Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý tình trạng dị ứng thực phẩm khi mang thai. Điều này có thể tác động tới thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bạn đang đọc: Thông tin về dị ứng thực phẩm khi mang thai và biện pháp quản lý dinh dưỡng thai kỳ
Hiện tượng dị ứng thực phẩm khi mang thai thường gây biểu hiện khó chịu như phát ban, rối loạn tiêu hóa hay nặng hơn là sốc phản vệ, đe dọa tính mạng của mẹ lẫn thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu cần được quản lý dinh dưỡng hiệu quả để hạn chế tối đa dị ứng thực phẩm cũng như duy trì thực đơn ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách xử trí hiện tượng dị ứng thức ăn ở mẹ bầu hiệu quả nhé!
Thông tin về tình trạng dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là một tình trạng phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, khi cơ thể phản ứng không thích hợp đối với việc tiếp xúc một loại thực phẩm cụ thể. Điều này thường xuất phát từ sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch đối với một thành phần vi chất có trong thực phẩm, được gọi là chất gây dị ứng.
Phản ứng dị ứng thực phẩm thường bắt đầu khi hệ miễn dịch không nhận ra chất gây dị ứng là một thành phần an toàn của thực phẩm. Trong trường hợp này, cơ thể tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) để chống lại chất gây dị ứng, kích thích tế bào khác giải phóng các chất gây viêm.
Các phản ứng dị ứng với thực phẩm xuất hiện ở nhiều bộ phận của cơ thể, biểu hiện triệu chứng đa dạng. Rối loạn tiêu hóa, phát ban, ngứa da hoặc miệng, sưng tấy các mô như môi hay cổ họng, khó thở là những dấu hiệu phổ biến. Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây ra sốc phản vệ, một tình trạng đe dọa đến tính mạng, khi đó huyết áp giảm nhanh, dẫn đến sốc nặng nếu không được xử trí kịp thời.
Để đối phó với tình trạng dị ứng thực phẩm, việc chẩn đoán chính xác, quản lý hiệu quả thực phẩm tiêu thụ là yếu tố quan trọng. Điều trị bao gồm việc xác định chất gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc với chúng để ngăn chặn sự gia tăng về tần suất và cường độ của các phản ứng dị ứng thực phẩm.
Đồng thời, người bệnh được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị can thiệp như dùng thuốc kháng Histamin để giảm triệu chứng trong trường hợp cần thiết. Đối với trường hợp sốc phản vệ là tình trạng y tế khẩn cấp cần nhanh chóng xử trí y tế chuyên nghiệp.
Dị ứng thực phẩm khi mang thai ảnh hưởng tới em bé
Dị ứng thực phẩm là một vấn đề cần lưu ý trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, vì phản ứng này có thể có ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi trong thời gian thai nghén.
Dị ứng thực phẩm nếu không được kiểm soát có thể gây những vấn đề nghiêm trọng như sốc phản vệ, đặc biệt khi phụ nữ mang thai phải đối mặt với nguy cơ cao hơn. Các thực phẩm như trứng, cá, sữa, đậu phộng, hạt mè, động vật có vỏ, đậu nành và lúa mì thường là những chất gây dị ứng phổ biến.
Điều quan trọng khác là phụ nữ mang thai không nên xem nhẹ dị ứng thực phẩm nếu đã được chẩn đoán trước đó. Mặc dù có lời truyền tai nhau rằng việc chịu đựng dị ứng thực phẩm khi mang thai là khả thi.
Thực tế là triệu chứng dị ứng thường không thay đổi hay giảm cường độ, bởi vậy việc tiếp tục ăn những thực phẩm kích ứng đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả cho mẹ và em bé. Bởi tình trạng kích ứng có thể không chỉ không giảm đi mà còn tăng cường sau mỗi lần mẹ tiêu thụ thực phẩm gây dị ứng.
Mặt khác, nguy cơ di truyền là một yếu tố cần được cân nhắc ở em bé. Con của người mẹ có dị ứng thực phẩm được cho là có nguy cơ cao hơn để phát triển các triệu chứng tương tự. Điều này làm tăng tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết với thực phẩm gây dị ứng.
Bên cạnh đó, hút thuốc cũng là một yếu tố dễ gây dị ứng cho thai nhi. Việc tránh xa khói thuốc lá cũng như không hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của em bé, đồng thời giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Kính thuốc có tác dụng gì?
Quản lý tình trạng dị ứng thực phẩm ở mẹ bầu
Việc quản lý tình trạng dị ứng thực phẩm ở mẹ bầu yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ cùng bác sĩ để thảo luận về tiền sử hoặc phản ứng gặp phải khi sử dụng nhóm thực phẩm nhất định. Dưới đây là một số chiến lược quản lý dị ứng thực phẩm khi mang thai, bao gồm:
- Thảo luận với chuyên gia: Trước khi mang thai, việc thảo luận cùng bác sĩ về tình trạng dị ứng cùng cách kiểm soát triệu chứng là điều cần thiết. Mẹ bầu có thể kết hợp trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng giúp xác định chế độ ăn lành mạnh, các thực phẩm phù hợp để đảm bảo cả mẹ và em bé nhận đủ chất dinh dưỡng.
- Tuân thủ điều trị nội khoa: Nếu mẹ bầu đã dùng thuốc điều trị dị ứng trước khi mang thai thì nên tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng có thể làm thay đổi mức độ đề kháng, khiến tình trạng dị ứng nặng hơn. Nếu mẹ bầu đã tham gia vào chương trình trị liệu miễn dịch trước khi mang thai, nên thảo luận với bác sĩ trị liệu về việc tiếp tục hoặc điều chỉnh liệu pháp trong giai đoạn thai nhi phát triển.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc thực phẩm gây dị ứng: Để tránh hiện tượng dị ứng thực phẩm khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc những thực phẩm có khả năng gây kích ứng. Cần tránh những thực phẩm tạo ra nguy cơ phản ứng dị ứng cao như thực phẩm sống, ôi thiu hoặc tái. Bên cạnh đó, duy trì một chế độ ăn lành mạnh kết hợp nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau giúp đảm bảo cả mẹ và em bé nhận đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: 9 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu tốt nhất cho cả mẹ và bé
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về tình trạng dị ứng thực phẩm khi mang thai. Mong chị em đã có được kiến thức cần thiết về hiện tượng dị ứng thực phẩm trong thời gian thai nghén, bao gồm tác động tới em bé cũng như cách quản lý hiệu quả giúp mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng kích ứng không mong muốn. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới về chủ đề sức khỏe thai kỳ của Kenshin nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể