Sau tuổi 40, đôi mắt của chúng ta trở nên kém linh hoạt hơn nhiều do sự thoái hóa của các thấu kính tự nhiên trong mắt. Khi mắt kém linh hoạt, khả năng nhìn gần trở nên kém hơn. Ở người cao tuổi, hiện tượng này được gọi là viễn thị. Vậy “Viễn thị có cần đeo kính không?”, hãy cùng Kenshin tìm hiểu hiện tượng này nhé!
Bạn đang đọc: Viễn thị có cần đeo kính không?
Người bị viễn thị nhìn các vật ở gần rất khó khăn, trong khi đó khả năng nhìn xa lại rất tốt, trái ngược với tật cận thị. Do đó, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Với câu hỏi “Viễn thị có cần đeo kính không?”, Kenshin sẽ cung cấp những thông tin cho bạn về vấn đề này và đồng thời giải đáp thắc mắc trên.
Contents
Viễn thị là gì?
Bình thường, các tia sáng khi đi vào mắt sẽ hội tụ ngay tại võng mạc. Khi người bệnh mắc chứng viễn thị, tiêu điểm của hình ảnh bị rơi vào phía sau võng mạc, bởi vì người bị viễn thị có giác mạc bị dẹt, hoặc trục nhãn cầu quá ngắn so với đa số người bình thường. Bệnh lý viễn thị có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải.
Viễn thị là một chứng bệnh sai lệch về khúc xạ. Khi mắt đang nghỉ ngơi, các tia sáng song song chiếu tới mắt sẽ hội tụ ở một điểm nằm phía sau võng mạc. Do vậy, muốn nhìn vật rõ hơn, mắt của người bệnh sẽ phải điều tiết nhiều hơn để đưa ảnh từ phía sau về đúng vị trí ở trên võng mạc.
Trong một số trường hợp bị mắc chứng viễn thị nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể nhìn thấy rõ những vật ở khoảng cách rất xa. Viễn thị có thể có tính chất di truyền. Triệu chứng của viễn thị khá giống với chứng lão thị hay gặp ở người già.
Viễn thị là khi nhìn gần khó khăn hơn nhìn xa
Khi mắc tật viễn thị, người bệnh thường có thể gặp những triệu chứng sau:
- Đau nhức đầu, hai bên thái dương.
- Nhức mỏi mắt thường xuyên, nhất là khi cố gắng nhìn rõ các vật ở gần.
- Khó quan sát các vật ở gần, muốn nhìn rõ thì cần nheo mắt lại.
- Lòng đen của mắt bị lệch vào bên trong (lác trong).
- Khó nhìn rõ các bản in nhỏ, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng không đủ.
- Nhìn thấy những tia sáng (hoặc quầng sáng) bay xung quanh đèn.
- Nhìn đôi.
Khi có những triệu chứng trên, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy đôi mắt của bạn đã phải điều tiết quá sức, dẫn đến thị lực bị suy giảm trong thời gian ngắn. Bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên ngành Nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cần thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường về mắt
Bác sĩ sẽ giúp bạn cắt số kính phù hợp nhất với đôi mắt của bạn. Bên cạnh việc khám tật viễn thị, các vấn đề về mắt khác cũng sẽ được bác sĩ lưu tâm khi bạn đến khám.
Nguyên nhân gây ra chứng viễn thị
Có rất nhiều nguyên nhân đã được chứng minh liên quan đến chứng viễn thị, tùy thuộc vào nguyên nhân thì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau và viễn thị có cần đeo kính không cũng phụ thuộc và các nguyên nhân này. Chứng viễn thị có 3 nguyên nhân chính:
- Bẩm sinh: Do trục nhãn cầu quá ngắn. Theo nhiều nghiên cứu về di truyền học, nếu cha mẹ mắc chứng viễn thị thì tỷ lệ con cái cũng mắc chứng này sẽ cao hơn.
- Người bệnh thường xuyên nhìn xa: Do người bệnh không giữ đúng tầm nhìn (khoảng cách nhìn), khiến thể thủy tinh của mắt phải đàn hồi nhiều trong một thời gian dài. Điều này sẽ khiến mắt mất dần khả năng điều tiết.
- Thể thủy tinh bị lão hóa: Thể thủy tinh bị mất tính đàn hồi, mất khả năng điều tiết.
Tìm hiểu thêm: Thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không?
Tật viễn thị có cần đeo kính không ở trẻ mắc bẩm sinh?Viễn thị có cần đeo kính không?
Nếu bạn băn khoăn “Viễn thị có cần đeo kính không?”, Kenshin xin trả lời là có. Kính viễn thị chuyên dụng là một cặp thấu kính hội tụ, có vai trò giúp tiêu điểm của hình ảnh trở về đúng điểm vàng.
Khi đó, mắt không còn phải điều tiết quá sức, thị lực trở nên rõ ràng hơn, người bệnh không còn bị nhức mỏi mắt. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, người bệnh sẽ có những lưu ý riêng để đảm bảo rằng việc sử dụng kính viễn thị đạt được hiệu quả cao nhất.
Viễn thị ở trẻ em
Đối với trẻ nhỏ (bị tật viễn thị bẩm sinh) thì trước tiên, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám định kỳ để trẻ được các bác sĩ theo dõi sức khỏe mắt thường xuyên. Bác sĩ sẽ thăm khác, tư vấn cặn kẽ và có những yêu cầu cho bệnh nhân tuân theo. Sau mỗi lần kiểm tra, trẻ sẽ có kết quả đo thị lực. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ có các phương thức điều chỉnh hợp lý đối với kính mắt và thuốc uống, cải thiện độ viễn thị theo thời gian.
Viễn thị ở người lớn
Đối với người lớn khi gặp các dấu hiệu bất thường về thị lực. Có thể là hạn chế nhìn gần, chỉ nhìn được xa kèm theo các biểu hiện tăng điều tiết quá mức của mắt thì bạn cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín. Đồng thời, bạn luôn cần giữ vệ sinh cho mắt kính để thị lực của mình được đảm bảo.
Viễn thị cần đeo kính khi nào?
Các chuyên gia nhãn khoa khuyến khích cộng đồng nên đi khám mắt cơ bản ở tuổi 40. Đây là độ tuổi gặp khác nhiều vấn đề về thị lực, bao gồm cả tật viễn thị. Sau độ tuổi này, bạn nên đều đặn đi khám mắt với chu kỳ từ 1 đến 3 năm ở độ tuổi từ 55 đến 64, từ 1 đến 2 năm sau tuổi 65.
Người bị viễn thị trên 0,5 độ cần đeo kính viễn thị ngay. Bởi lẽ, nếu không đeo kính thì mắt bạn sẽ phải điều tiết quá sức trong một khoảng thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng độ viễn thị nhanh chóng, việc chữa trị sau này càng gặp nhiều khó khăn.
Tật viễn thị có thể tăng độ. Việc độ viễn thị có tăng hay không phụ thuộc vào lối sống và phong cách sinh hoạt của người bệnh. Bạn nên đi khám mắt từ 3 đến 6 tháng/lần định kỳ tại những bệnh viện uy tín để được bác sĩ điều chỉnh đúng độ kính, đảm bảo rằng mắt không còn tăng độ.
Điều trị tật viễn thị
Việc điều trị viễn thị có cần đeo kính không còn phụ thuộc nhiều vào các phương pháp điều trị chính của viễn thị. Có nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ điều chỉnh tật về mắt này bằng các loại thuốc, phẫu thuật và phương pháp tập luyện bổ sung. Các cách điều trị như sau:
Điều trị bằng kính viễn thị
Đây là phương pháp cơ bản nhất, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bạn có thể dễ dàng sắm một chiếc kính có gọng hoặc kính áp tròng để tăng cường thị lực cho đôi mắt.
Dòng kính viễn thị đơn tròng đang khá được ưa chuộng, khi đa số các bạn trẻ bị viễn thị đều lựa chọn loại kính này. Kính đơn tròng khắc phục việc khó nhìn rõ các vật ở gần của người bị viễn thị. Đặc biệt, giới trung niên hoặc người mới bị viễn thị cũng khá ưa thích loại kính này nếu chưa làm quen được với việc sử dụng kính 2 tròng hay kính đa tròng.
>>>>>Xem thêm: Bộ Y tế: Biến thể phụ Covid-19 BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam
Cấu tạo của kính viễn thị trên thị trườngKính viễn thị 2 tròng là dòng sản phẩm cũ, hiện nay ít được ưa chuộng. Về cấu tạo, hai thấu kính nằm trên cùng 1 tròng kính, nhưng hoạt động độc lập với nhau. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi muốn quan sát một vật thể ở giữa. Chính vì vậy, loại kính này đã dần không còn được lựa chọn để điều trị tật viễn thị.
Điều trị không sử dụng kính
Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều phương pháp phẫu thuật giúp điều trị bệnh lý viễn thị. Trong đó, phương pháp phẫu thuật định hình lại bề mặt mắt như LASIK hoặc CK đang ngày càng phổ biến hơn, đặc điểm của từng kỹ thuật như sau:
- Trong kỹ thuật LASIK, bác sĩ sẽ sử dụng dao vi phẫu và laser để định hình, không cần khâu.
- Đối với kỹ thuật CK, bác sĩ lại dùng một đầu dò nhỏ, cùng với sóng vô tuyến để giúp cải thiện thị lực.
Ngoài ra, cấy ghép giác mạc trong điều trị tật viễn thị cũng đang là một hướng đi mới, được nhiều chuyên gia quan tâm bởi triển vọng điều trị bệnh tốt, hạn chế tái phát và thu được hiệu quả cao trong cải thiện về tầm nhìn. Có 3 phương pháp cấy ghép hiện nay:
- Cấy ghép toàn phần.
- Ghép giác mạc nội mô.
- Ghép giác mạc lớp mỏng trước.
Việc cấy ghép giác mạc đang được nghiên cứu rất kĩ, bởi vì theo một số trường hợp được ghi nhận, người bệnh đã có một số biến chứng nguy hiểm sau khi cấy ghép. Bên cạnh đó, phương pháp này còn tương đối mới, đòi hỏi kỹ thuật và chi phí còn cao.
Các bạn thân mến, thông qua bài viết trên đây, Kenshin hi vọng đã cung cấp được các thông tin trả lời quan trọng đối với câu hỏi “Viễn thị có cần đeo kính không?”. Khi nhận thấy đôi mắt gặp phải những dấu hiệu đáng nghi ngờ, bạn cần nhanh chóng đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể