Sinh mổ và sinh thường là hai phương pháp sinh được áp dụng trong thời đại ngày nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng cơn đau vẫn có thể xảy ra ở bất kể phương pháp sinh nở nào. Vậy sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn?
Bạn đang đọc: Sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn?
Trong quá trình chuyển dạ, em bé có thể được sinh ra theo một trong hai cách: Sinh thường hoặc sinh mổ. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh nở nào phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng là sức khỏe của mẹ và sự an toàn của bé.
Tìm hiểu về phương pháp sinh thường và sinh mổ
Sinh thường còn gọi là sinh tự nhiên là hình thức sinh con qua đường âm đạo không cần đến sự hỗ trợ của dụng cụ giúp sinh. Khi người mẹ sinh con, cổ tử cung từ từ giãn ra, mở và ngắn từ từ. Các cơn co thắt của tử cung ngày càng nhanh, đều và mạnh hơn, giúp đầu thai nhi dần di chuyển về phía cửa âm đạo. Sau các cơn rặn của người mẹ, đứa bé đã chính thức chào đời.
Để giảm đau khi chuyển dạ, một số phụ nữ dùng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là thuốc gây tê ngoài màng cứng. Trong một ca sinh nở thường, tổng thời gian từ khi chuyển dạ đến khi sinh con là 12 đến 14 giờ đối với người lần đầu làm mẹ, những lần sinh nở tiếp theo thời gian sẽ ngắn hơn.
Trong khi đó, sinh mổ là một thủ thuật xâm lấn trong đó em bé được lấy ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10cm ở vùng bụng dưới, vào tử cung người mẹ rồi lấy em bé và nhau thai ra. Hầu hết các ca sinh mổ được thực hiện khi người mẹ còn tỉnh. Nếu sinh ngã âm đạo chuyển sang sinh mổ, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống hoặc tiếp tục gây tê ngoài màng cứng để gây tê nửa người dưới đến 2 chân nhằm giảm đau khi chuyển dạ. Một ca sinh mổ kéo dài khoảng 45 phút từ lúc đầu đến khi kết thúc, em bé được sinh ra trong vòng 10 đến 15 phút đầu tiên.
Trong một số trường hợp, việc sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước. Đó là khi người mẹ gặp một số vấn đề về sinh sản khiến lợi ích của sinh mổ lớn hơn sinh thường như khung chậu hẹp, tiền sản giật nặng, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhiễm trùng đường âm đạo đang diễn tiến…
Trong một số trường hợp, mổ lấy thai không được lên kế hoạch trước mà được yêu cầu vì những lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, con hoặc cả hai như: Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ ngưng tiến triển hay vì tim thai suy, bất xứng đầu chậu… Một nguyên nhân khác có thể là do người bệnh mong muốn và quyết định chọn phương pháp sinh mổ.
Mặc dù hầu hết các ca sinh mổ đều tương đối an toàn nhưng chúng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với sinh thường.
Sinh thường và sinh mổ, cái nào đau hơn?
Nhiều mẹ bầu cho rằng sinh mổ là tiêm thuốc tê nên khi sinh mổ sẽ khó có cảm giác gì, nếu sợ đau thì sinh mổ là lựa chọn tốt nhất. Nhưng đó là một sai lầm. Thực tế, dù là sinh mổ hay sinh thường, người mẹ đều phải chịu đựng đau đớn, sự khác biệt chỉ là thời gian và mức độ.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của ngộ độc digitalis và phương pháp điều trị
Đối với những mẹ sinh mổ, tuy không cần phải chịu cơ đau khi sinh nhưng khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ cảm thấy rất đau ở vết mổ. Khi sinh thường, mẹ sẽ cảm thấy đau nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng sau khi sinh.
Nếu thể trạng mẹ ổn định, thai nhi phát triển bình thường thì mẹ vẫn nên chọn phương pháp sinh tự nhiên.
Mổ lấy thai có thể gây ra nhiều biến chứng sau sinh cho mẹ, đồng thời bé cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bé sinh thường. Với sinh thường, mẹ bầu không phải lo lắng về ảnh hưởng của thuốc tê đến sức khỏe mẹ và thai nhi hay ảnh hưởng đến việc tiết sữa sau sinh. Sinh thường giúp quá trình phục hồi sau sinh của mẹ diễn ra nhanh hơn và giảm thiểu các nguy cơ như băng huyết sau sinh, tử cung co hồi chậm, nhiễm trùng…
Ngoài ra, khi mẹ sinh thường, cơ thể mẹ tiết ra endorphins có tác động tích cực đến khả năng thích ứng của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ: Chất dịch được lấy ra khỏi phổi, tăng cường hormone, chức năng phổi được hỗ trợ, nhờ đó bé sinh thường ít nguy cơ bị ngạt thở hơn so với trẻ sinh mổ.
Sản phụ nên sinh thường hay sinh mổ?
Sinh thường có nhiều lợi ích hơn so với sinh mổ. Vì vậy, các bác sĩ luôn ưu tiên sinh thường ở phụ nữ mang thai trừ khi có lý do phải mổ lấy thai, chẳng hạn như:
- Chuyển dạ kéo dài: Điều này thường xảy ra nếu cổ tử cung không giãn đủ, mặc dù các cơn co tử cung đã diễn ra trong vài giờ.
- Rối loạn cơn gò khi chuyển dạ như: Tử cung co bóp mạnh dẫn đến suy thai hoặc có nguy cơ vỡ tử cung nếu không chuyển sang mổ lấy thai. Tử cung co bóp yếu không đáp ứng với thuốc tăng cường co bóp, dẫn đến chuyển dạ kéo dài và ngừng tiến triển.
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Phụ nữ mang thai đã từng phẫu thuật tử cung trước đó như mổ lấy thai, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
- Phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh lý như tiểu đường, tiền sản giật hoặc các vấn đề về đông máu. Nếu sản phụ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn rộp, lậu, mụn cóc sinh dục thì khi chuyển dạ cũng nên sinh mổ.
>>>>>Xem thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
- Đối với phụ nữ mang đa thai, vị trí thai nhi và buồng ối không thuận lợi cho việc sinh nở qua đường âm đạo.
- Vị trí thai nhi bất thường.
- Sa dây rốn: Một vòng dây rốn đi qua cổ tử cung và vào ống sinh, gây thiếu máu và oxy cho thai nhi.
Qua những chia sẻ trên hy vọng các bạn có thể có được những kiến thức hữu ích và giải đáp được thắc mắc sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn. Dù quyết định chọn phương pháp sinh nở nào, bạn cũng cần phải hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình sinh nở để giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Xem thêm:
- Mẹ sinh thường xong bao lâu đi đại tiện được?
- Sinh thường bao lâu thì quan hệ được?
- Cách giảm đau khi sinh thường mà mẹ bầu cần biết
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể