Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gặp phải bệnh này, việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống lành mạnh cũng giúp cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh quá trình điều trị. Vậy uống gì để co búi trĩ?
Bạn đang đọc: Uống gì để co búi trĩ? Những điều bạn nên biết
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh trĩ và các loại thực phẩm, đồ uống mà người bị trĩ nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra lời khuyên hữu ích giúp cải thiện tình trạng bệnh và đẩy nhanh quá trình điều trị. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng khám phá ngay qua bài viết “Uống gì để co búi trĩ?” bạn nhé!
Contents
Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra. Đây được xem là căn bệnh phổ biến nhất trong các vấn đề liên quan đến đại trực tràng. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng bệnh trĩ lại gây nhiều phiền toái cho người mắc bệnh. Do đó, việc hiểu rõ về căn bệnh này có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, điều trị hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở hai dạng là trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện tại ranh giới giữa lớp biểu mô trong cùng của hậu môn và trực tràng. Do nằm bên trong trực tràng, trĩ nội thường không thể nhìn thấy ở giai đoạn sớm và thường chỉ được phát hiện khi đi tiêu ra máu. Khi trĩ phát triển to lên, bệnh nhân có thể lòi búi trĩ khi đi tiêu.
- Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện nằm dưới lớp da của hậu môn. Thường có thể nhìn thấy và sờ thấy, trĩ ngoại thường gây ra đau rát và không thoải mái so với trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.
Bệnh trĩ diễn tiến như thế nào?
Dựa vào tiến triển của trĩ nội, bác sĩ có thể phân loại các cấp độ của bệnh trĩ như sau:
- Trĩ độ 1: Ở giai đoạn này, trĩ mới chỉ ở mức độ nhẹ nhất, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chưa lòi ra ngoài.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài khi đi đại tiện và có thể tự chui vào lại sau khi đi tiêu.
- Trĩ độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi tiêu.
- Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng, búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh không đi tiêu, như khi ngồi xổm, làm việc nặng hoặc di chuyển nhiều. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn cho việc đại tiện và hoạt động hàng ngày.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ như thế nào?
Chế độ ăn uống không khoa học thường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ, vitamin và ít nước có thể tác động nghiêm trọng đối với hệ tiêu hóa. Theo thời gian, có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh trĩ.
Nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời, tình trạng bệnh trĩ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Búi trĩ có thể sưng to hơn, dễ bị kích ứng gây ngứa, rát và dẫn đến tình trạng sa búi trĩ.
Do đó, để kiểm soát bệnh và giảm thiểu các biến chứng, việc thay đổi chế độ ăn uống là rất quan trọng. Vậy uống gì để co búi trĩ? Chọn lựa thức uống giàu chất xơ, vitamin và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh trĩ, giúp các búi trĩ co lại kịp thời và tránh các biến chứng xảy ra.
Uống gì để co búi trĩ giúp cải thiện tình trạng bệnh?
Nước lọc
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường có thói quen tránh việc đi tiểu và đi ngoài do lo lắng về cảm giác đau. Tuy nhiên, thói quen này có thể dẫn đến phân đọng lại trong ruột và gây ra tình trạng phân cứng, khô, làm cho việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn có thể gây tổn thương cho các mạch máu tại hậu môn.
Để giúp các búi trĩ co lại, người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, làm mềm phân và làm cho quá trình đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Nước ép củ cải đỏ
Nước ép từ củ cải đỏ có tác dụng làm dịu ruột, rất phù hợp cho những người mắc bệnh trĩ. Củ cải đỏ chứa nhiều chất xơ, giúp phân được đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể.
Để chuẩn bị nước ép củ cải đỏ, bạn chỉ cần làm sạch và gọt vỏ củ cải, sau đó ép củ cải để lấy nước cốt. Nước ép củ cải đỏ nguyên chất này rất bổ dưỡng và có thể uống hàng ngày.
Nước ép rau xanh
Rau xanh như rau má, rau diếp cá chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng những loại rau này để làm nước ép hoặc nấu canh. Cách làm nước ép từ rau xanh khá đơn giản, chỉ cần sơ chế và ép rau để thu được nước ép nguyên chất. Bạn cũng có thể kết hợp rau xanh với thực phẩm khác như thịt, hải sản để tạo ra các món canh giàu dinh dưỡng, giúp làm giảm bớt triệu chứng của bệnh trĩ.
Tìm hiểu thêm: Thuốc nhuận tràng uống trước hay sau ăn? Lưu ý gì khi sử dụng thuốc nhuận tràng?
Nước ép việt quất
Việt quất chứa anthocyanin, một thành phần có khả năng bền thành mạch ở các mạch máu tại trực tràng, giúp cơ thể chịu đựng áp lực khi đi ngoài tốt hơn và giảm đau rát cho người mắc bệnh trĩ. Việc uống một cốc nước ép việt quất hàng ngày có thể giúp kiểm soát tình trạng sa búi trĩ hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị việt quất tươi, sơ chế và ép chúng để thu được nước ép giàu dinh dưỡng, hỗ trợ co búi trĩ dễ dàng hơn.
Nước ép đu đủ
Đu đủ chứa papain, một enzyme giúp cải thiện quá trình tiêu hóa protein trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ táo bón và làm mềm phân, đồng thời giúp người mắc bệnh trĩ cảm thấy thoải mái hơn khi đi ngoài. Bạn chỉ cần chuẩn bị đu đủ chín, gọt vỏ và thái thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho vào máy ép để thu được nước ép, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả.
Nước trà gừng, chanh và mật ong
Uống gì để co búi trĩ? Nước trà gừng kết hợp với mật ong và chanh là một phương pháp dân gian được sử dụng để loại bỏ độc tố và cải thiện tình trạng bệnh trĩ một cách an toàn. Để chuẩn bị, bạn chỉ cần lấy vài lát gừng nhỏ, đập nhẹ, pha vào nước ấm. Sau đó, thêm mật ong và nước cốt chanh theo khẩu vị và thưởng thức.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho da mặt? Những thực phẩm giúp da mặt tươi trẻ
Nước ép lựu
Lựu chứa nhiều chất xơ và chất chống oxi hóa, giúp giảm viêm, giảm xung huyết tại trực tràng, từ đó giảm thiểu tổn thương gây ra bởi búi trĩ. Bạn cần bóc vỏ, tách hạt và cho vào máy xay để được nước ép lựu.
Nước ép mướp đắng
Mướp đắng có tính mát, chứa nhiều nước và chất xơ. Bằng cách uống nước ép mướp đắng thường xuyên lựa chọn an toàn giúp co búi trĩ. Để làm nước ép này, bạn cần chọn mướp đắng tươi, rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó, cho vào máy ép để lấy nước cốt. Nếu muốn giảm độ đắng, bạn cũng có thể cho thêm nước vào để uống.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “Uống gì để co búi trĩ?”. Điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ và giúp co búi trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, không có đồ ăn thức uống nào có thể giúp co búi trĩ mà không cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và uống đủ nước để duy trì sức khỏe tiêu hóa tốt. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể