Không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, việc quan tâm và chăm sóc móng tay còn là cách theo dõi tình trạng sức khỏe cũng các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể chúng ta. Những bất thường trên bộ phận này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật mà bạn không thể chủ quan bỏ qua. Vậy khi móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì?
Móng tay bị sọc là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy không gây bất tiện hay đau đớn gì, nhưng đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, móng tay có sọc đen nhỏ là một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất vì thường bàn tay của chúng ta có màu hồng mịn.
Contents
Móng tay có sọc đen nhỏ là tình trạng như thế nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về tình trạng này. Móng tay ở một người khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đều đặn, phần dưới cùng của móng là phần bán nguyệt màu trắng hồng. Khi sờ vào móng tay, bạn cũng sẽ thấy chúng trơn nhẵn, không nổi gờ rãnh bất thường.
Móng tay có sọc đen là tình trạng xuất hiện các vạch đen hay nâu nổi trên móng. Những đường vạch này dài, xuất phát từ phía cuối móng tay chạy dọc lên đến trên cùng. Móng tay có thể có rãnh, nổi gờ hoặc không. Sọc đen này có thể xuất hiện ở một hoặc cùng lúc trên nhiều móng khác nhau và chúng sẽ lan rộng trên móng tay theo thời gian.
Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì?
Rất nhiều người thắc mắc, móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Việc các sọc dọc đen xuất hiện trên móng tay có thể do một số nguyên nhân bệnh lý sau đây:
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một trong những đáp án cho câu hỏi móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Đây là một bệnh ngoài da mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của các mảng vảy đỏ, da khô, ngứa, bong tróc thành vảy màu trắng bạc. Ngoài ra, khoảng 50% người bị vảy nến có nhiều biểu hiện lạ ở móng tay, một trong số đó là xuất hiện các đường sọc đen trên móng.
Viêm nội tâm mạc
Viêm nội tâm mạc là 1 bệnh tim xảy ra khi van tim hoặc buồng tim bị nhiễm trùng. Bệnh lý này có thể gây chảy máu (chiếm 15% nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay có sọc đen). Các triệu chứng khi bị viêm nội tâm mạc bao gồm: Mệt mỏi, da xanh xao, sốt, đau khớp, khó thở.
Ung thư da
Trong một số trường hợp, sọc đen nhỏ trên móng tay có thể là biểu hiện của ung thư da. Nếu vạch đen xuất hiện từ nhỏ, không thay đổi độ đậm và kích thước thì thường là lành tính. Ngược lại, nếu các đường dọc sẫm màu này mới xuất hiện thì khả năng cao chúng là dấu hiệu của khối u ác tính. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe khác, do đó bạn cần đến khám bác sĩ để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Nấm móng
Nấm móng là một bệnh dễ thấy ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị hư hỏng xấu xí, có khi mưng mủ, gây đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nếu bị nấm móng, móng tay người bệnh cũng có thể xuất hiện sọc đen nhỏ hoặc khiến móng có màu đen.
Ngoài ra, móng tay có sọc đen nhỏ còn có thể hình thành do một số nguyên nhân khác như:
- Chấn thương: Khi móng tay bị chấn thương có thể gây ra sọc đen ở móng.
- Tăng sản xuất melanin: Sọc đen nhỏ trên móng tay có thể là kết quả của việc tăng sản xuất melanin, chẳng hạn như trong trường hợp dùng thuốc hoặc bị tăng huyết áp.
- Sử dụng thuốc hay hóa chất gây hại cho móng tay: Sử dụng loại sơn móng kém chất lượng hoặc làm móng tần suất quá dày cũng có thể gây ra các sọc đen trên móng tay.
- Tổn thương do cắn móng tay: Đây là một thói quen xấu cắn móng tay gây nhiều tác hại như: Mòn răng, móng tay cụt… đồng thời có thể gây ra các sọc đen nhỏ ở móng tay.
- Cơ thể thừa nhiều sắt: Sắt trong cơ thể được thải ra ngoài qua mồ hôi, phân, nước tiểu, tóc và móng. Khi lượng sắt trong cơ thể dư thừa quá nhiều, có thể biểu hiện bằng việc có sọc đen dọc xuất hiện ở móng tay.
- Tiếp xúc với tia X quá mức: Công việc phải tiếp xúc quá nhiều với tia X hoặc sau quá trình xạ trị có thể khiến móng tay xuất hiện các sọc đen nhỏ.
- Thuốc hóa trị liệu: Các thuốc trong quá trình hóa trị liệu ung thư dễ gây ra các sọc đen trên móng tay.
- Do vi khuẩn: Móng tay có thể xuất hiện các sọc dọc màu đen hoặc màu xanh đậm trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Do thuốc nhuộm tóc: Việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc nhuộm tóc, đặc biệt khi không đeo bao tay sẽ làm cho móng tay dễ xuất hiện các sọc đen nhỏ chạy dọc.
Tìm hiểu thêm: Những loại thuốc điều trị tăng huyết áp cho người già
Móng tay có sọc đen nhỏ – dấu hiệu cảnh báo ung thư hắc tố
Vậy là bạn đã biết móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì rồi. Đối với trường hợp nhẹ như bị chấn thương lành tính, sọc đen trên móng tay có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, như đã nói tình trạng móng tay nổi các vạch nhỏ màu đen có thể là một biểu hiện bất thường, đặc biệt nếu hiện tượng này kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Thay đổi hình dạng móng tay.
- Ngứa ngáy hoặc chảy máu.
- Các sọc đen càng đậm màu, màu sắc của những tổn thương có sự thay đổi rõ ràng. Kèm theo đó là những vết sùi, vết loét với đường viền không đều, không đối xứng và kích thước có thể đạt đến vài mm hoặc hơn….
- Nốt ruồi cũ ngày càng đậm, có sự thay đổi rõ ràng về hình dáng, kích thước, nốt ruồi bị ngứa hoặc chảy máu.
- Trên da người bệnh xuất hiện nhiều nốt tăng sắc tố hoặc những nốt khác thường.
Sọc đen nhỏ chạy dọc móng tay kèm theo những dấu hiệu trên có thể là do bệnh ung thư tế bào hắc tố – một dạng ung thư da rất nghiêm trọng gây ra. Ung thư hắc tố là một bệnh nguy hiểm và càng đáng lo ngại hơn khi căn bệnh này có thể tiến triển rất nhanh và gây di căn sớm. Nếu phát hiện muộn và điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng thì sẽ rất phức tạp, khó khăn và tốn kém nhiều chi phí, hiệu quả điều trị cũng không cao. Tuy nhiên, nếu nhận biết bệnh ung thư hắc tố sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, có thể giúp nâng cao chất lượng sống và tăng hiệu quả điều trị với người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Dây vòng tránh thai thò ra ngoài có sao không? Xử lý như thế nào?
Chăm sóc và phòng ngừa các bệnh móng tay tại nhà
- Duy trì uống đủ nước và ăn uống cân bằng và lành mạnh: Bổ sung đầy đủ vitamin B12 và kẽm từ các nguồn thức ăn như trứng, đậu, cá hồi giúp tăng cường sức khỏe của móng tay.
- Giữ độ dài móng phù hợp: Giữ cho độ dài móng ở mức vừa phải để tránh tình trạng gãy móng thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng sơn móng gel hoặc acrylic: Tránh sử dụng quá nhiều sơn móng gel hoặc acrylic, vì chúng có thể làm tăng tiếp xúc của móng tay với các hoá chất, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe của móng.
- Loại bỏ thói quen cắn móng tay: Cố gắng từ bỏ thói quen cắn móng tay, vì nó có thể gây tổn thương và ngày làm yếu móng.
- Dưỡng móng tay bằng nguyên liệu tự nhiên: Sử dụng các loại dầu như: Dầu dừa, dầu ô liu… để dưỡng móng, giúp giữ ẩm và làm mềm móng.
Lưu ý rằng những thay đổi tự nhiên trên móng tay thường là điều bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đặc biệt là khi gây khó chịu hoặc đau đớn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Khi móng có những bất thường về màu sắc, hình dạng hay bề mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Vì vậy, hãy duy trì thói quen kiểm tra móng thường xuyên sẽ giúp sớm phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng có thể mắc phải như ung thư hắc tố bạn nhé!
Xem thêm:
- Hội chứng móng tay vàng là gì?
- Nguyên nhân móng tay bị tím và cách khắc phục
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể