Bên cạnh chỉ số IQ, trí thông minh cảm xúc cũng dần được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu trí thông minh cảm xúc là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con người?
Bạn đang đọc: Trí thông minh cảm xúc (EQ) là gì? Rèn luyện trí tuệ cảm xúc như thế nào?
Trí thông minh cảm xúc là cụm từ còn khá xa lạ với nhiều người. Nó có vai trò kiểm soát cảm xúc của chính bạn theo chiều hướng tích cực để con người có thể giải tỏa căng thẳng, đạt hiệu quả trong giao tiếp và biết cách lắng người khác,… Nhờ có trí thông minh cảm xúc, bạn có thể xây dựng các mối quan hệ tốt. Từ đó, đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống và công việc.
Contents
Trí thông minh cảm xúc là gì?
Theo các nhà khoa học, trí thông minh cảm xúc (EQ) được hiểu là khả năng nhận thức, quản lý và cân bằng cảm xúc của con người. Một điều vô cùng thú vị về trí thông minh cảm xúc là: Mặc dù trí tuệ của não bộ (IQ) có thể được cải thiện thông qua học hỏi theo thời gian, thì trí tuệ cảm xúc (EQ) lại có sẵn ngay từ khi con người sinh ra.
Trí thông minh cảm xúc có thể được nhận biết thông qua khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Đồng thời người có trí tuệ cảm xúc cao có thể dễ dàng hiểu, diễn giải và phản ứng nhanh chóng với các diễn biến bên ngoài, cũng như thái độ, cảm xúc của người khác.
Các thành phần của thông minh cảm xúc
Trên thực tế, trí thông minh cảm xúc có thể được chia thành 4 cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc. Đó là:
- Nhận thức cảm xúc: Đây là bước đầu tiên quyết định tính chính xác trong việc hiểu cảm xúc cá nhân. Nó được nhận biết thông qua ngôn ngữ cơ thể là: Nét mặt, giọng nói, thái độ và hành động.
- Lý luận bằng cảm xúc: Bước tiếp theo là khả năng sử dụng cảm xúc để áp dụng vào các hoạt động tư duy. Từ đó, nâng cao sức mạnh trí tuệ cảm xúc. Chẳng hạn, con người có xu hướng ưu tiên sự chú ý của bản thân hoặc phản ứng nhanh chóng với các hiện tượng bất thường.
- Hiểu về cảm xúc: Thông qua quá trình nhận thức và lý luận, con người có thể hiểu rõ cảm xúc của bản thân theo nhiều tầng nghĩa khác nhau. Bằng cách này, bạn sẽ biết được nguyên nhân đằng sau cảm xúc vui vẻ, tức giận của con người.
- Quản lý cảm xúc: Mỗi người lại thể hiện cảm xúc cá nhân một cách khác nhau. Đây là mức độ cao nhất của trí thông minh cảm xúc. Nó giúp bạn điều tiết cảm xúc và phản ứng sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất định.
Làm sao để đo lường trí tuệ cảm xúc?
Thông thường, trí thông minh cảm xúc có thể được đo lường thông qua các bài kiểm tra tự báo cáo. Phương pháp này khá phổ biến vì chúng dễ quản lý và người thực hiện có thể cho điểm một cách chủ quan. Khi làm bài, bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi theo 3 câu trả lời chính là “hoàn toàn đồng ý”, “đồng ý” và “không đồng ý”.
Ngoài ra, bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc cũng có thể có phần kiểm tra phản ứng của con người đối với các tình huống. Do đó, bên cạnh quá trình tự đánh giá, việc đánh giá bằng một bên thứ ba sẽ cho ra kết quả chỉ số EQ được chính xác nhất.
Ngoài ra, một số bài kiểm tra chuyên môn được thực hiện bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần là:
- Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT): Nó được xây dựng dựa trên việc đo lường 4 nhánh mô hình EI của Mayer và Salovey. Qua đó, bài kiểm tra có thể đánh giá được khả năng nhận thức, phân tích và quản lý cảm xúc của người thực hiện.
- Bảng kiểm kê năng lực xã hội và cảm xúc (ESCI): Đây là bài kiểm tra yêu cầu người thân và bạn bè của người tham gia đưa ra xếp hạng về chỉ số cảm xúc của họ một cách khách quan nhất. Thông qua bài kiểm tra này, bạn sẽ được đánh giá về các kỹ năng xã hội để nhận biết khả năng lãnh đạo tiềm năng.
Tìm hiểu thêm: Những chia sẻ về viêm lộ tuyến tử cung độ 3
Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc hiệu quả
Trí tuệ cảm xúc rất cần thiết đối với cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp và làm việc hằng ngày. Đây chính là lý do vì sao nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng: Trí thông minh cảm xúc đóng góp nhiều hơn vào thành công chung của con người so với chỉ số IQ. Mặc dù liên quan đến yếu tố bẩm sinh nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng cường trí thông minh cảm xúc theo những cách sau:
- Chấp nhận những lời chỉ trích và chịu trách nhiệm;
- Sửa đổi các lỗi sai;
- Nói không khi cần thiết;
- Chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác;
- Giải quyết vấn đề theo những cách phù hợp với số đông;
- Có sự đồng cảm với người khác;
- Học cách lắng nghe;
- Có định hướng rõ ràng về cuộc sống;
- Không phán xét người khác.
>>>>>Xem thêm: Những tác hại của nước điện giải mà không phải ai cũng biết
Tóm lại, trí thông minh cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng nên cần được rèn luyện hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên chia sẻ và giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh để có thêm lời khuyên và kết nối với cảm xúc của mình một cách tốt hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể