Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là một căn bệnh khá hiếm gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe nếu người bệnh không kịp thời điều trị. Mặc dù vậy, những đặc điểm, tính chất của căn bệnh này không phải ai cũng hiểu rõ.
Bạn đang đọc: Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Cách chẩn đoán và điều trị
Áp xe não, viêm màng não… đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể sẽ gặp phải nếu như mắc phải căn bệnh viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Việc thực hiện chẩn đoán và điều trị là bước rất quan trọng nhằm giúp bạn khắc phục được tình trạng bệnh lý.
Contents
Cách chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm chính là đợt viêm cấp tính với những triệu chứng giống như viêm xương chũm cấp tính và rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm gây cho người bệnh cảm giác đau nhức
Để chẩn đoán viêm tai xương chũm, bác sĩ sẽ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau như:
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT scan) đầu và tai.
- Quét MRI đầu và tai.
- Chụp X – quang hộp sọ.
- Kiểm tra tế bào bạch cầu nhằm xác định được sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng.
Nếu như những xét nghiệm thông thường không mang đến hiệu quả điều trị cao, bác sĩ có thể chọc vòi cột sống hoặc chọc dò thắt lưng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể xác định được mức độ nhiễm trùng có gây ảnh hưởng tới cuộc sống hay không.
Phương pháp điều trị viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
Viêm tai xương chũm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên có kế hoạch điều trị để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Việc điều trị ban đầu đối với các trường hợp bị nhiễm trùng xương chũm đó là dùng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng mà có thể bao gồm các phương pháp điều trị gồm:
Điều trị y tế
Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị thường bao gồm dùng kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân cần được nhập viện để được điều trị.
Nếu việc điều trị bằng thuống kháng sinh không mang đến hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ lấy mẫu vi khuẩn và tiến hành việc kiểm tra ở phòng thí nghiệm để có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh và chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp.
Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần xương chũm. Mục đích của phẫu thuật này đó là loại bỏ phần xương chũm đang bị nhiễm trùng và không thể phục hồi được.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách?
Phẫu thuật viêm tai xương chũm hồi viêmNếu như tình trạng nhiễm trùng dẫn đến hình thành ổ áp xe là khối sưng lên của phần chất lỏng bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật nhằm dẫn lưu áp xe.
Điều trị viêm tai giữa
Biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp để ngăn ngừa viêm xương chũm đó là nên điều trị viêm tai giữa. Điều cần thiết và quan trọng đó là bệnh nhân nên đến bệnh viện để được kiểm tra nếu như các triệu chứng không có sự cải thiện. Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa đôi khi cần phải tái khám định kỳ để tránh trường hợp bệnh bị tái phát trở lại.
Khi bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh để điều trị, bệnh nhân nên sử dụng tất cả các loại thuốc ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã được cải thiện. Việc sử dụng thuốc không đủ liệu trình có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng bị tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với các trường hợp mắc chứng viêm tai giữa tái phát, bệnh nhân không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ bởi có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu do căn bệnh HIV/AIDS, bị tiểu đường hay thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu như cơ thể có những dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa viêm xương chũm
Để phòng ngừa viêm tai xương chũm, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
- Dùng nút tai: Nếu như bị nhiễm trùng tai, bệnh nhân nên đeo nút tai mỗi khi đi bơi hoặc tắm để ngăn ngừa tình trạng viêm xương chũm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên hút thuốc bởi sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng tai, viêm xương chũm và các bệnh lý về tai khác.
- Cần kiểm soát tình trạng viêm và dị ứng bởi có thể gây tắc nghẽn ở bên trong của ống tai. Điều này sẽ làm gia tăng tình trạng viêm xương chũm và nhiễm trùng ở bên trong tai.
- Phòng ngừa tình trạng cảm lạnh bằng cách không sử dụng nước uống, đồ uống lạnh, thường xuyên rửa tay và giữ ẩm cần thiết.
- Trẻ sơ sinh cần được nuôi bằng sữa mẹ trong 6 đến 12 tháng đầu đời. Lượng kháng thể có trong sữa mẹ sẽ có tác dụng hỗ trợ làm giảm tình trạng nhiễm trùng tai.
- Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ. Cha mẹ nên trao đổi với các bác sĩ về những chủng ngừa viêm màng não, viêm phổi, các loại vacxin phòng ngừa viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm và nhiễm trùng tai.
>>>>>Xem thêm: Dấu vân tay DNA là gì? Kiểm tra vân tay DNA như thế nào?
Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng vacxin để ngăn ngừa bệnhViêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm có thể gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn nên có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể