đầu sinh con, đặc biệt với những người chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau đầu sau sinh. Ngoài ra, việc con quấy khóc khiến mẹ thường xuyên phải thức khuya, khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm thay đổi hormone. Điều này cũng khiến cho hệ cần kinh căng thẳng và gây ra các cơn đau đầu.
Tác dụng phụ của thuốc
Thông thường, các mẹ sinh mổ cần phải sử dụng thuốc gây tê ngoài màng tử cung và hiện tượng đau đầu sau khi sinh có thể xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc này. Các cơn đau đầu này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, tùy thuộc vào liều lượng thuốc đáp ứng và khả năng chịu đựng của cơ thể. Thông thường, tình trạng đau đầu thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 ngày hoặc 1 tuần và sẽ giảm đi từ từ.
Tiền sử bệnh lý
Những mẹ sau sinh có tiền sử bệnh lý như viêm xoang, thoái hóa cột sống cổ,… có thể dẫn đến chứng đau đầu sau khi sinh.
Tác động từ gốc tự do
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gốc tự do có xu hướng gia tăng do quá trình chuyển hóa từ cơ thể cũng như tác động từ môi trường xung quanh. Khi não bộ được chuyển hóa, các gốc tự do được sản sinh có thể gây viêm và rối loạn mạch máu khi kết hợp với những hóa chất trung gian. Điều này cũng sẽ làm tăng triệu chứng đau đầu sau sinh ở phụ nữ.
Cách khắc phục cơn đau đầu sau sinh
Nếu bạn chỉ bị đau đầu ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và không đi kèm các biểu hiện nghiêm trọng nào, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn thực hiện một số biện pháp cải thiện tình trạng đau tại nhà an toàn mà không cần sử dụng thuốc như:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ sau sinh cũng là một nguyên nhân gây ra cơn đau đầu sau khi sinh. Do vậy, mẹ bỉm cần chú ý nghỉ đủ 7 – 9 giờ trong ngày để giúp cơ thể thư giãn và có thời gian để phục hồi sau sinh. Ngoài ra, bạn có thể massage khu vực đầu và cổ để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm cơn đau đầu.
Chườm túi nước ấm hoặc lạnh
Chườm túi nước lạnh sẽ giúp làm hẹp mạch máu và giảm áp lực “đè nặng” lên dây thần kinh, từ đó giúp giảm cơn đau đầu sau sinh hiệu quả. Trong khi đó, việc chườm túi nước ấm giúp các cơ được thư giãn và giảm tình trạng đau nhức, cải thiện tình trạng đau đầu sau khi sinh nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Tăng sản hạch bạch huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách chữa trị
Do đó, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nước lạnh hoặc nước ấm lên trán hoặc vùng gáy trong khoảng 15 phút để giúp xua tan cơn đau hiệu quả.
Uống trà gừng
Gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp làm dịu cơn đau đầu cực hữu hiệu. Bạn có thể đập giập một tép gừng đem ngâm với nước nóng và thưởng thức từng ngụm nhỏ để tận dụng lợi ích của gừng.
Hạn chế ánh sáng và âm thanh
Ánh sáng chói và âm thanh từ các thiết bị điện tử gia dụng có thể khiến các mẹ bỉm cảm thấy đau đầu. Do đó, các mẹ nên tắt hết các thiết bị chiếu sáng và tạo ra một không gian yên tĩnh để giảm bớt áp lực khi nghỉ ngơi.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng sau sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức đề kháng cho mẹ bỉm. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần thiết lập chế độ ăn đa dạng thực phẩm và đầy đủ các dưỡng chất như chất béo, đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cần đảm bảo uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh các loại thức uống độc hại và nước uống đóng chai.
>>>>>Xem thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Tập luyện thể dục
Phụ nữ sau sinh có thể tập luyện nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, yoga, ngồi thiền để giúp điều hòa và lưu thông khí huyết. Điều này cũng sẽ giúp tinh thần sảng khoái và đẩy lùi các cơn đau đầu sau sinh.
Tránh áp lực tâm lý
Quá trình nuôi con dễ khiến các mẹ bỉm hình thành những sang chấn tâm lý như cảm giác lo âu, stress, căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau đầu sau khi sinh. Vì vậy, các mẹ bỉm nên trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức làm mẹ, có thể tìm sự giúp đỡ từ người thân để có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Phụ nữ bị đau đầu sau sinh khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu những biện pháp trên không giúp giảm tình trạng đau đầu hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục kèm các những biểu hiện sau thì hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Cường độ cơn đau đầu nặng lên;
- Khó ngủ, mất ngủ;
- Đau đầu sau khi tập thể dục;
- Đau đầu khi thay đổi tư thế sinh hoạt;
- Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, đau cổ, mắt không nhìn rõ.
Hy vọng thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng đau đầu sau sinh. Ngoài việc chăm sóc em bé, các mẹ cũng nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Đừng chủ quan xem nhẹ tình trạng này mà hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể