Trong quá trình lupus ban đỏ, ở những giai đoạn ban đầu, có thể người bệnh sẽ không phát hiện ra các triệu chứng bất thường trên cơ thể mình. Biểu hiện của lupus ban đỏ thường bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác về xương khớp.
Bạn đang đọc: Quá trình lupus ban đỏ thường xuất hiện triệu chứng nào?
Làm sao để nhận dạng được các triệu chứng của lupus ban đỏ? Nguyên nhân nào dẫn tới nguy cơ mắc phải căn bệnh này? Nếu không may mắc lupus ban đỏ thì người bệnh cần có chế độ kiêng cử, tránh xa các thực phẩm như thế nào? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Quá trình lupus ban đỏ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo nào.
Contents
Quá trình lupus ban đỏ thường xuất hiện các triệu chứng cảnh báo gì?
Dấu hiệu trong quá trình phát bệnh lupus ban đỏ sẽ tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Có thể xuất hiện đột ngột hoặc diễn ra từ từ theo từng giai đoạn. Lupus ban đỏ là thuộc nhóm bệnh tác động vào tất cả hệ thống cơ quan của cơ thể.
Do đó triệu chứng bệnh trong quá trình lupus ban đỏ sẽ rất đa dạng. Không tập trung cụ thể vào biểu hiện nào cả. Vào mùa đông, người nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao chuyển biến nặng hơn nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách. Một số triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này như là:
- 90% bệnh nhân đến khám lupus ban đỏ thường có các triệu chứng như: sốt nhẹ, mệt mỏi, sút cân, viêm loét miệng. Đặc biệt là đau, mỏi các cơ vai, các khớp nhỏ. Nữ giới thường bị rối loạn kinh nguyệt,…
- Hơn ¾ người bệnh gặp tình trạng xuất hiện các ban đỏ trên da bất thường. Thường thấy nhất là dạng cánh bướm ở khu vực gò má, mắt và mũi. Là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải lupus ban đỏ hệ thống.
- Ở giai đoạn nặng hơn người bệnh còn gặp nhiều dạng tổn thương ở thần kinh, mạch máu và một số nội tạng như: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi, thiếu máu nghiêm trọng, xuất huyết, viêm cơ tim,… Cùng nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Tìm hiểu thêm: Áp dụng ngay các phương pháp dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả
Lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan trong cơ thể.Các triệu chứng cảnh báo sẽ xuất hiện xen kẽ nhau giữa nhiều đợt tái phát bệnh. Vì thế mà người bệnh thường không cảnh giác và mơ hồ do quá giống triệu chứng của những bệnh thông thường khác. Thậm chí có thể mất tới vài năm mới chẩn đoán được chính xác tình trạng nhiễm bệnh.
Nguyên nhân nào dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh lupus ban đỏ
Cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào nhận định rõ được nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ là gì. Tuy nhiên có một số giả thiết ngầm được chấp nhận về nguồn cơn gây ra loại bệnh này mà hầu hết bệnh nhân đều gặp phải. Đó là do sự tương tác của các yếu tố sau đây.
Tác động từ môi trường
Một số loại thuốc có các thành phần tạo ra sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình hình thành bệnh như: Thuốc kháng sinh, thuốc Estrogen, thuốc viêm nhiễm,… Thực tế cho thấy số người mắc phải lupus ban đỏ ở nữ giới cao gấp 10 lần nam giới. Đặc biệt nữ ở độ tuổi dậy thì, chưa sinh sản hoặc đang mang thai.
Yếu tố di truyền
Nếu người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ thì bản thân người đó cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gấp 20 lần người bình thường. Lupus ban đỏ hệ thống có mối liên hệ mật thiết về di truyền học, di truyền theo gia đình. Ở một vài tình huống hiếm hoi, người nhiễm lupus ban đỏ khi có nhiều gen được kích hoạt mầm bệnh bởi các yếu tố từ môi trường.
>>>>>Xem thêm: Bầu ăn chùm ngây được không? Một số loại rau mẹ cần tránh khi mang thai
Nguyên nhân dẫn tới lupus ban đỏ vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác.Do sự tương tác với thuốc
Tác nhân từ thuốc là một phản ứng ở những bệnh nhân đang điều trị các bệnh mãn tính. Lupus do thuốc có các triệu chứng tương tự với lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên các triệu chứng sẽ giảm dần khi ngừng sử dụng loại thuốc gây ra Lupus ban đỏ.
Các loại thuốc có nguy cơ gây ra lupus ban đỏ phổ biến như là: Phenytoin, Quinidine, Procainamide,…
4 loại thực phẩm người bệnh lupus ban đỏ nên tránh xa
Sau đây là các nhóm thực phẩm không tốt cho người mắc bệnh lupus ban đỏ. Cần có chế độ kiêng cử nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị.
Thịt đỏ
Người bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ cao mắc bệnh tim hơn bình thường. Trong thịt đỏ có chứa nhiều chất gây viêm, làm tình trạng bệnh thêm nặng nề như: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt dê,…
Các chất kích thích như rượu, bia
Trong rượu, bia có thành phần phản ứng với thuốc đặc trị lupus ban đỏ. Gây nguy cơ cao bị chảy máu và loét dạ dày. Bên cạnh đó bia và rượu còn làm giảm hiệu quả thuốc điều trị và tăng tác dụng phụ lên gan.
Thực phẩm chế biến sẵn
Trong thực phẩm chế biến sẵn thường có thêm muối, đường không tốt cho người mắc bệnh. Khi đã được chế biến sẵn và bảo quản lâu. Chúng đã bị mất đi các chất dinh dưỡng như vitamin, chất xơ,…
Các loại chất béo
Ăn nhiều chất béo sẽ làm gia tăng nồng độ Cholesterol cho người bệnh. Gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng. Một số thực phẩm có chứa các chất béo như: Thực phẩm làm từ sữa và chất béo, phô mai, bơ, kem,… và các đồ chiên như xúc xích, thịt đỏ.
Quá trình lupus ban đỏ không chỉ xảy ra một ngày hoặc hai ngày. Mà nó được kéo dài theo từng giai đoạn. Do đó chúng ta cần phải để ý về các biểu hiện khác thường trên cơ thể để kịp thời thăm khám và điều trị.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể