Tế bào Ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào Ascus?

Xét nghiệm Pap được gọi là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nếu trên cổ tử cung có bất kỳ sự thay đổi tế bào bất thường đều có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Một trong những phát hiện bất thường hay xảy ra nhất là tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định hay Ascus. Vậy tế bào Ascus có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Tế bào Ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào Ascus?

Khi phát hiện tế bào Ascus không có nghĩa là bạn đang hoặc sẽ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, tế bào Ascus biểu thị rằng cơ thể đang có những thay đổi trong tế bào nên cần được kiểm tra và theo dõi sức khỏe. Tế bào Ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào Ascus? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để biết câu trả lời nhé!

Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap bao gồm việc thu thập các tế bào từ âm đạo, cổ tử cung và ở phía trên âm đạo. Nó thường được thực hiện đồng thời với khám vùng chậu. Xét nghiệm Pap có tác dụng tìm kiếm những tế bào thay đổi thất thường có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung, đây cũng là phương pháp kiểm tra tiền ung thư.

Ung thư cổ tử cung thường do virus HPV (virus u nhú) gây ra. Virus HPV ở người là một bệnh được lây truyền qua đường tình dục và nó thường phổ biến ở nữ giới, gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Chủng HPV chia ra thành nhiều loại, tuy nhiên chỉ có một số chủng nhất định có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV được thực hiện để tìm những chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư và có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap. Người ta cũng có thể thực hiện xét nghiệm HPV trên mẫu Pap sau khi được gửi đến phòng thí nghiệm.

Tế bào ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào ascus? 1

Xét nghiệm Pap là việc thu thập các tế bào từ âm đạo và cổ tử cung

Kết quả xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap có tế bào Ascus có nguy hiểm không? Kết quả xét nghiệm Pap như thế nào thì được coi là bình thường? Khi xét nghiệm Pap cho ra kết quả bình thường, bác sĩ sẽ xem xét thêm kết quả xét nghiệm HPV hoặc đề xuất người bệnh làm thêm xét nghiệm HPV nếu như việc này chưa được thực hiện trước đó. Kết quả được cho là bình thường nếu cả xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính, khi đó bạn sẽ không cần làm thêm xét nghiệm nào khác cho đến khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiếp theo. Thời gian là xét nghiệm hoặc đồng xét nghiệm HPV thường là 5 năm.

Trường hợp xét nghiệm Pap cho ra kết quả bình thường, tuy nhiên kết quả xét nghiệm HPV lại cho ra kết luận dương tính thì bạn sẽ phải tiến hành thêm một số kiểm tra khác trước khi đưa ra kết quả cuối cùng. Trên thực tế, kết quả này chỉ mang tính chất tạm thời, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng HPV, tuy nhiên tỷ lệ lớn thường tự khỏi mà không có bất thường nào liên quan đến ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, những kết quả này cũng có thể là âm tính giả (kết quả xét nghiệm không xác định được tình trạng bệnh có tồn tại), mẫu xét nghiệm Pap không phát hiện được vùng tế bào bất thường.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, đối với phụ nữ trên 30 tuổi có dương tính với HPV và kết quả xét nghiệm Pap bình thường thì lên làm xét nghiệm lặp lại 1 lần/1 năm. Nếu kết quả xét nghiệm lại dương tính với HPV và có bất thường trong xét nghiệm Pap thì nên thực hiện soi cổ tử cung để kiểm tra chặt chẽ cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

Tế bào ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào ascus? 2

Nên làm xét nghiệm lại 5 năm 1 lần kể cả khi kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường

Xét nghiệm Pap có tế bào Ascus có nguy hiểm không?

Xét nghiệm Pap dương tính khi phát hiện các tế bào bất thường hay các tế bào Ascus. Vậy tế bào Ascus có nguy hiểm không? Kết quả Pap dương tính, không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung. Kết quả xét nghiệm Pap bất thường được chia thành nhiều loại:

Tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định (Ascus)

Tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định (Ascus) là phát hiện bất thường phổ biến nhất từ kết quả xét nghiệm Pap. Điều này có nghĩa là một số tế bào từ xét nghiệm phết tế bào Pap trông không hoàn toàn bình thường nhưng cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán cho một tổn thương, do đó đây được coi là một vùng mô bất thường.

Vậy xét nghiệm phát hiện tế bào Ascus có nguy hiểm không? Theo các nhà nghiên cứu, Ascus không phải là ung thư hoặc tiền ung thư và nó cũng không phải là yếu tố dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những thay đổi do tế bào Ascus hình thành vẫn cần được kiểm tra và theo dõi thêm.

Tế bào Ascus xuất hiện và có sự thay đổi có thể là nguyên nhân xuất phát từ HPV hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm nấm âm đạo, polyp hoặc u nang cổ tử cung, các tình trạng gây kích ứng hay viêm âm đạo gây ra. Nồng độ hormone thấp ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể gây ra sự xuất hiện của tế bào Ascus.

Khi xét nghiệm Pap có xuất hiện bất thường của tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định bác sĩ có thể cho bạn thực hiện lại xét nghiệm Pap hoặc làm thêm các xét nghiệm sinh thiết khác để xác định rõ tình trạng cơ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị nếu có vấn đề.

Tìm hiểu thêm: Vôi hóa đốt sống cổ là gì? Có nguy hiểm không?

Tế bào ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào ascus? 3
Tế bào Ascus có nguy hiểm không? Tế bào Ascus là sự bất thường trong xét nghiệm Pap

Tổn thương trong biểu mô vảy (SIL)

Tổn thương trong biểu mô vảy (SIL) là sự xuất hiện một vùng tế bào bất thường hình thành trên bề mặt cổ tử cung. Khác với tế bào Ascus không gây ra tình trạng nghiêm trọng, SIL có thể được coi là tiền ung thư hay đây còn được gọi là chứng loạn sản. SIL được phân thành 2 loại:

  • Tổn thương trong biểu mô vảy mức độ thấp (LSIL): Trường hợp này khá phổ biến và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Tổn thương trong biểu mô vảy mức độ cao (HSIL): Loại này có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

Tế bào tuyến không điển hình (AGC)

Các tế bào tuyến không điển hình (AGC) được phát hiện khi các tế bào tiết chất nhầy từ phần bên trong cổ tử cung hoặc niêm mạc tử cung có những biểu hiện thay đổi bất thường nhưng không phải là đặc điểm của bệnh ung thư cổ tử cung. AGC có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung nhưng nó cũng có thể là do một số tình trạng phản ứng (chấn thương, vòng tránh thai hoặc phóng xạ) hoặc viêm nhiễm (viêm cổ tử cung) gây ra.

Làm gì khi phát hiện bất thường trong xét nghiệm Pap?

Khi phát hiện ra những bất thường trong xét nghiệm Pap bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân theo dõi thêm tình trạng sức khỏe và làm một số kiểm tra khác để đưa ra kết luận cuối cùng:

  • Kiểm tra phản xạ;
  • Làm xét nghiệm HPV, kiểm tra và tìm kiếm loại virus chính gây bệnh ung thư cổ tử cung;
  • Làm lại xét nghiệm Pap;
  • Soi cổ tử cung, sinh thiết và lấy mẫu nội tiết;
  • Lấy mẫu nội mạc tử cung.

Tế bào ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào ascus? 4

>>>>>Xem thêm: Các loại vitamin tăng đề kháng cho bé mà mẹ không nên bỏ qua

Làm thêm xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung, sinh thiết khi phát hiện bất thường trong Pap

Nếu xét nghiệm Pap hoặc HPV có phát hiện ra những bất thường thì việc theo dõi, điều trị và thay đổi lối sống khoa học là điều cần thiết để tránh làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, những bất thường trong xét nghiệm Pap hoặc HPV thường không gây nguy hiểm, tỷ lệ ung thư thấp. Do đó bạn không cần quá lo lắng khi kết quả xét nghiệm có bất thường về sự xuất hiện của tế bào Ascus. Trên đây là những thông tin về bài viết “Tế bào Ascus có nguy hiểm không? Làm gì khi xét nghiệm Pap có tế bào Ascus?” mà Kenshin chia sẻ cho bạn. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và đừng quên tìm đọc thêm những bài viết về sức khỏe trên trang web của Kenshin.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *