Ngứa họng, ho, sổ mũi và nghẹt mũi là những triệu chứng nổi bật của bệnh cảm lạnh. Để cải thiện và chấm dứt thì sử dụng thuốc cảm chính là một giải pháp hiệu quả được chỉ định trong nhiều trường hợp mắc bệnh cảm lạnh. Vậy thuốc cảm gồm những loại nào và làm thế nào để dùng thuốc cảm đúng cách?
Bạn đang đọc: Thuốc cảm gồm những loại nào? Khi bị cảm lạnh có nên sử dụng thuốc kháng sinh không?
Cảm lạnh là một bệnh lý mà rất nhiều người dễ mắc phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Bệnh cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của họ. Thuốc cảm chính là một giải pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi thuốc cảm gồm những loại nào?
Contents
Tìm hiểu chung về bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua con mắt, mũi, miệng và khiến cho đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.
Người mắc bệnh cảm lạnh thường gặp phải một số triệu chứng thông thường như sau:
- Đau họng;
- Hắt hơi;
- Sổ mũi, nghẹt mũi và chảy nhiều nước mũi;
- Ho khan hoặc có đờm;
- Đau đầu, sốt nhẹ;
- Mệt mỏi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh như:
- Suy giảm sức đề kháng;
- Mắc bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch;
- Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người cao tuổi;
- Người nghiện thuốc lá lâu năm.
Trên thực tế có đến hơn 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh và hầu hết các ca bệnh bị cảm lạnh thường sẽ khỏi bệnh trong vòng từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị cảm lạnh kéo dài trên 2 tuần hoặc bệnh diễn tiến với những triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, ho có đờm lẫn máu, khó thở… thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được can thiệp y tế sớm nhất có thể.
Cảm lạnh là một bệnh lý hay gặp nhất trong thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, đặc biệt là mùa thu đông và đông xuân. Người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2 – 3 lần/năm. Ngược lại, trẻ em lại mắc bệnh lý này rất nhiều lần, có thể từ 8- 12 lần/năm tuỳ từng bé, bởi hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và chưa phát triển hoàn thiện như người lớn.
Để điều trị bệnh cảm lạnh, người bệnh thường được kê đơn thuốc cảm nhằm cải thiện triệu chứng bệnh. Vậy thuốc cảm gồm những loại nào và cách dùng như thế nào?
Thuốc cảm gồm những loại nào?
Thuốc cảm gồm những loại nào? Dưới đây là một số loại thuốc cảm có thể kể đến như:
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương nhằm ức chế phản xạ ho. Một số loại thuốc có tác dụng giảm ho như codein, pholcodine, dextromethorphan. Trong đó, codein có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, táo bón hoặc phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, codein không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và cũng không khuyến khích dùng cho thanh thiếu niên từ 12 – 18 tuổi.
Pholcodine và dextromethorphan ít gây ra tác dụng phụ hơn, tuy nhiên cũng ít nhiều khiến cho người sử dụng cảm thấy buồn ngủ và gây nghiện. Chính vì thế, nếu đang vận hành máy móc hoặc lái xe thì người bệnh không nên sử dụng thuốc.
Lưu ý: Chỉ nên dùng các loại thuốc giảm ho nêu trên để điều trị chứng ho khan và thuốc không đem lại hiệu quả trong trường hợp ho có đờm. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc dextromethorphan.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi có cơ chế hoạt động là làm co mạch và giảm sưng nề niêm mạc mũi, nhờ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó thở, nghẹt mũi.
Các loại thuốc thông mũi gồm có ephedrine, phenylephrine và pseudoephedrine. Bên cạnh những công dụng nêu trên, thuốc thông mũi có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, tăng nhịp tim hoặc gây khó ngủ. Chính vì thế, không nên sử dụng loại thuốc này trước khi đi ngủ và thuốc cũng không dùng cho người mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh nhân bị tăng nhãn áp cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc thông mũi.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mũi lâu ngày trong mọi trường hợp, bởi nếu lạm dụng thuốc sẽ khiến bệnh ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm giảm độ đậm đặc của đờm và làm loãng đờm trong đường hô hấp. Điều này giúp người bệnh dễ dàng tống xuất dịch nhầy ra khỏi đường thở một cách dễ dàng hơn.
Một số loại thuốc long đờm có thể kể đến như bromhexin, acetylcystein, carbocistein, ambroxol.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Tình trạng sốt và đau nhức cơ thể là những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh cảm lạnh. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như paracetamol, aspirin hay ibuprofen để giảm đau và hạ sốt.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị bệnh suy gan cần phải thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này bởi thành phần của thuốc có thể gây tổn thương cho gan, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu dùng thuốc quá liều.
Ngoài ra, kích ứng niêm mạc dạ dày là tác dụng phụ mà cả aspirin và ibuprofen đều có thể gây ra. Đặc biệt, aspirin không nên sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi vì có nguy cơ rất cao mắc phải hội chứng Reye, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin
Thuốc cảm gồm những loại nào? Một trong số đó là thuốc kháng histamin. Thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi do cảm lạnh. Thuốc có hiệu quả điều trị chứng ho vào ban đêm, đặc biệt là cơn ho do viêm mũi dị ứng hay ho chảy dịch mũi.
Các loại thuốc kháng histamin điều trị cảm lạnh đa phần đều chứa chlorpheniramine hoặc brompheniramine nên không nên dùng thuốc khi đang điều khiển máy móc hoặc lái xe. Ngoài ra, thuốc này cũng không có hiệu quả điều trị chứng ho có đờm.
Đối với những bệnh nhân COPD, tăng nhãn áp hay khó tiểu do phì đại tiền liệt tuyến thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng histamin.
Tìm hiểu thêm: Các loại kem đánh răng nuốt được cho bé được nha sĩ khuyên dùng
Cảm lạnh có được dùng thuốc kháng sinh không?
Thuốc kháng sinh là loại thuốc thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong khi đó, cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra nên không cần thiết dùng thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân gây bệnh mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Do vậy, phương pháp điều trị bệnh cảm lạnh chủ yếu là sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng bệnh, kết hợp với uống nhiều nước ấm, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và nghỉ ngơi đầy đủ nhằm giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng hơn.
Một số lưu ý cần biết trong việc sử dụng thuốc cảm lạnh
Bạn nên đọc kỹ hướng sử dụng trong tờ thông tin thuốc đính kèm và tuân thủ theo đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất hay bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải trong quá trình sử dụng để biết cách phòng ngừa và xử trí kịp thời.
Không uống bia rượu hay sử dụng chất kích thích trong quá trình dùng thuốc vì có thể gia tăng tương tác thuốc và độc tố, làm giảm hiệu quả điều trị.
Một số loại thuốc cảm có thể khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ. Do đó, bạn nên dùng thuốc trước thời gian đi ngủ khi ở nhà, không sử dụng thuốc trong thời gian làm việc, trong lúc vận hành máy móc hay lái xe… Ngoài ra, có những loại thuốc chứa cafein nên không được dùng chung những loại đồ uống như cà phê, trà, coca… sẽ khiến bạn mất ngủ.
Người bệnh cũng nên sử dụng thuốc vào thời điểm cố định trong ngày. Trong trường hợp quên liều thì hãy uống lại trong thời điểm sớm nhất. Còn nếu đã quên gần với liều thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều cũ và tiếp tục uống theo kế hoạch, tuyệt đối không được cộng dồn các liều lại với nhau.
Phụ nữ mang thai hay các mẹ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc cảm.
>>>>>Xem thêm: Ăn rau gì giảm mỡ bụng? Những lưu ý để hạn chế tích tụ mỡ
Tóm lại, thuốc cảm có tác dụng điều trị cũng như kiểm soát các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh bị cảm lạnh. Người bệnh nên tuân thủ theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất về cách dùng thuốc để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thuốc cảm gồm những loại nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể