Tiêm rãnh cười bị đơ và những điều cần biết

Trong thế giới làm đẹp hiện nay, các phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật như tiêm filler đã trở nên phổ biến với mong muốn mang lại vẻ đẹp tự nhiên và tức thì. Một trong những vấn đề gặp phải sau khi tiêm filler là tình trạng tiêm rãnh cười bị đơ, khiến nhiều người lo lắng không biết đây là hiện tượng bình thường hay có vấn đề nào đó cần được chữa trị hay không.

Bạn đang đọc: Tiêm rãnh cười bị đơ và những điều cần biết

Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin hữu ích cho bạn đọc về kỹ thuật tiêm rãnh cười trong phẩu thuật thẩm mỹ hiện nay. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhằm lựa chọn và giải quyết các vấn đề khi tiêm rãnh cười bị đơ nhé!

Tìm hiểu về kỹ thuật tiêm rãnh cười

Tiêm rãnh cười hay còn được gọi là tiêm filler rãnh cười. Trong đó, filler là một chất làm đầy, được sử dụng trong thẩm mỹ không phẫu thuật với mục đích chính là làm đầy những vùng da có rãnh nhăn hoặc kém săn chắc, từ đó giúp khuôn mặt trở nên mịn màng và trẻ trung hơn.

Vị trí rãnh cười là vùng da kéo dài từ cánh mũi đến khóe miệng, thường trở nên rõ ràng và sâu hơn khi chúng ta cười hoặc thể hiện cảm xúc, đôi khi tạo cảm giác khuôn mặt già nua và mệt mỏi. Do đó, kỹ thuật tiêm filler vào rãnh cười là một giải pháp tối ưu để giảm thiểu vẻ mệt mỏi và lão hóa, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, tươi trẻ cho khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trải qua quá trình này mà không gặp phải vấn đề, một trong số đó là tiêm rãnh cười bị đơ.

tiem-ranh-cuoi-bi-do-va-nhung-dieu-can-biet 1

Tiêm rãnh cười là kỹ thuật thường được áp dụng trong thẩm mỹ

Nguyên nhân gây ra tiêm rãnh cười bị đơ

Tình trạng đơ sau khi tiêm filler vào rãnh cười không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên và sự tự tin của bản thân. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả. Dưới đây là ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đơ sau khi tiêm filler vào rãnh cười, cùng với giải pháp cho từng trường hợp.

Kỹ thuật tiêm không chính xác

Việc tiêm filler đòi hỏi sự khéo léo, chính xác và am hiểu sâu sắc về cấu trúc da, cơ mặt. Một số vấn đề phổ biến bao gồm tiêm quá sâu, lượng filler không phù hợp hay kỹ thuật tiêm kém chính xác đều có thể gây nên tiêm rãnh cười bị đơ.

Việc tiêm filler quá sâu vào lớp da có thể khiến cho filler không phát huy hiệu quả mong muốn, gây ra tình trạng đơ và làm giảm khả năng biểu cảm của khuôn mặt.

Trong trường hợp tiêm lượng filler không phù hợp, sử dụng quá nhiều hoặc quá ít có thể dẫn đến kết quả không như ý, gây cảm giác không tự nhiên và đơ cứng. Thêm vào đó, việc thực hiện kỹ thuật tiêm không đúng cũng là nguyên nhân khiến cho filler không được phân bổ đều, tạo ra cảm giác không thoải mái và đơ cứng tại vùng đã tiêm.

tiem-ranh-cuoi-bi-do-va-nhung-dieu-can-biet 2

Kỹ thuật tiêm không đúng có thể gây ra tiêm rãnh cười bị đơ

Phản ứng của cơ thể và tình trạng viêm

Mỗi người có một cơ địa và phản ứng khác nhau đối với chất làm đầy. Một số trường hợp cơ thể có thể phản ứng mạnh mẽ với chất làm đầy, dẫn đến tình trạng tích nước và sưng. Từ đó, cơ thể có thể tích tụ nước tại vùng tiêm, gây sưng kèm theo cảm giác đơ.

Thêm vào đó, các phản ứng viêm có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các chất làm đầy. Do đó, sau khi tiêm bệnh nhân có thể cảm thấy vùng da trở nên cứng và đơ hơn.

Loại filler sử dụng không phù hợp

Không phải tất cả các loại filler đều phù hợp với mọi vùng da và mục đích sử dụng. Cần lựa chọn loại filler có tính tương thích với cơ thể. Việc sử dụng loại filler không phù hợp với cấu trúc da hoặc vùng da cần điều trị có thể gây ra tình trạng đơ.

Mặc khác, chất lượng của filler về độ đàn hồi, mềm mại cần được cân nhắc. Một số filler có độ đàn hồi và mềm mại không phù hợp, khiến cho vùng da tiêm trở nên cứng và kém linh hoạt.

Thêm vào đó, chất lượng về sự phân hủy, cũng như tích tụ của filler rất cần được quan tâm. Các loại filler khác nhau có tốc độ phân hủy và khả năng tích tụ trong cơ thể khác nhau, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tự nhiên của da.

Các loại filler được sử dụng trong tiêm rãnh cười

Trên thị trường hiện nay, có một số loại filler được sử dụng rộng rãi nhờ vào tính hiệu quả và độ an toàn cao như:

  • Axit hyaluronic (HA): Đây là một loại chất tự nhiên được tìm thấy trong mô liên kết của cơ thể, nổi tiếng với khả năng tương thích tốt và ít gây ra phản ứng phụ. Khi được tiêm vào da, HA hỗ trợ tăng cường độ đàn hồi và mịn màng cho da mà không lo ngại về việc bị cơ thể đào thải. Thông thường, hiệu quả của việc tiêm HA có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
  • Canxi hydroxylapatite (CaHA): Là một chất khoáng tự nhiên tìm thấy trong xương và răng, CaHA khi được sử dụng dưới dạng filler có khả năng tồn tại trong cơ thể dưới dạng bán rắn và có thể phân hủy sinh học. Loại filler này thích hợp cho việc điều trị các nếp nhăn sâu và hiệu quả có thể kéo dài từ 12 đến 24 tháng.
  • Poly-L-lactic acid (PLLA): Đây là một chất kích thích sản xuất collagen trong cơ thể, giúp làm đầy và mịn các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt. PLLA là một giải pháp lâu dài, với kết quả có thể kéo dài đến 12 tháng hoặc hơn.
  • Polymethylmethacrylate (PMMA): Là loại filler vĩnh viễn duy nhất được FDA chấp thuận, bao gồm collagen bò và vi cầu PMMA. Do nguy cơ dị ứng với collagen bò, những người muốn sử dụng loại filler này cần phải thực hiện xét nghiệm da trước khoảng một tháng. PMMA được khuyến nghị sử dụng một cách thận trọng do tính chất không thể phân hủy của nó.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi: Chi phí mổ bướu cổ basedow là bao nhiêu?

tiem-ranh-cuoi-bi-do-va-nhung-dieu-can-biet 3
Lựa chọn loại filler thích hợp là điều cần quan tâm khi tiêm rãnh cười

Lựa chọn loại filler phù hợp phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu, mức độ lão hóa của da và kỳ vọng về kết quả thẩm mỹ của mỗi người. Chính vì vậy, trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ là bước quan trọng để định hình phương pháp tiêm, loại filler và lượng chất cần sử dụng cho phù hợp nhằm hạn chế tình trạng tiêm rãnh cười bị đơ.

Cách xử lý khi tiêm rãnh cười bị đơ

Khi gặp phải tình trạng đơ sau khi tiêm filler vào rãnh cười, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm thiểu và khắc phục tình trạng này. Một trong những cách đó chính là chờ đợi cho filler thích ứng với cơ thể, thời gian cần thiết có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau đó tình trạng đơ ở mặt sẽ được cải thiện và giảm bớt hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đơ không cải thiện, nên liên hệ với bác sĩ đã thực hiện tiêm filler để được tư vấn và đánh giá. Bác sĩ có thể cung cấp các giải pháp dựa trên tình trạng cụ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng enzyme để hòa tan filler (như hyaluronidase đối với HA filler), hoặc các biện pháp hỗ trợ khác.

Đồng thời, nên thực hiện massage nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày khu vực xung quanh vùng tiêm nhằm giúp giảm tình trạng đơ. Tuy nhiên, cần thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh làm hỏng kết quả điều trị.

Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh với việc uống đủ nước, ăn uống cân đối và giảm căng thẳng cũng có thể hỗ trợ quá trình hồi phục.

tiem-ranh-cuoi-bi-do-va-nhung-dieu-can-biet 4

>>>>>Xem thêm: Người mắc bệnh trĩ có nên ăn rau muống?

Massage mặt có thể cải thiện tình trạng đơ sau khi tiêm filler rãnh cười

Đơ sau khi tiêm filler vào rãnh cười có thể gây lo lắng, nhưng thường có thể được khắc phục bằng các biện pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp, loại filler có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sau khi tiêm. Đồng thời, cần kiên nhẫn chờ đợi và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tiêm rãnh cười bị đơ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *