Tình trạng suy giảm thị lực diễn ra vô cùng phổ biến hiện nay, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhược thị và mất thị lực vĩnh viễn. Vậy thị lực là gì, những nguyên nhân thường gặp nào gây giảm thị lực? Hãy cùng Kenshin trả lời qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thị lực là gì? Những nguyên nhân thường gặp gây giảm thị lực
Tình trạng suy giảm thị lực thường gặp nhất do nguyên nhân từ các tật khúc xạ. Các tật khúc xạ có thể được khắc phục nhờ việc sử dụng kính bổ trợ hoặc phẫu thuật. Vậy thị lực là gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ hơn về câu hỏi này và những nguyên nhân thường gặp gây giảm thị lực qua bài viết dưới đây.
Contents
Sơ lược về cấu tạo của mắt
Mắt còn gọi là nhãn cầu, có dạng hình cầu, đường kính đo theo trục trước sau khoảng 22mm. Mặt ngoài của mắt có các bó cơ vận động bám vào để giúp cho mắt có thể quay được nhiều phía khác nhau và định hướng khi nhìn. Mắt được bao bọc bởi các lớp màng đàn hồi, bao gồm 3 loại, tính từ ngoài vào trong:
Củng mạc là màng ngoài cùng, bao kín 3/4 phía sau con mắt. Là lớp xơ dày, dai, trắng như sứ, ánh sáng không lọt qua được. Giác mạc có bán kính cong nhỏ hơn bán kính cong của củng mạc.
Màng mạch nằm trong củng mạc: Màng mạch chứa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng mắt và có nhiều sắc tố đen giữ cho mắt bên trong nhãn cầu như một buồng tối. Ngay phía sau giác mạc, màng mạch có một phần rủ xuống tạo thành màng chắn có màu đen hoặc nâu, màng chắn đó có một lỗ hở hình tròn có đường kính thay đổi được gọi là đồng tử.
Ánh sáng sau khi xuyên qua giác mạc sẽ đi qua đồng tử vào bên trong. Đồng tử có thể co lại và giãn ra nên có khả năng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào võng mạc qua mắt. Với ánh sáng quá chói hoặc độ rọi lớn, tác động trực tiếp vào mắt thì đồng tử co lại làm giảm lượng ánh sáng đi vào; với ánh sáng có độ rọi nhỏ thì có hiện tượng giãn đồng tử ra, do đó lượng ánh sáng vào mắt sẽ tăng lên.
Võng mạc là lớp màng trong cùng, được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào, nhưng quan trọng nhất vẫn là lớp tế bào thần kinh thị giác. Các tế bào này tập trung thành các sợi thần kinh nhỏ nối liền với thần kinh thị giác. Tế bào thần kinh thị giác bao gồm 2 loại khác nhau, đó là tế bào nón và tế bào que. Sự phân bố của 2 loại tế bào thần kinh này là khác nhau, phụ thuộc vào vị trí trên võng mạc. Đặc điểm và chức năng của 2 loại tế bào thần kinh này không giống nhau. Tế bào nón cảm thụ được ánh sáng có độ rọi lớn, có khả năng phân biệt được hình thể, màu sắc và chi tiết các vật. Còn tế bào que cảm thụ ánh sáng có độ rọi nhỏ, tức là có độ nhạy lớn hơn tế bào nón.
Môi trường bên trong nhãn cầu được chia làm hai phần ngăn cách nhau bởi thủy tinh thể. Thủy tinh thể trong suốt, hai mặt lồi. Khoảng giữa giác mạc và thủy tinh thể chứa dịch trong suốt. Khoảng giữa thủy tinh thể và võng mạc chứa dịch kính.
Thị lực là gì?
Thị lực là chức năng quan trọng nhất của thị giác, thị lực được xác định như là “năng lực phân giải không gian” của mắt hay nói cách khác là khả năng mắt có thể nhận biết được một vật thể. Đánh giá thị lực là đánh giá chức năng hoàng điểm nhưng trên thực tế, qua đánh giá thị lực có thể đánh giá toàn bộ hệ thống chức năng nhìn của mắt, bao gồm cả đường dẫn truyền thần kinh.
Phân tích thị lực mang lại những thông tin về:
- Tình trạng khúc xạ của mắt.
- Chức năng của hoàng điểm.
- Sự toàn vẹn của đường thần kinh.
- So sánh tình trạng thị giác của một mắt và/hoặc giữa 2 mắt để biết là thị lực bằng nhau hay khác nhau.
Đo thị lực như thế nào?
Thị lực có thể được đánh giá bằng cách đo khả năng nhận biết một góc cung của mắt bởi một chữ nhỏ nhất mà mắt có khả năng phân biệt được. Người ta sử dụng bảng thị lực để đo thị lực, lý tưởng nhất là các bảng thị lực đưa ra kết quả rõ ràng, chính xác mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, bằng cách đó, dễ dàng xác định những thay đổi chỉ liên quan đến bệnh tật hoặc điều trị.
Có nhiều bảng kiểm tra thị lực nhưng hiện nay, bảng Snellen và ETDRS được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu. Tại Việt Nam, những loại bảng thị lực đang được sử dụng bao gồm: Bảng vòng hở Landolt, bảng chữ E, bảng chữ cái Snellen, bảng hình, chữ số…
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây nám tàn nhang có thể bạn chưa biết
Theo Benjamin, có nhiều test chức năng thị giác để đánh giá các giới hạn khả năng thấy rõ chi tiết hoặc nhận biết các chi tiết vật tiêu của hệ thống thị giác. Bao gồm các khám nghiệm:
- Ngưỡng phát hiện;
- Ngưỡng nhận biết;
- Ngưỡng phân giả.
Ngưỡng phát hiện
Ngưỡng phát hiện là ngưỡng của hệ thống thị giác của một người phát hiện được sự có mặt của một điểm hoặc một đường thẳng trên nền. Test này không đòi hỏi phân biệt chi tiết của một hình mà đòi hỏi nhận biết được sự có mặt hay không có mặt một khía cạnh của hình được đưa ra. Tuy nhiên, ngưỡng phát hiện thường ít được áp dụng tại các cơ sở y tế, trừ khi để đánh giá thị lực lái xe trong đêm, do đó không được coi là phương pháp khám thường ngày.
Ngưỡng nhận biết
Ngưỡng nhận biết là khả năng phân giải chi tiết. Đo thị lực trên lâm sàng dựa vào các loại chức năng thị giác này. Hầu hết các khám nghiệm thị lực của chúng ta là các test nhận biết trong đó, người ta đo các kí hiệu, hình dạng, chữ nhỏ nhất mà người bệnh có thể nhận biết chính xác. Ngưỡng nhận biết có thể chia thành 2 dạng:
- Nhận biết hình dạng (Với bảng vòng Ladolt hoặc bảng chữ E), trong đó, người ta sử dụng một hình đơn giản và yêu cầu để xác định thị lực như nhận biết hướng của khe hở trong vòng chữ C.
- Ngưỡng nhận biết thực: Trong đó, sử dụng các hình phức tạp như các chữ cái hoặc các số được dùng để đo.
Ngưỡng phân giải
Ngưỡng phân giải là khả năng một người có thể phát hiện được sự tắc rời và riêng biệt (thí dụ phát hiện một điểm gãy) trên các đường thẳng hoặc một nhóm các điểm đặt sát cạnh nhau. Người bệnh phải xác định được khoảng cách tối thiểu giữa các đường thẳng cho phép họ phân biệt được đó là các đường thẳng riêng rẽ.
Những nguyên nhân thường gặp gây giảm thị lực
Suy giảm thị lực là sự giảm khả năng nhìn ở một mức độ, gây ra những vấn đề không thể khắc phục bằng phương tiện thông thường như kính.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các nguyên nhân gây giảm thị lực thống kê được là:
- Tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Tật khúc xạ là thiếu sót quang học của mắt khiến các tia sáng khi qua giác mạc và thủy tinh thể không tạo thành tiêu điểm rõ nét trên võng mạc. Các tật khúc xạ bao gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị.
- Đục thủy tinh thể không hoạt động.
- Thoái hóa điểm vàng.
- Glaucoma.
- Bệnh võng mạc tiểu đường.
- Tổn thương thần kinh thị giác.
- Chấn thương.
- Tổn thương đáy mắt do tăng huyết áp.
>>>>>Xem thêm: 100g nấm rơm bao nhiêu calo?
Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các bạn đọc về thị lực là gì và những nguyên nhân thường gặp gây giảm thị lực. Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn và phòng tránh được những nguyên nhân gây giảm thị lực phổ biến như tật khúc xạ.
Xem thêm:
- Kết luận cận thị 1/10 là bao nhiêu độ khi khám thị lực?
- Bạn đã biết thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ chưa?
- Chỉ số mắt bình thường là bao nhiêu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể