Nhiều người xuất hiện bướu giáp và cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình. Bướu giáp có khi không sờ thấy nhưng cũng có khi sờ thấy, nhìn thấy rõ ràng. Phân độ bướu giáp sẽ giúp đánh giá độ lớn của bướu giáp.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bướu giáp và phân độ bướu giáp
Một trong số những bệnh về tuyến giáp khá phổ biến chính là bướu giáp. Bướu giáp có nhiều loại khác nhau và cũng có nhiều kích thước khác nhau. Muốn đánh giá độ lớn của bướu giáp, các bác sĩ dùng phân độ bướu giáp. Vậy bướu giáp là gì? Phân độ bướu giáp là gì? Bướu giáp to tiềm ẩn nguy cơ gì và cách chữa trị ra sao?
Contents
Bướu giáp là bệnh gì? Có những loại nào?
Trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bướu giáp là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao.
Bướu giáp là bệnh gì?
Bướu giáp còn được gọi là bướu tuyến giáp, bướu cổ là một dạng rối loạn tuyến giáp khá phổ biến và đa phần là lành tính. Bệnh có biểu hiện là tuyến giáp sưng lên và tăng kích thước một cách bất thường. Một số trường hợp có thể xuất hiện nhân giáp trong tuyến. Ngoài sự gia tăng về kích thước, hầu hết người bệnh đều có chức năng tuyến giáp thay đổi.
Các loại bướu giáp thường gặp
Có 4 loại bướu giáp thường gặp gồm: Phình giáp, bướu giáp nhân, ung thư tuyến giáp, bướu cường giáp. Trong đó:
- Theo thống kê, có khoảng 80% bướu giáp là lành tính và được gọi là phình giáp hay bướu cổ thông thường. Bệnh diễn ra trong thời gian dài nên khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Ở loại bướu giáp này, tuyến giáp phình to nhưng không làm thay đổi chức năng tiết hormon.
- Bướu giáp nhân có dạng đơn nhân hoặc bướu giáp đa nhân lành tính. Người bệnh sờ thấy một hoặc nhiều khối tròn quanh cổ với đường kính 0.5 cm đến vài cm. U chèn ép có thể khiến người bệnh khó nói, giọng khàn, 2 giọng. Nếu u chèn ép tĩnh mạch chủ, người bệnh có thể bị phù cổ, phù mặt, căng phồng lồng ngực.
- Bướu cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn đến dư thừa. Người bị cường giáp có thể xuất hiện triệu chứng: Nhịp tim không đều hoặc nhanh, khó ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc tăng tần suất đại tiện, phình giáp, sụt cân,…
- Ung thư tuyến giáp xảy ra với 5 – 10% bệnh nhân có nhân giáp. Ung thư tuyến giáp có dấu hiệu ban đầu giống bướu cổ nên nhiều người dễ bỏ qua. Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp, siêu âm sẽ phát hiện nhân đặc, vôi hóa, hạch và cần được sinh thiết bằng kim nhỏ nếu nghi ngờ ung thư.
Nguyên nhân gây bướu giáp là gì?
Trước khi tìm hiểu về phân độ bướu giáp, chúng ta sẽ cùng làm rõ nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bướu giáp ở người Việt.
- Thiếu iốt được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bướu giáp ở người Việt. Lý do là i ốt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu i ốt kéo dài sẽ dẫn đến bướu giáp.
- Bệnh Graves hay bướu cổ đôi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp khiến tuyến giáp sản xuất dư thừa thyroxin và làm tuyến giáp sưng lên.
- Khi hai bên tuyến giáp bỗng nhiên xuất hiện các khối u rắn hay các nốt sần đầy dịch lỏng bên trong khiến tuyến giáp bị phình to lên.
- Viêm tuyến giáp Hashimoto là một dạng rối loạn tự miễn làm tổn thương tuyến giáp. Khi đó, lượng hormone tuyến giáp thấp nên tuyến yên sản xuất hormone quá mức để kích thích tuyến giáp. Điều này lại khiến tuyến giáp bị phì đại.
- Phụ nữ khi mang thai cơ thể tăng sản xuất hormone HCG cũng có thể khiến tuyến giáp phì đại hơn bình thường.
Phân độ bướu giáp như thế nào?
Theo cách phân độ bướu giáp của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bướu giáp được phân thành 3 mức độ từ 0 đến 2 theo kích thước bướu.
- Bướu giáp độ 0: Bướu kích cỡ nhỏ, không sờ thấy và không nhìn thấy.
- Bướu giáp độ 1: Bướu có thể sờ thấy nhưng ở tư thế ngồi hay nằm bình thường sẽ không nhìn thấy.
- Bướu giáp độ 2: Ở vị trí bình thường có thể phát hiện cổ to ra và có thể sờ thấy tuyến giáp to một cách dễ dàng.
Ngoài đánh giá theo cách sờ bằng tay, nhìn bằng mắt, siêu âm tuyến giáp sẽ giúp phân độ bướu giáp chính xác hơn dựa trên các chỉ số chuyên môn.
Tìm hiểu thêm: Công dụng của dầu mù u đối với sức khỏe và làm đẹp
Bướu giáp to và nguy cơ tiềm ẩn
Bướu giáp to sẽ chèn ép vào các cấu trúc xung quanh và có thể gây ra những hậu quả như:
- Bướu giáp to chèn ép đường thở lâu ngày dẫn đến suy hô hấp mãn tính, cơ thể sẽ bị thiếu oxy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khí phế thũng hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Tuyến giáp phì đại chèn ép lên thực quản khiến bệnh nhân khó nuốt, kém ăn. Lâu ngày sẽ gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng.
- Bướu giáp to kích thích đường thở cũng gây ho mãn tính. Ho quá nhiều vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến đời sống, công việc của người bệnh. Có những người ho quá nhiều dẫn đến tiêu tiểu mất tự chủ, thoát vị ổ bụng.
- Bướu giáp quá to ảnh hưởng đến thực quản cũng khiến bệnh nhân không nuốt được dẫn đến sặc. Thức ăn vào khí quản và phổi sẽ dẫn đến viêm phổi.
- Bướu giáp làm ảnh hưởng đến thanh quản khiến bệnh nhân khàn tiếng, nói ngọng. Cá biệt, có trường hợp bướu chèn ép làm liệt 2 bên dây thần kinh thanh quản khiến bệnh nhân bị câm vĩnh viễn.
- Có người bệnh bị ngưng thở khi ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy kiệt.
>>>>>Xem thêm: Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ sản phụ cần biết
Điều trị bướu giáp to thế nào?
Ngoài phân độ bướu giáp và nguy cơ tiềm ẩn khi bướu giáp to, chắc hẳn bệnh nhân và người nhà đều muốn biết cách điều trị bệnh. Cách điều trị bướu giáp sẽ phụ thuộc vào loại bướu giáp, kích thước bướu, tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Có 3 phương pháp thường được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị bướu giáp gồm:
Sử dụng thuốc: Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp được áp dụng nếu nguyên nhân bướu giáp to là cường giáp. Thuốc được bác sĩ nội tiết kê đơn thường là Methimazole (Thyrozol), Propylthiouracil,… Ngoài ra còn có các loại thuốc chẹn beta giúp giảm triệu chứng cường giáp như: Propranolol, Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopressor),… Những bệnh nhân bị đau do viêm tuyến giáp có thể được kê Aspirin hoặc Corticosteroid.
Phẫu thuật: Nếu bướu giáp lớn gây khó nuốt, có thở, bệnh nhân có thể cần làm phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Nếu được chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật, tùy tình trạng thực tế bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân có cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp không.
Phóng xạ iod: Điều trị bằng iốt phóng xạ được chỉ định khi tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc ung thư tuyến giáp. Iốt phóng xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và gây teo tuyến giáp. Sau điều trị, bệnh nhân cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh bướu giáp, phân độ bướu giáp cũng như cách điều trị bệnh phổ biến. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh bướu giáp là: Bên dưới cổ bị sưng, người bệnh có cảm giác cổ bị siết chặt từ bên trong, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, ho nhiều… Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bướu giáp nào, bạn nên đi khám tuyến giáp càng sớm càng tốt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể