Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em xảy ra khi trẻ có nhịp tim bất thường, đó có thể là nhịp tim quá nhanh, quá chậm, thêm nhịp hoặc bỏ nhịp. Trong bài viết này, Kenshin sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này. Do đó, hãy dành thời gian để theo dõi bài viết này bạn nhé.

Bạn đang đọc: Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn nhịp tim có thể vô hại hoặc có đôi khi lại rất nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ. Vậy rối loạn nhịp tim ở trẻ em là gì? Theo chân Kenshin tìm hiểu ngay nhé.

Tổng quan về tình trạng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Trên thực tế, rối loạn nhịp tim không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ em. Khi bị rối loạn nhịp tim, tim trẻ có thể đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc không đều. Hậu quả là ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu của tim từ đó khiến cho não, phổi cùng các cơ quan khác trong cơ thể không được cung cấp đủ máu để hoạt động và rất dễ bị tổn thương.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em được phân loại dựa trên vị trí khởi phát tình trạng này ở tâm thất hay tâm nhĩ hoặc liên quan đến việc tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều.

Dưới đây là một số loại rối loạn nhịp tim, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Nhịp tim quá nhanh: Nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ, hội chứng Wolff – Parkinson – White, nhịp nhanh thất.
  • Nhịp tim quá chậm: Hội chứng nút xoang, block tim độ cao.
  • Rối loạn nhịp tim di truyền: Hội chứng QT kéo dài, nhịp nhanh thất đa hình có liên quan Catecholamin.
  • Rối loạn nhịp lành tình: Nhịp nhanh xoang, co bóp nhĩ hoặc thất sớm.

Có thể thấy rằng, có rất nhiều dạng rối loạn nhịp tim, các rối loạn này có thể xảy ra đơn lẻ, vô hại và không cần điều trị, song trong một số trường hợp lại vô cùng nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể xuất hiện do phản ứng với các yếu tố bên ngoài như nhiễm trùng, sốt hoặc một số loại thuốc, song cũng có thể do các tổn thương thực thể tại tim, điển hình là khuyết tật tim bẩm sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhịp tim của trẻ có thể bị thay đổi trong một thời gian ngắn do trẻ chơi đùa, quấy khóc. Chính vì thế, khi trẻ có các biểu hiện bất thường về nhịp tim, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa tim mạch nhi để thăm khám.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể xuất hiện do phản ứng với các yếu tố bên ngoài

Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ

Trên thực tế, một số bệnh nhi có rối loạn nhịp tim nhưng lại không biểu hiện ra bất cứ triệu chứng nào. Một nhóm trẻ khác lại có một số triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, quấy khóc;
  • Tim đập nhanh;
  • Chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu;
  • Chán ăn, bỏ bú;
  • Khó thở.

Các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng, các triệu chứng của rối loạn nhịp tim ở trẻ em thường không điển hình và đặc biệt là rất dễ bị bỏ sót. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cũng như tư vấn hướng điều trị cho trẻ (nếu cần).

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2

Mệt mỏi và quấy khóc có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có rối loạn nhịp tim

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn nhịp tim ở trẻ em sẽ giúp trẻ tránh được các vấn đề sức khỏe không đáng có.

Chẩn đoán

Khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ, bạn đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử sức khỏe của bé và gia đình, tiếp đó là thăm dò các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng mà trẻ gặp phải đồng thời kết hợp kiểm tra cận lâm sàng để xác định chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim ở trẻ.

Một số thăm dò cận lâm sàng bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:

  • Điện tâm đồ: Giúp đánh giá hoạt động điện của tim. Điện tâm đồ bao gồm điện tâm đồ lúc nghỉ và điện tâm đồ gắng sức.
  • Đeo Holter theo dõi nhịp tim liên tục trong vòng 24 giờ: 24 giờ là thời gian tối thiểu để kiểm tra nhịp tim trong khi trẻ thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Nghiên cứu điện sinh lý: Đối với xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tiến hành luồn một ống nhỏ vào một mạch máu lớn ở cánh tay hoặc chân của trẻ sau đó di chuyển ống thông đến tim của trẻ, tìm ra loại tín hiệu điện bất thường gây rối loạn nhịp tim và vị trí của tín hiệu này.
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: Trường hợp trẻ thường xuyên ngất xỉu, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện nghiệm pháp này để có thể kiểm tra nhịp tim và huyết áp của trẻ khi thay đổi tư thế.
  • Một số thăm dò cận lâm sàng khác như siêu âm Doppler tim và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân cũng như đánh giá biến chứng của rối loạn nhịp tim.

Điều trị

Căn cứ vào sức khỏe chung của trẻ, nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhịp tim trẻ gặp phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Một số trẻ chỉ cần theo dõi, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Song bên cạnh đó, một số trường hợp khác lại cần phải điều trị bằng thuốc, thậm chí là can thiệp như:

  • Sử dụng thuốc: Nếu sử dụng thuốc có thể cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim thì trẻ không cần phải điều trị bổ trợ nào khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng không mong muốn, do vậy trẻ cần được theo dõi chặt chẽ.
  • Sốc điện chuyển nhịp tim: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác động đến các xung điện trong tim, giúp khôi phục nhịp tim trở lại như bình thường. Sốc điện tim thường được chỉ định trong trường hợp cấp cứu.
  • Đốt điện sinh lý bằng sóng cao tần: Phương pháp này liên quan đến việc đặt ống thông tim và sử dụng năng lượng cao tần để triệt đốt vị trí khởi phát rối loạn nhịp tim, được chỉ định trong điều trị các loại rối loạn nhịp tim nhanh không đáp ứng hoặc không thể dùng thuốc.
  • Sử dụng các thiết bị cấy ghép bao gồm máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cấy ghép. Trong đó, máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được đặt dưới da, tạo nhịp khi nhịp tim của trẻ quá chậm thông qua việc sử dụng xung điện. Máy khử rung tim cũng được đặt dưới da, sử dụng xung điện sốc chuyển nhịp khi trẻ có các cơn nhịp nhanh thất.
  • Phẫu thuật Maze: Liệu pháp phẫu thuật Maze được chỉ định trong trường hợp muốn điều chỉnh những bất thường trong tâm nhĩ. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch các đường ở tâm nhĩ trái và phải để ngăn các xung điện gây rung nhĩ.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3
Sử dụng thuốc là một trong các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Các biện pháp phòng rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Nếu trẻ có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp tim, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh các tác nhân có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim bằng cách thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, hoạt động thể chất đều đặn, kiểm soát tốt cân nặng cho trẻ…
  • Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng theo y lệnh thuốc của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Cho trẻ đi tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Cắt polyp thanh quản phải kiêng nói bao lâu?

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tái khám định kỳ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề rối loạn nhịp tim ở trẻ em mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm một lượng kiến thức lớn về chăm sóc bé. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và bình an.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *