Trong thai sản, sinh non là một trong những vấn đề thường gặp. Trẻ sinh non tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe và điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy sinh non 30 tuần có nuôi được không? Câu trả lời sẽ được Kenshin bật mí trong bài viết sức khỏe hôm nay.
Bạn đang đọc: Sinh non 30 tuần có nuôi được không? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà
Sinh non là gì? Sinh non 30 tuần có nuôi được không? Trẻ sinh non 30 tuần tiềm ẩn những nguy cơ nào? Cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần ra sao? Cùng Kenshin đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Tổng quan về tình trạng sinh non
Sinh non hay sinh thiếu tháng là thuật ngữ dùng để chỉ những đứa trẻ ra đời trước thời hạn phát triển bình thường trong tử cung và theo định nghĩa của WHO thì trẻ sinh non có tuổi thai từ 28 – 37 tuần.
Tại Hội nghị Y tế đầu tiên diễn ra vào năm 1984 đã có quy định rằng: Những trẻ mới sinh cân nặng dưới 2500g đều được coi là đẻ non. Trẻ có tuổi thai từ 21 – 28 tuần được gọi là quá non. Trẻ đẻ ra khi chưa được 20 tuần tuổi gọi là sảy thai.
Sinh non có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh non có thể do chuyển dạ non tự nhiên hoặc có chỉ định can thiệp chuyển dạ sớm, sinh mổ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non các mẹ bầu cần lưu ý có thể kể đến như:
- Mang thai con so khi còn quá trẻ (dưới 16 tuổi) hoặc khi đã lớn tuổi (trên 40 tuổi).
- Tiền sử sinh non, sảy thai hoặc phá thai.
- Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn.
- Mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa hoặc gặp các vấn đề sức khỏe thai kỳ như tiền sản giật, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu, nhiễm độc thai nghén…
- Bánh nhau có vấn đề, chẳng hạn như nhau thai bong sớm, nhau tiền đạo, suy bánh nhau…
- Mẹ có vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung như cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung…
- Lối sống thiếu khoa học và lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
- Bất thường về thai nhi như bất thường nhiễm sắc thể, đa thai, dị tật thai nhi, suy thai…
Trên thực tế, tất cả trẻ sinh non đều chưa có sự hoàn thiện về chức năng các cơ quan cũng như sự thiếu hụt dự trữ các chất trong cơ thể. Chính vì thế, khả năng thích nghi của trẻ sinh non với môi trường rất kém. Trẻ dễ mắc bệnh và tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chính vì thế, việc chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực cho trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu đời là vô cùng cần thiết.
Các kết quả thống kê của một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non sống sót lên đến 95% nếu như được chăm sóc tích cực ngay từ khi chào đời.
Sinh non 30 tuần có nuôi được không?
Bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh. Trong khi đó, trẻ sinh non 30 tuần tuổi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sức khỏe. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng liệu rằng sinh non 30 tuần có nuôi được không.
Theo các chuyên gia: Với sự phát triển của y học hiện đại thì trẻ sinh non 30 tuần hoàn toàn có thể nuôi được.
Trên thực tế, ngay khi trẻ sinh non 30 tuần chào đời, trẻ sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực tại phòng chăm sóc đặc biệt (NICU) của bệnh viện. Tại đây, dưới sự hỗ trợ của máy móc và theo dõi của nhân viên y tế, trẻ sẽ được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển của trẻ chẳng hạn như hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, truyền dịch qua đường tĩnh mạch, theo dõi huyết áp và nhịp tim…
Sự chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt này không chỉ giúp tạo nền tảng sức khỏe giúp trẻ sinh non 30 tuần có thể phát triển khỏe mạnh nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của trẻ sinh đủ tháng mà còn giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn do sinh non gây ra.
Khi tình trạng sức khỏe của trẻ đã ổn định, trẻ đạt được một số mốc phát triển cơ bản như đủ cân nặng, có thể tự thở được, không còn cơn ngừng thở, trẻ có thể bú được… các bác sĩ sẽ cho trẻ ra viện và về với gia đình.
Một số lưu ý cha mẹ cần nắm được khi chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại nhà
Sinh non 30 tuần có nuôi được không? Câu trả lời là có bạn nhé. Trẻ sinh non 30 tuần hoàn toàn có thể nuôi được.
Sau khi trẻ được xuất viện, tại nhà, bố mẹ chăm sóc trẻ như những trẻ sơ sinh bình thường khác. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý đến một số yếu tố như dinh dưỡng, vệ sinh, giữ ấm, tiêm phòng và đặc biệt là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám định kỳ hoặc ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường. Cụ thể:
Vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ
Về cơ bản, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Chính vì thế, trẻ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.
Để bảo vệ trẻ sinh non trước nguy cơ này, việc đảm bảo vệ sinh và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là vô cùng cần thiết. Lúc này, cha mẹ nên:
- Vệ sinh hàng ngày cho trẻ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Thường xuyên khử trùng các vật dụng, đồ dùng cá nhân, giường nệm, chăn màn, quần áo của trẻ.
- Trước khi tiếp xúc chăm sóc trẻ, cha mẹ nên rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, người mang mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp.
- Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
Dinh dưỡng
Trẻ sinh non nói chung và trẻ sinh non 30 tuần nói riêng cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần, mẹ cần nắm được một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau:
- Ưu tiên sữa mẹ: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể cho trẻ từ đó giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và tăng cường miễn dịch.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu, bú nhiều lần trong ngày: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ do vậy mà ở mỗi lần bú, trẻ sẽ chỉ bú được một lượng sữa nhỏ. Trong giai đoạn này, trẻ rất nhanh đói. Để đảm bảo trẻ bú đủ sữa và được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thì mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu và bú nhiều lần trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Bệnh dịch hạch có chữa được không? Những điều cần biết về bệnh dịch hạch
Giữ ấm cho trẻ
Trẻ sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, do đó khi chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại nhà, mẹ cần giữ ấm cho trẻ đúng cách, đặc biệt là vùng đầu, cổ, tay, chân và bụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ nên áp dụng phương pháp Kangaroo hay phương pháp chuột túi để giữ ấm cho trẻ. Bên cạnh việc điều hòa thân nhiệt cho trẻ, phương pháp tiếp xúc da kề da này còn mang đến rất nhiều lợi ích khác như giúp trẻ ngủ ngon hơn, ngăn ngừa các cơn ngừng thở sinh lý, điều hòa nhịp tim, kích thích não bộ và giác quan của trẻ phát triển…
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như: Trẻ bị sốt, trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nghi ngờ mắc bệnh lý nào đó, trẻ bú kém (lượng sữa giảm 50% so với bình thường ở mỗi lần bú), trẻ chững cân hoặc chậm tăng cân…
Ngoài ra, với trẻ sinh non, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ nên đưa con đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng quát đồng thời phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn (nếu có) và có hướng khắc phục sớm (nếu cần).
>>>>>Xem thêm: Chảy máu chân răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chủ đề trẻ sinh non 30 tuần mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn có thể giải đáp được thắc mắc sinh non 30 tuần có nuôi được không đồng thời nắm được một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại nhà. Cảm ơn bạn đã dõi theo bản tin sức khỏe hôm nay của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể