Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có một số lý do mà trẻ phải uống sữa công thức hoặc vừa bú sữa mẹ vừa bổ sung thêm sữa công thức. Vậy sữa công thức pha để được bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ cần được giải đáp.
Bạn đang đọc: Sữa pha cho trẻ sơ sinh để được bao lâu thì an toàn?
Có những lúc cha mẹ phải chuẩn bị pha sữa cho con trước cữ bú hoặc khi cần phải đi xa nên cần biết pha sữa cho trẻ sơ sinh để được bao lâu thì an toàn. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé!
Contents
Sữa công thức là gì?
Sản phẩm sữa công thức được làm từ sữa động vật và được xử lý qua dây chuyền sản xuất nhằm bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi sản phẩm sữa đã qua quá trình xử lý sẽ giúp cho việc bảo quản được tốt hơn và lâu hơn có thể vận chuyển đi xa.
Sữa pha cho trẻ sơ sinh để được bao lâu còn uống được?
Thành phần chính của sữa công thức là protein, chất béo, carbohydrate, canxi, chất khoáng… Tùy từng đối tượng và loại sữa sẽ có công thức sữa khác nhau phù hợp với từng đối tượng.
Sữa công thức chủ yếu ở 3 dạng cơ bản như sữa công thức dạng bột, sữa công thức pha sẵn và sữa cô đặc.
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Khi trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khi đói trẻ được bú trực tiếp từ nguồn sữa mẹ không cần phải pha chế đó là dòng sữa tươi. Đối với trẻ sơ sinh, vì lý do nào đó trẻ bú sữa công thức thì cũng nên pha đúng tiêu chuẩn, pha xong cho trẻ bú liền. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể làm được như vậy. Vậy khi cần ra ngoài thì nên sử dụng bình ủ để ủ sữa cho trẻ. Khi pha sữa công thức cho trẻ, cần pha ½ nước sôi và ½ nước để nguội. Đối với mỗi loại sữa sẽ có cách pha khác nhau đều có hướng dẫn trên vỏ hộp.
Sữa công thức pha xong để ở nhiệt độ phòng chỉ tối đa 2 giờ. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian được lâu hơn, tối đa 24 giờ. Khi pha sữa cho trẻ uống nhưng không hết, chỗ sữa dư thừa mẹ nên uống hết hoặc đổ bỏ chứ không nên để lại kể cả bảo quản tủ lạnh. Phần sữa dư sau khi trẻ bú đã không còn sạch nữa vì đã dính nước bọt của trẻ.
Thời gian này mẹ cần theo dõi để biết liều lượng mỗi cữ bú của trẻ và pha đúng theo nhu cầu của trẻ. Tránh tình trạng pha sữa dư thừa rồi lại cất đi cho trẻ bú ở lần sau. Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất yếu nên để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ không nên để trẻ dùng sữa đã pha sau 2 giờ. Việc tránh nhiễm khuẩn giúp trẻ bảo vệ sức khỏe. Bởi vì nếu để sữa lâu có thể nhiễm khuẩn và đặc biệt là vi khuẩn Crono. Đây là loại vi khuẩn có thể khiến trẻ bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết.
Để đảm bảo chất lượng và hương vị và độ ngon của sữa cũng như giữ được thành phần trong sữa cần tuân thủ cách pha sữa được hướng dẫn trên vỏ hộp.
Pha sữa cho trẻ sơ sinh để được bao lâu phụ thuộc vào nhiệt độ nước
Có một điều mà khi pha sữa cho con cần chú ý là nhiệt độ của nước pha. Yếu tố này khá quan trọng vì vừa đảm bảo giữ được thành phần và tăng độ ngon của sữa. Mỗi một loại sữa khác nhau các nhà sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể. Có loại sữa chỉ có thể hòa tan hết khi ở nhiệt độ trên 70 độ C, nhưng cũng có loại chỉ pha ở nhiệt độ 50 độ C để giữ được dưỡng chất.
Tìm hiểu thêm: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Khi nào ốm nghén kết thúc?
Nên pha sữa công thức đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuấtCác nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, pha sữa công thức ở nhiệt độ nước 60 – 80 độ C một số thành phần trong sữa sẽ bị biến chất. Thành phần chủ yếu của sữa công thức là protein, đường nho, lúa mì, mỡ… Vì vậy nếu pha sữa ở nhiệt độ cao một số thành phần dinh dưỡng bị phân giải trẻ không thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất đó.
Các bước pha sữa công thức chuẩn nhất
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc bảo quản sữa là các bước pha sữa. Khi pha sữa phải đảm bảo tay sạch. Bình sữa phải được tiệt trùng cả núm vú.
Đun nước sôi để nước ấm đến khoảng 40 – 50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình sữa. Múc lượng sữa bột trong hộp theo chỉ dẫn đổ vào bình nước vừa chuẩn bị. Lắc đều lên cho sữa tan hết, nắp phần núm vú cao su vào rồi xoáy chặt lại. Kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay, nếu thấy vừa ấm thì có thể cho trẻ uống được. Nếu thấy hơi nóng thì nên làm nguội bớt chút nữa hãy cho trẻ uống.
Cách bảo quản sữa công thức đã pha
Đối với bất kỳ các loại thực phẩm nói chung để đảm bảo lượng dinh dưỡng và an toàn cho người sử dụng cần phải bảo quản. Đối với sữa cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ cũng vậy cần phải được bảo quản đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Ù tai giảm thính lực là bệnh gì?
Sữa pha rồi có thể ủ trong bình thời gian 4 giờCó một số cách giúp bảo quản sữa công thức đã pha rồi. Trước khi pha sữa đảm bảo dụng cụ phải sạch, sau khi pha sữa xong chưa dùng tới phải bảo quản trong tủ lạnh. Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh có thể bảo quản được tối đa 24 giờ. Trước khi lấy sữa bảo quản trong tủ lạnh ra cần phải kiểm tra xem còn sử dụng được hay không trước khi cho trẻ bú để đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi sữa lấy trong tủ lạnh ra không cần làm nóng mà chỉ cần để ra ngoài nhiệt độ phòng sau đó làm ấm bằng cách cho vào bát nước nóng đến khi vừa uống. Đặc biệt không nên hâm sữa bằng lò vi sóng.
Khi cần phải đi ra ngoài thì nên có biện pháp ủ sữa bằng phương pháp lạnh hoặc nóng. Có thể bỏ bình sữa giữ trong túi đá hoặc cho vào bình ủ sữa và có thể cho trẻ dùng trong vòng 4 giờ.
Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh phải đậy nắp kín. Không được pha sữa nhiều hơn hay ít hơn so với chỉ dẫn trên bao bì. Không được bổ sung thành phần khác vào sữa nếu không có chỉ định của bác sĩ. Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch để múc sữa. Khi đã mở nắp hộp sữa nên sử dụng hết trong vòng một tháng, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát và đậy chặt nắp hộp sữa.
Các mẹ cần nhớ hai điều về pha sữa cho trẻ sơ sinh để được bao lâu là sau khi pha để nhiệt độ phòng không quá 2 giờ và bảo quản tủ lạnh không quá 24 giờ. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giải tỏa được những thắc mắc về việc pha sữa và bảo quản sữa cho các bà mẹ trẻ.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể