Sự chủ quan hoặc một số sự cố bất ngờ khiến nhiều người ráy tai bị chảy máu. Tình trạng này có nguy hiểm không? Liệu màng nhĩ có bị rách không? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Ráy tai bị chảy máu có sao không?
Ngoáy tai khi bị ngứa là thói quen của nhiều người. Theo ý kiến của các bác sĩ, đây là một điều không nên làm. Nếu chẳng may ráy tai bị chảy máu, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ thủng màng nhĩ, thính lực suy giảm. Chưa kể, chảy máu khi ráy tai còn khiến vùng da trong tai bị tổn thương, dễ viêm nhiễm.
Contents
Ngoáy tai bị chảy máu có sao không?
Có nhiều nguyên nhân khiến chảy máu tai sau khi ráy tai. Đó có thể là do bạn dùng lực quá mạnh hoặc các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. Chúng bao gồm:
Thủng màng nhĩ
Khi ráy tai bị chảy máu do thủng màng nhĩ, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau nhói trong tai, chảy máu tai, ù tai, buồn nôn, nôn, chóng mặt, thậm chí có thể mất thính lực.Nếu màng nhĩ chỉ bị rách đơn thuần, bạn có khả năng bị điếc nhẹ hoặc giảm thính lực. Nếu tai bị tổn thương sâu đến tai trong, người bệnh có thể bị điếc vĩnh viễn.
Thủng màng nhĩ khiến bệnh nhân chảy máu khi ráy tai
Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa cấp sẽ có những triệu chứng nhiễm khuẩn như kém ăn uống, sốt, đau nhức trong tai, nghe kém, ù tai. Màng nhĩ bị thủng sẽ khiến mủ thoát ra bên ngoài ống tai, các biểu hiện viêm tai giữa sẽ thuyên giảm.
Rách da ống tai ngoài
Thường xuyên ngoáy tai sẽ gây trầy xước, rách lớp da bảo vệ thành ống tai. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào bên trong dễ dàng gây viêm nhiễm ống tai. Nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh đi bơi ở vùng nước bẩn.
Khi ráy tai, bạn có thể vô tình đẩy khối ráy tai vào sâu trong ống tai ngoài, thậm chí đến sát màng nhĩ gây đau tai. Chưa kể, ráy tai cũng dẫn thêm nấm, ký sinh trùng từ ngoài môi trường tấn công vào da vùng ống tai.
Một trong những tai nạn thường gặp nhất của việc ráy tai chảy máu là do rách da ống tai ngoài. Trường hợp này dễ dàng khiến ống tai ngoài bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân bị chảy mủ, đau nhức tai, ù tai, nghe kém. Đã có nhiều bệnh nhân khi đến khám thì ống tai ngoài đã bị viêm tấy lan ra nửa mặt, xuất hiện máu lẫn nước mủ ở cửa tai.
Nhiễm trùng hoặc có dị vật trong tai
Tai nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tai là ráy tai bị chảy máu hoặc máu tự nhiên chảy ra, đau đầu, sốt, có mủ ở tai, giảm thính lực, sưng tai, ù tai…
Các vật nhỏ hoặc côn trùng không may lọt vào tai sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Điều này khiến họ dùng vật dụng để lấy dị vật ra, vô tình làm tai bị tổn thương chảy máu.
Dị vật kẹt trong tai gây tổn thương, chảy máu tai
Chấn thương
Dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại có thể gây ra tổn thương trong tai như xước, rách, có vết cắt. Tai sẽ bị chảy máu kèm theo cơn đau rát nhẹ ở vị trí bị chấn thương.
Một số chấn thương xảy ra ở vùng đầu cũng khiến tai bị chảy máu trong quá trình bạn lấy ráy tai. Các chấn thương chủ yếu là do ngã, tai nạn, chơi thể thao…Bên cạnh chảy máu khi ngoáy tai, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, hay quên…
Ráy tai bị chảy máu có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, nhiều người có thói quen dùng tăm bông hoặc các vật dụng khác để tự lấy ráy tai. Điều này dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như chảy máu, thủng màng nhĩ, mất thính lực tạm thời vô cùng nguy hiểm.
Trong một số trường hợp, vết thương do chảy máu tai có thể tự lành. Mặc dù vậy, chúng vẫn có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn như ù tai thường xuyên, giảm thính lực, điếc tai. Đã có hàng nghìn bệnh nhân bị suy giảm thính lực sau khi tự lấy ráy tai.
Chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn có thể không cần tự lấy ráy tai bởi chúng sẽ bị đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên thông qua hoạt động nhai của cơ hàm. Nếu bạn sử dụng tăm bông hoặc vật dụng ngoáy tai không đúng cách, ráy tai có nguy cơ bị đẩy vào sâu bên trong và bám chặt vào tai. Tình trạng này dễ khiến tai bị viêm nhiễm. Thường xuyên ngoáy tai còn dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm như ù tai, thủng màng nhĩ, viêm tai, điếc tai, giảm thính lực…
Tìm hiểu thêm: U xơ thần kinh mụn thịt là gì? Những thông tin cần biết
Ráy tai bị chảy máu khá nguy hiểmChẩn đoán tình trạng chảy máu khi ráy tai
Khi gặp phải tình trạng ráy tai bị chảy máu, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, chỉ định hướng xử lý phù hợp. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán theo các bước sau:
- Kiểm tra thể chất, đầu, tai, cổ, cổ họng để xem các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng chảy máu khi ráy tai. Nếu chảy máu xảy ra do chấn thương, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm hình ảnh để xác định mức độ chấn thương.
- Nếu chảy máu tai không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ dùng ống soi để nhìn vào bên trong tai, tìm kiếm các tổn thương, mảnh vỡ hay nguyên nhân khác.
- Chụp X – quang, CT nhằm xác định nguyên nhân chính xác gây chảy máu sau khi ráy tai để có phương pháp điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị ráy tai bị chảy máu
Sau khi đã chẩn đoán chảy máu khi ráy tai là do nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ thảo luận và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn. Một số cách điều trị tình trạng này có thể là:
>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị tăng huyết áp như thế nào? Nguyên tắc điều trị khi tăng huyết áp
Uống thuốc để điều trị chảy máu sau khi ráy tai- Uống thuốc: Nhiễm trùng tai gây chảy máu khi lấy ráy tai có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Phương pháp này có công dụng loại bỏ hiệu quả tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc xịt, thuốc giảm đau cũng được chỉ định để bệnh nhân giảm thiểu cảm giác đau khi tai bị chảy máu.
- Phương pháp ngoại khoa: Nếu dùng thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân sẽ được chỉ định biện pháp châm cứu, bấm huyệt ngoài tai, cộng hưởng âm thanh. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa, tiểu phẫu để loại bỏ tác nhân gây bệnh triệt để một cách an toàn.
Mong rằng những chia sẻ trên từ Kenshin đã giúp bạn có lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc ráy tai bị chảy máu phải làm sao. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể