Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường dùng

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng. Để giải đáp rõ nhất câu hỏi này cũng như biết thêm một số thông tin về viêm họng mãn tính, Kenshin mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường dùng

Viêm họng là bệnh lý gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Không chỉ vậy, việc điều trị không kịp thời còn khiến viêm họng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy viêm họng mãn tính uống thuốc gì?

Thế nào là viêm họng mãn tính?

Trước khi đi sâu hơn để tìm hiểu viêm họng mãn tính uống thuốc gì, bạn cũng cần nắm rõ thông tin về bệnh viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm họng ở phía sau và ở hầu họng. Bệnh lý này thường dễ tái phát và tái phát nhiều lần, thậm chí kéo dài hơn 1 tháng vẫn chưa thể điều trị dứt điểm.

Tình trạng viêm họng mãn tính có thể do viêm họng cấp kéo dài nhưng không can thiệp điều trị hoặc điều trị không có hiệu quả tốt. Điều này có thể gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy rằng viêm họng mãn tính có thể chữa khỏi nhưng bệnh có tỷ lệ tái phát cao, đặc biệt là ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoặc người nghiện bia rượu, chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ.

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường dùng 1

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm phía sau hoặc viêm hầu họng

Viêm họng mãn tính gồm có 4 dạng chính như sau:

Viêm họng mãn tính xuất tiết: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm họng mãn tính và biểu hiện thường thấy là niêm mạc họng sưng đỏ, có dịch tiết nhầy ở sau thành họng.

Viêm họng mãn tính sung huyết: Triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này của viêm họng mãn tính là tình trạng niêm mạc họng sưng đỏ, có các hạt ở phía sau họng và dịch nhầy tiết ra nhiều.

Viêm họng mãn tính quá phát: Giai đoạn này còn được gọi là viêm họng hạt với đặc trưng là các nang lympho xuất hiện sau thành họng và làm cho niêm mạc họng, lưỡi gà, má hầu dày và gồ lên.

Viêm họng mãn tính teo: Bệnh tiến triển đến giai đoạn này khiến các tuyến nhầy và nang bị xơ hóa, các hạt sau thành họng cũng dần biến mất và niêm mạc nhẵn hơn, mỏng dần, eo họng giãn rộng, chất dịch nhầy khô dần và bán trên thành niêm mạc tạo thành vảy.

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Để biết được viêm họng mãn tính uống thuốc gì cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh gây ra bởi các yếu tố khác nhau sẽ cần điều trị bằng phương pháp và loại thuốc khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất. Viêm họng mãn tính ngoài việc do vi khuẩn, virus tấn công thì còn liên quan đến nhiều yếu tố khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm họng mãn tính:

Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây viêm họng mãn tính. Cụ thể là các cơ vòng dưới của thực quản bị suy yếu và không khép chặt lại hoàn toàn nên dịch vị trào ngược dạ dày có thể lên đến cổ họng và thực quản, từ đó tấn công cổ họng và gây sưng đau, viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Top 6 bệnh viện, phòng khám trĩ tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường dùng 2
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm họng mãn tính

Ngạt tắc mũi: Tình trạng này được đặc trưng bởi phần dịch nhầy chảy từ xoang xuống cổ họng và nguyên nhân có thể do mũi bị dị ứng, dị hình vách ngăn mũi hoặc viêm xoang,… Hiện tượng này khiến người bệnh phải thở bằng miệng trong thời gian dài, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm họng mãn tính.

Viêm amidan mãn tính: Bệnh viêm amidan mãn tính cũng có thể là tác nhân khiến bạn bị viêm họng mãn tính đấy. Khi bị viêm amidan mãn tính, các vi khuẩn, virus có thể di chuyển đến vùng họng và gây bệnh.

Viêm xoang mãn tính: Một tác nhân nữa làm tăng nguy cơ bị viêm họng mãn tính, đó là viêm xoang mãn tính. Đây là bệnh lý có đặc trưng là vùng xoang bị phù nề, khoang mũi bị tắc và dịch chảy xuống cổ họng nên tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở cổ họng.

Bệnh bạch cầu đơn nhân: Bệnh này thường có liên quan mật thiết đến virus Epstein-Barr và kéo theo nhiều phản ứng nhiễm trùng khác, trong đó có viêm họng mãn tính.

Bệnh lậu: Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục và có thể trở thành nguyên nhân gây viêm họng mãn tính do vi khuẩn tiếp xúc với vòm họng khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Triệu chứng khi bị viêm họng mãn tính

Thông thường, biểu hiện của bệnh nhân bị viêm họng mãn tính khá khó phân biệt với các bệnh lý khác nên khó nhận biết đây là viêm họng mãn tính. Tuy nhiên bạn có thể dựa trên một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Vùng cổ họng luôn có cảm giác khô, đau rát hoặc ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Cổ họng tiết nhiều dịch đờm, chất dịch có thể đặc hoặc lỏng, màu sắc dịch khác nhau kèm theo tình trạng hôi miệng.
  • Khàn giọng, khi nuốt cảm thấy bị vướng ở cổ họng và đau rát.
  • Ho kéo dài nhiều ngày không khỏi, đặc biệt ho nhiều khi trời lạnh.
  • Sốt cao, đau đầu, cơ thể đau nhức và mệt mỏi.

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi được chẩn đoán bị viêm họng mãn tính, câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất là viêm họng mãn tính uống thuốc gì mau khỏi, hạn chế nguy cơ tái phát. Thực tế, cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh để bác sĩ cân nhắc, chỉ định viêm họng mãn tính uống thuốc gì phù hợp nhất, vừa giảm triệu chứng bệnh, vừa giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Các nhóm thuốc thường dùng cho bệnh nhân viêm họng mãn tính gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có tác dụng chính là kháng viêm và diệt khuẩn, từ đó hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính. Bị viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Các loại thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm họng mãn tính là Roxithromycin, Penicillin, Augmentin,…

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường dùng 3

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc điều trị teo cơ tủy Zolgensma

Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Một trong những nhóm thuốc thường dùng là thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Trường hợp bệnh nhân bị viêm họng mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản sẽ cần dùng thêm nhóm thuốc này để chữa trị và tránh viêm họng mãn tính tái lại.

Nhóm thuốc chống dị ứng: Bệnh nhân bị viêm họng mãn tính do dị ứng cơ địa thường được kê đơn thêm thuốc chống dị ứng để trị dứt điểm, giảm tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Các thuốc thường dùng là nhóm thuốc Histamin và nhóm Corticoid.

Nhóm thuốc long đờm, tiêu đờm: Người bệnh có biểu hiện ho có đờm sẽ được kê thêm thuốc long đờm, tiêu đờm, hỗ trợ các dịch nhầy đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nhóm thuốc này gồm có thuốc Bromhexin, Acetylcystein,…

Nhóm thuốc kháng sinh hạ sốt: Bệnh viêm họng mãn tính thường dẫn đến sốt nên đây cũng là nhóm thuốc thường được kê cho người bị viêm họng mãn tính.

Nhóm thuốc giảm ho khan: Gồm một số loại thuốc như thuốc Codein, thuốc Dextromethorphan,…

Như vậy, Kenshin vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm họng mãn tính uống thuốc gì và chia sẻ thêm một số thông tin cần thiết về bệnh viêm họng mãn tính. Khi được bác sĩ chẩn đoán viêm họng mãn tính người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn điều trị, uống thuốc đúng giờ, sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để có sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không
  • Top 5 thuốc chữa viêm họng hạt tốt nhất hiện nay
  • Mách bạn một số cách chữa viêm họng mãn tính dân gian

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *