Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một bệnh khớp tự miễn thuộc nhóm viêm cột sống huyết thanh âm tính và gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, từ hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa đến các khớp lớn ở các chi. Ngoài những yếu tố cốt lõi gây nên bệnh thì mới đây một vài nghiên cứu đã cho thấy tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến vẫn có thể khiến bệnh trở nặng mặc dù quá trình điều trị đang diễn biến tốt.

Bạn đang đọc: Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Liệu với sự tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến có làm cho bệnh trở nặng không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi biết đến vấn đề này. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 0,3-1% dân số mắc bệnh và tần suất nhiễm mới là khoảng 3,4-8 trên 100.000 người. Hơn nữa, khoảng 6-42% các bệnh này là do biến chứng của bệnh vảy nến. Viêm khớp vảy nến có thể bắt đầu từ 10 đến 12 năm sau khi bị tổn thương da hoặc có thể xảy ra cùng lúc. Vậy viêm khớp vảy nến là gì và yếu tố tâm lý tác động đến nó ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic Arthritis – PsA) là một bệnh viêm khớp xảy ra ở một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Viêm khớp vảy nến là một bệnh viêm khớp tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Chính những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch này đã gây ra tình trạng viêm ở khớp và sản xuất quá mức các tế bào trên da.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh vảy nến thường phát sinh từ các tổn thương da, chẳng hạn như phát ban đỏ, có vảy xuất hiện các khớp trên cơ thể. Tương tự như viêm khớp dạng thấp, căn bệnh này khiến các khớp có cảm giác đau, sưng và nóng khi chạm vào. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Sưng ngón tay, ngón chân: Bệnh nhân có thể bị đau và sưng ở ngón tay, ngón chân, điều này cũng có thể dẫn đến biến dạng các chi. Đau ở những vùng gân và dây chằng bám vào xương, đặc biệt là mặt trong bàn chân và mặt sau gót chân (viêm gân Achilles).
  • Đau lưng dưới: Trong một số trường hợp, bệnh tiến triển gây ra các triệu chứng viêm cột sống, còn gọi là viêm cột sống dính khớp.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, từ ngón tay, cột sống đến hệ tiêu hóa và có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến. Các biện pháp can thiệp chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc và giảm các biến chứng nguy hiểm về cơ xương khớp.

Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến 1

Viêm khớp vảy nến là một bệnh viêm khớp tự miễn

Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Theo những phát hiện gần đây, những người có tiền sử trầm cảm đang bị viêm khớp vẩy nến (PsA) cho biết họ bị đau dai dẳng ở khớp hơn sau khi bắt đầu điều trị so với những người không có tiền sử vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu mới này được thực hiện để điều tra nguyên nhân gây đau khớp dai dẳng ở những người mà tình trạng viêm dường như được kiểm soát sau khi điều trị. Và họ phát hiện ra rằng, trầm cảm có thể khiến tình trạng đau khớp kéo dài dai dẳng mặc dù tình trạng viêm khớp đang được điều trị và kiểm soát. Cụ thể, nghiên cứu này được dẫn dắt bởi Rebecca H. Haberman, Khoa Thấp khớp, Trường Y Grossman thuộc Đại học New York. Haberman và cộng sự thừa nhận trong các nghiên cứu trước đây rằng: Có tới 50% bệnh nhân PsA bị đau dai dẳng ngay cả khi tình trạng viêm được kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu là do các nguyên nhân không gây viêm, chẳng hạn như căng thẳng tâm lý, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ và bệnh trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng họ có điểm sức khỏe tâm thần tổng thể thấp hơn ở những người tham gia được ghi nhận là bị đau dai dẳng do yếu tố gây viêm, từ đó cho thấy các vấn đề về sức khỏe tâm thần có mối tương quan với bệnh viêm khớp vảy nến. Những bệnh nhân PsA có thể có nồng độ cytokine gây viêm trong máu tăng cao. Những cytokine này có thể góp phần gây trầm cảm bằng cách làm giảm mức độ của một số chất trong não. Từ đó cho thấy, người bệnh viêm khớp vảy nến sẽ phải chịu cơn đau dai dẳng, điều này có liên quan đến những hậu quả tiêu cực, tác động đáng kể đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và sức khỏe tinh thần. Và căn bệnh trầm cảm đi kèm là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra chứng đau khớp dai dẳng ở bệnh PsA sau khi điều trị.

Tìm hiểu thêm: Chấn thương dây chằng khuỷu tay: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến 2
Trầm cảm là một trong những tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Phương pháp hạn chế diễn tiến của viêm khớp vảy nến

Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp vẩy nến, vì vậy tất cả những gì chúng ta có thể làm là hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp bằng các hoạt động như:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và liên hệ với bác sĩ nếu thuốc không làm giảm đau khớp, sưng khớp hoặc bệnh vẩy nến.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 20 đến 30 phút.
  • Bảo vệ khớp xương của mình khi thay đổi công việc hoặc các loại hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến khớp xương.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ ngăn ngừa căng thẳng quá mức lên khớp, giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn.
  • Tập yoga và thiền để giảm đau và mệt mỏi.

Các bác sĩ điều trị thường khuyên bệnh nhân tham gia một quá trình điều trị kèm trị liệu tâm lý để giúp bệnh thuyên giảm.

  • Nói chuyện với người khác: Gặp gỡ mọi người thường xuyên có thể giúp bệnh nhân chống lại cảm giác cô đơn.
  • Bổ sung vitamin D: Uống viên vitamin D và bôi kem dưỡng da có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vẩy nến.
  • Đối phó với căng thẳng: Hãy nghỉ ngơi 10 phút mỗi ngày và sử dụng thời gian đó để tập thể dục. Bạn có thể lựa chọn các hình thức như thiền hoặc các bài tập thở đơn giản. Đồng thời, suy nghĩ tích cực trước khi đi ngủ.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng mức serotonin trong não làm hạn chế sản sinh chất gây viêm.

Lưu ý, khi điều trị, điều quan trọng nhất là phải phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể dẫn đến tàn tật.

Tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến 3

>>>>>Xem thêm: Top 9 kem trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay

Thiền là một trong những phương pháp đối phó với căng thẳng

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được những tác động của các yếu tố tâm lý đối với bệnh viêm khớp vảy nến, từ đó có những phương pháp phòng ngừa sự tiến triển của bệnh hiệu quả. Nếu lo lắng về trầm cảm có thể khiến tình trạng đau khớp kéo dài dai dẳng thì bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn về phương pháp và chiến lược điều trị thích hợp. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *