Lens hay kính áp tròng được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ của mắt, vừa làm tăng tính thẩm mỹ lại giúp người đeo có tầm nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người khi đeo kính áp tròng bị đỏ mắt, hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trên nhé!
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Tại sao đeo lens bị đỏ mắt?
Kính áp tròng hay còn được gọi là lens là loại kính có khả năng ôm sát vào giác mạc, hình chảo và có độ cong phù hợp với giác mạc. Khi lens bám sát vào giác mạc, sẽ xảy ra hiện tượng tách nước mắt ra làm hai, có một lớp nước mỏng ngăn cách giữa kính và bề mặt giác mạc, giúp kính có thể di chuyển dễ dàng theo chuyển động của mắt. Lớp nước này sẽ thay mới liên tục bởi nước mắt và làm giảm nguy cơ bám đọng vi khuẩn. Bên cạnh đó, lớp nước nằm giữa giác mạc và kính còn giúp bôi trơn và giảm gây ra trầy xước giác mạc.
Kính được làm từ những chất liệu tổng hợp với sự đảm bảo chức năng sinh lý bình thường của mắt. Hiện nay, việc đeo kính áp tròng đã không còn xa lạ gì với giới trẻ. Tuy nhiên hiện tượng đeo loại kính này bị đỏ mắt khiến nhiều bạn vô cùng lo lắng và e ngại khi sử dụng.
Contents
Có những loại lens nào?
Lens ngoài việc mang lại sự tiện dụng và thời trang… còn được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị và viễn thị… Với thị trường đa dạng hiện nay, có rất nhiều loại kính áp tròng với nhiều công dụng, màu sắc, mẫu mã khác nhau tùy theo mục đích của người sử dụng. Không ai phủ nhận việc sử dụng kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp người đeo kính có tầm nhìn tốt hơn và bao quát hơn. Dưới đây là một số loại kính áp tròng thường được người sử dụng chọn lựa:
- Loại kính áp tròng mềm: Hay còn gọi là kính tiếp xúc mềm hay kính thấm nước… Với tác dụng ngậm nước, kính áp tròng loại mềm này có chứa 40 – 80% là nước, giúp thẩm thấu oxygen và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
- Loại kính áp tròng cứng: Kính có kích thước nhỏ được làm bằng nguyên liệu LRPO, có khả năng tăng mức độ thẩm thấu oxygen và phù hợp với giác mạc.
- Kính áp tròng dùng hằng ngày: Loại kính có hạn sử dụng trong ngày, thích hợp với người chỉ đeo lens trong trường hợp cần thiết.
- Kính áp tròng dùng hàng tháng: Làm từ chất liệu silicone hydrogel có tác dụng giúp tăng tính thấm oxy cho giác mạc.
- Kính áp tròng đổi màu mắt: Có khả năng làm đổi màu tròng mắt phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
- Kính áp tròng bảo vệ mắt: Có tác dụng chống lại các tác hại của tia UV.
Có rất nhiều loại kính áp tròng với nhiều công dụng, màu sắc, mẫu mã khác nhau
Tại sao đeo lens hay bị đỏ mắt?
Đeo lens bị đỏ mắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể sẽ được liệt kê chi tiết dưới đây:
Do giác mạc thiếu oxy
Đây là trường hợp khi bạn dùng loại lens được làm từ chất liệu thông thường và không đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc. Nếu như bạn bị cận thị nặng thì lens sẽ càng dày, từ đó lượng oxy được cung cấp cho mắt sẽ ít đi. Trường hợp giác mạc thiếu oxy sẽ gây ra đỏ mắt, khô mắt, lúc này bạn nên lựa chọn loại lens được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để giúp mắt có thể dễ dàng trao đổi oxy. Không những thế, việc đeo kính áp tròng trong khoảng thời dài cũng sẽ khiến giác mạc ít nhận được trao đổi oxy và làm cho mắt bị đỏ.
Tân mạch giác mạc
Tân mạch giác mạc là triệu chứng mắt xuất hiện vùng rìa cực trên giác mạc, từ đó khiến mắt bị đỏ và nhức. Nếu bạn phát hiện phần tân mạch có xuất hiện trong nhu mô giác mạc, hãy nhanh chóng tháo kính áp tròng ngay lập tức. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải sử dụng kính áp tròng, bạn nên chọn loại có độ thẩm thấu oxy cao.
Viêm giác mạc
Quá trình bảo quản lens không đúng cách có thể khiến kính bị nhiễm vi khuẩn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với mắt gây ra hiện tượng viêm giác mạc.
Tìm hiểu thêm: Turmeric Root là gì? Bất ngờ với tác dụng độc đáo của củ nghệ
Đeo lens bị đỏ mắt là tình trạng phổ biến thường xảy ra với nhiều ngườiCách phòng ngừa hiện tượng đỏ mắt khi đeo lens
Khi biết được nguyên nhân tại sao đeo lens bị đỏ mắt hoặc thậm chí nhức mắt, khô mắt…, chúng ta cần có cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất:
- Lens mới mua về nên được ngâm đủ 6 – 8 tiếng trước khi đeo với dung dịch ngâm lens chuyên dụng rồi mới được sử dụng.
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo lens và không nên để móng tay quá sắc nhọn sẽ là nơi sinh sôi lý tưởng của nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Nên đeo lens bằng dụng cụ đeo chuyên dụng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Không đeo lens trong môi trường quá khắc nghiệt như có nhiều bụi, khói, ô nhiễm và nơi có thời tiết nóng bức.
- Sau khi sử dụng xong lens, cần vệ sinh sạch sẽ và bảo quản đúng cách trong dung dịch ngâm chuyên dụng.
- Các dụng cụ đựng lens cũng phải luôn phải giữ sạch sẽ và nên thay mới nước ngâm 2 ngày một lần để loại bỏ được các vi khuẩn có trong lens.
- Trước, sau và trong khi đeo lens, nên nhỏ nước nhỏ mắt để mắt không bị khô, rát và giúp mắt thư giãn hơn.
- Nên sử dụng loại lens được làm từ chất liệu có độ thẩm thấu oxy cao như Silicone Hydrogel để mắt được trao đổi oxy tốt nhất.
- Nên trang bị kính bảo vệ khi ra đường nhằm chắn gió, bụi.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp mở thông dạ dày qua nội soi
Nắm được cách phòng ngừa giúp hạn chế tình trạng đỏ mắt khi đeo lensPhải làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?
Khi đeo lens bị đỏ mắt, bạn đọc cũng đừng quá lo lắng. Đầu tiên, bạn nên kiểm tra tất cả những điều kiện vệ sinh có đảm bảo hay chưa. Nếu chưa, hãy nghỉ ngơi, vệ sinh lại và hạn chế đeo lại kính áp tròng vào ngày hôm sau.
Nếu đã tuân thủ những quy định vệ sinh mà vẫn gặp tình trạng đỏ mắt, lúc này có thể do độ cong của kính áp tròng chưa thực sự phù hợp với cá nhân bạn, khiến bạn khó chịu khi đeo, đỏ mắt… Nếu tình trạng đỏ mắt diễn biến nghiêm trọng hơn, bạn nên ngưng sử dụng kính và hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Khi sử dụng kính áp tròng đúng cách, bạn sẽ không còn phải lo lắng khi bị đỏ mắt nữa. Ngoài ra, bạn đọc nên chọn địa chỉ uy tín để mua được lens chất lượng cao cũng như trải nghiệm sự an toàn, hài lòng khi sử dụng. Chúc bạn đọc luôn có đôi mắt đẹp, sáng và khỏe mạnh!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể