Xương chũm là một phần của tai giữa. Xương chũm là một xương xốp, tại đây hòm tai thông với xương chũm. Điều này giải thích nguyên nhân gây ra viêm tai xương chũm là do điều trị viêm tai giữa không đúng cách và triệt để hoặc do sức đề kháng của cơ thể quá yếu trong trường hợp sau khi mắc cảm lạnh, cúm,….
Bạn đang đọc: Viêm tai xương chũm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Khi viêm xương chũm chuyển sang mãn tính sẽ trở thành căn bệnh nguy hiểm, dễ biến chứng. Những biến chứng này cực kỳ nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.
Contents
Tình trạng viêm tai xương chũm là gì?
Viêm xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm xung quanh sào bào và tai giữa. Khác với phản ứng xương chũm do ứ đọng mủ ở tai giữa, viêm xương chũm này chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Tổn thương chủ yếu là loãng xương và tắc mạch máu xương, vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy dần, các ổ mủ tích tụ tại thành túi mủ, có khi xương chết thành khối gây ra nhiều ổ viêm xương chũm. Viêm xương chũm bao gồm 2 loại chính là viêm xương chũm cấp tính và mãn tính.
Viêm tai xương chũm cấp thường xuất hiện sau viêm tai giữa. Bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm tế bào xương chũm. Tình trạng này luôn đi kèm với viêm tai giữa cấp tính và có thể nghiêm trọng hơn thành viêm tai giữa mãn tính.
Viêm tai xương chũm mạn tính được định nghĩa là tình trạng chảy mủ từ tai kéo dài trên 3 tháng. Viêm xương chũm cấp tính hoặc các bệnh mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, tắc tĩnh mạch trong não. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại khoa tai mũi họng.
Viêm tai xương chũm là tình trạng tổn thương xương chũm
Nguyên nhân gây viêm tai xương chũm
Nguyên nhân chủ yếu là do viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm. Ngoài ra còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm xương chũm như:
- Viêm tai giữa ứ mủ không được hút dịch mủ.
- Lỗ thủng màng nhĩ bị bít tắc không lưu thông được mủ.
- Nhiễm trùng nặng làm giảm sức đề kháng do cảm lạnh, cảm cúm.
- Thể trạng yếu như người suy dinh dưỡng, trẻ ốm yếu, người suy giảm miễn dịch.
- Do vi khuẩn Haemophilus influenzae, Staphylococcus hoặc Streptococcus gây nhiễm trùng.
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm xương chũm. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh từ 6 đến 13 tháng hoặc ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ và đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để biết thêm thông tin.
Tìm hiểu thêm: Có mấy loại ung thư phổi?
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm tai xương chũm nếu không điều trị dứt điểm các bệnh về taiTriệu chứng phát hiện viêm tai xương chũm
Các triệu chứng của căn bệnh viêm tai này có thể bao gồm tai có mủ, đau nhức hoặc khó chịu trong tai, sốt cao đột ngột, nhức đầu, giảm thính lực hoặc mất thính lực, tai hoặc vùng sau tai bị sưng, đỏ. Bạn có thể mắc các triệu chứng khác không được đề cập ở trên.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn nên đến bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện. Cơ địa và tình trạng sức khỏe ở mỗi người là khác nhau do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định phương pháp chẩn đoán, điều trị tốt nhất.
Cách thức điều trị viêm xương chũm
Trước đây nếu được chẩn đoán là viêm xương chũm cấp tính thì việc phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp điều trị bằng thuốc với kháng sinh toàn thân và kháng viêm là phương thức điều trị duy nhất. Nhưng hiện nay với hệ kháng sinh hiệu quả, thay vì phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định mở rộng lỗ dẫn lưu trong màng nhĩ kết hợp với thuốc tiêm, dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ.
Viêm xương chũm mạn tính cần được phẫu thuật sớm để bảo tồn thính giác và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Nguyên tắc điều trị là điều trị kháng sinh phổ rộng, nếu cần thì mổ kịp thời để tránh biến chứng. Sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau. Phẫu thuật loại bỏ túi mủ, nếu các triệu chứng sốt, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, điếc tai kéo dài.
Tuỳ vào triệu chứng và mức độ nguy hiểm mà bệnh nhân mắc phải điều trị nội khoa hay ngoại khoa phù hợp, bên cạnh dùng thuốc thì có thể xem xét điều trị ngoại khoa như sau: Mở sào bào để dẫn mủ và làm sạch mô viêm, làm thông tai giữa và tế bào chũm. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc chỉnh hình xương chũm nếu dùng thuốc kháng sinh không hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh
Nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ bị viêm xương chũm nên đi khám và điều trị sớmCách hạn chế diễn tiến của viêm xương chũm
Những thói quen và lối sống sau đây sẽ giúp hạn chế diễn tiến của bệnh viêm xương chũm:
- Hẹn khám để theo dõi sự tiến triển của các triệu chứng và sức khỏe của bạn.
- Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc nếu không được bác sĩ kê đơn hoặc tự ý mua thuốc uống.
- Giữ tai sạch và khô ráo, có thể dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm trong tai để hút chất dịch.
Trên đây là những thông tin về viêm tai xương chũm mà bạn nên biết để bảo vệ tai tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm dẫn đến suy giảm thính giác. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ hay thắc mắc nào hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể