Người phụ nữ nào cũng mong muốn được một lần làm tròn thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, “Polyp tử cung có mang thai được không?” lại là thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay.
Bạn đang đọc: Polyp tử cung có mang thai được không? Mẹ bầu không thể bỏ qua!
Polyp tử cung thường xuất hiện ở những chị em trong độ tuổi sinh nở. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy polyp tử cung là gì? Polyp tử cung có mang thai được không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Contents
Polyp tử cung là gì?
Polyp tử cung được biết đến là căn bệnh lành tính, xuất hiện do sự tăng sinh nhiều bất thường của các tế bào nội mạc tử cung. Khi mới phát triển, các khối polyp tử cung có kích thước chỉ vài milimet, nhỏ bằng hạt đậu đến lớn dần, mọc thành chùm và rộng vài centimet. Polyp được chia làm 2 loại: Polyp có cuống và không có cuống. Chúng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào bên trong khoang tử cung.
Trên thực tế, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Nguyên nhân được xác định rõ ràng nhất là do sự phát triển quá nhiều của hormone estrogen bên trong cơ thể người phụ nữ. Ngoài ra, các chấn thương ở tử cung như: Nạo phá thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến polyp tử cung.
Dấu hiệu polyp tử cung
Polyp tử cung diễn ra rất âm thầm nên nhiều chị em bỏ qua những triệu chứng nhỏ. Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc polyp tử cung, chị em có thể tham khảo liệu cơ thể mình có xuất hiện những triệu chứng dưới đây không nhé!
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau, rát khi quan hệ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Chảy máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ và sau mãn kinh.
Dấu hiệu của polyp tử cung là đau khi quan hệ
Polyp tử cung có mang thai được không?
Câu trả lời là có. Khi mắc polyp tử cung, chị em vẫn hoàn toàn có thể mang thai. Nhưng việc bệnh lý ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân là do khối polyp nằm trong tử cung nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Một số ảnh hưởng của polyp tử cung đến sức khỏe sinh sản của chị em có thể kể đến như:
- Khối polyp nhỏ sẽ cản trở tinh trùng gặp trứng, khiến người phụ nữ khó thụ thai. Polyp lớn dần gây tắc cổ tử cung, bịt kín cổ tử cung, gây hiểm nguy đến sức khỏe của các chị em. Đây cũng là vấn đề thường gặp ở nhiều cặp đôi hiếm muộn.
- Nếu người bệnh đang mang thai mà phát hiện đang bị polyp, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Khối polyp càng to thì nó càng lấn chỗ của thai nhi, chèn ép không cho thai nhi phát triển.
- Nếu không chữa trị kịp thời, khối polyp sẽ bị hoại tử, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi. Lúc này bệnh không còn lành tính nữa mà đã trở thành ổ vi khuẩn và nấm, xâm nhập và bào thai khiến phụ nữ bị sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật.
- Bên cạnh đó, nguy cơ mắc phải buồng trứng đa nang do các polyp dễ gây ra các căn bệnh phụ khoa bởi dịch âm đạo tiết ra nhiều, môi trường âm đạo mất cân bằng, một số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, âm đạo không được bảo vệ, vi khuẩn có hại phát triển dẫn tới viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung,…
Polyp tử cung có mang thai được không? Câu trả lời là có
Polyp tử cung có chữa được không?
Như đã nói ở trên, để quá trình mang thai được suôn sẻ và sức khỏe của mẹ và bé được ổn định, chị em nên chữa trị triệt để polyp tử cung rồi mới sẵn sàng mang thai. Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại ngày nay, việc chữa trị triệt để căn bệnh này không còn là vấn đề quá khó với nền y học Việt Nam.
Với những trường hợp mắc polyp tử cung nhưng phát hiện sớm, khối polyp còn nhỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc để căn bệnh thuyên giảm từ từ. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh đã tiến triển nặng nề, khối polyp mọc thành chùm, hoặc bị hoại tử sâu, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ loại bỏ hoàn toàn các khối polyp và phần mô hoại tử. Bằng phương pháp điều trị này kết hợp với chế độ ăn uống, kiêng cữ, nghỉ ngơi đầy đủ, chỉ sau 6 tháng, chị em đã bình phục gần như hoàn toàn. Quá trình thụ thai sẽ trở nên đơn giản hơn, chị em cũng không lo bệnh ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của mình.
Tìm hiểu thêm: Danh sách các loại xét nghiệm di truyền quan trọng mọi người cần biết
Nhiều người lựa chọn cắt bỏ polyp để tiếp tục mang thaiCách phòng tránh bệnh tái phát
Dù đã chữa trị nhưng bạn nên nhớ rằng bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu bạn không chăm sóc sức khỏe bản thân mình. Bạn nên tham khảo những lưu ý sau để sẵn sàng cho quá trình làm mẹ sau phẫu thuật:
- Quan hệ tình dục đều đặn, có sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nếu chưa sẵn sàng mang thai.
- Sinh nở có kế hoạch, tránh nạo hút thai.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ.
- Tránh mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót ẩm ướt.
- Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích.
- Xây dựng chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều vitamin, protein và probiotics.
>>>>>Xem thêm: Mô thần kinh có chức năng gì? Biện pháp để duy trì hệ thần kinh luôn khỏe mạnh
Chị em nên tái khám định kỳTrên đây là câu trả lời cho thắc mắc: “Polyp tử cung có mang thai được không?”. Chị em nên chữa trị bệnh hoàn toàn rồi mới mang thai để thai nhi được phát triển toàn diện nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể