Mụn cóc chảy máu và cách điều trị đơn giản, hiệu quả không để lại sẹo, giảm bớt đau đớn. Hãy cùng tham khảo các xử lý mụn cóc đúng cách dưới đây.
Bạn đang đọc: Xử lý thế nào tránh mụn cóc chảy máu nguy hiểm?
Mụn cóc không đau đớn nhưng làm mất thẩm mỹ. Trên da xuất hiện những nốt mụn sần sùi, xấu xí khiến người bệnh tự ti, xấu hổ. Khi mụn cóc chảy máu có khả năng lây nhiễm cao. Dưới đây là cách xử lý mụn cóc chảy máu hiệu quả nhất không gây biến chứng nguy hiểm.
Contents
Mụn cóc và nguyên nhân gây ra mụn cóc?
Mụn cóc hình thành do vi khuẩn papillomavirus ở người hay còn gọi là vi khuẩn HPV. Mụn có thể lây lan khi môi trường tiếp xúc da có chứa vi khuẩn HPV. Mụn cóc là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người nhưng nhiều hơn cả là ở trẻ nhỏ.
Trẻ em là đối tượng mắc cao nhất do không biết giữ gìn vệ sinh, thường xuyên chơi ở các khu vực bẩn. Đối với người lớn, nguyên nhân gây ra mụn cóc do dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc lây nhiễm khi bơi tại bể bơi chung.
Mụn cóc cũng xuất hiện ở các đối tượng bị suy giảm miễn dịch do mắc: Bệnh gan, lách, bị ung thư máu hoặc nhiễm HIV/AIDS. Hoặc những đối tượng khác có hệ miễn dịch kém như người già, phụ nữ có thai,… Người bị rối loạn chuyển hóa, suy nhược thần kinh.
Mụn cóc là khối u lành tính không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày không chữa trị, mụn lan ra những vùng khác khiến cơ thể bị bao phủ bởi lớp da sần sùi không được đẹp mắt.
Mụn cóc hình thành do vi khuẩn papillomavirus
Một số dạng mụn cóc phổ biến
Có rất nhiều loại mụn cóc khác nhau. Nó có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng vị trí mọc như: Sùi mào gà – loại mụn cóc ở bộ phận sinh dục, mụn cóc bàn chân bàn tay,… Dưới đây là 4 dạng mụn cóc có tỉ lệ người mắc cao nhất:
Mụn cóc ở lòng bàn chân
Mụn cóc lòng bàn chân có hình dạng cục thịt màu nâu cứng hoặc nhạt. Chúng có thể mọc riêng lẻ từng cái hoặc thành đám vón cục.
Chúng ta dễ nhầm lẫn mụn cóc lòng bàn chân và vết chai bàn chân. Đặc điểm phân biệt hai loại này là: Mụn cóc mọc vị trí này có màu chấm đen nhỏ xíu trên bề mặt cục mụn. Đó là kết thúc của các mao mạch máu. Còn vết chai chân không có chấm đen, chỉ có vết cứng màu vàng như nến sáp ở các vị trí chịu lực tì đè.
Dù mụn mọc dưới lòng bàn chân nhưng khi đi đứng không gây đau đớn. Tuy nhiên nếu kích thước lớn hơn và lâu ngày sẽ khiến người bệnh cảm thấy hơi tê nhức, khó chịu.
Mụn cóc vùng sinh dục
Đối với phụ nữ: Mụn cóc sinh dục thường mọc ở vùng lông mu, bên trong âm đạo, xung quanh thậm chí tận sâu trong hậu môn. Những nốt mụn này giống các cục thịt thừa nhỏ, màu hồng đỏ hoặc hồng tươi.
Một số mụn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng số khác lại giống như súp lơ, mọc thành đám xù xì xấu xí.
Đối với đàn ông: Các cục mụn nổi trên trục dương vât, hậu môn, các vị trí vùng niêm mạc. Một số người xuất hiện quanh miệng, khoang họng hay da bìu. Chúng có màu hồng, nâu, đường kính 1 – 2mm. Khi mụn phát triển lớn hơn có thể lên tới vài centimet, ẩm, dày sừng.
Mụn cóc sưng lên gây ngứa, khó chịu, không đau hoặc đau nhẹ. Khi bị vỡ nốt mụn chảy ra dung dịch có mùi hôi và dễ dàng lây lan sang các vùng da bình thường.
Loại mụn này do virus HPV gây ra nên người mắc ở bộ phận sinh dục có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ví dụ như: Ung thư cổ tử cung, viêm bao quy đầu, viêm ống dẫn tinh,…
Mụn cóc quanh móng
Mụn cóc ở quanh các móng tay, móng chân. Loại này không có triệu chứng bệnh rõ ràng nhưng gây đau rát, nhức vùng bị. Đặc biệt, mụn cóc vị trí quanh móng có thể gây tách móng, thối móng dẫn đến rụng móng.
Những nhân viên nail, người hay cắn móng tay hoặc tiếp xúc nhiều trong môi trường ẩm ướt dễ mắc mụn cóc quanh móng.
Tìm hiểu thêm: Chi phí phẫu thuật viêm tai xương chũm có đắt không? Có gây biến chứng gì không?
Mụn cóc thường xuất hiện quanh móng, cơ quan sinh dục và lòng bàn chân
Mụn cóc chảy máu nguy hiểm thế nào?
Mụn cóc bình thường không nguy hiểm nhưng do cách xử lý chưa đúng dẫn đến chảy mủ và gây đau đớn cho người bị. Một số nguyên nhân khiến mụn cóc chảy máu như: Đốt laser, cạo cắt mụn, va chạm phải vị trí nốt mụn,…
Mụn cóc bình thường chỉ cần tiếp xúc thoáng qua đã có thể lây lan từ người sang người. Ai bị mụn cóc cũng phải luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tránh các vùng lành lặn bị lây nhiễm. Mụn cóc khi chảy máu càng có khả năng lây lan cao gấp nhiều lần.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả
Mụn cóc chảy máu do không được điều trị đúng cách
Cách điều trị mụn cóc tránh chảy máu
Hiện nay có rất nhiều cách xử lý khi mụn cóc chảy máu khác nhau, dưới đây là một số cách chủ yếu nhất và được bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng:
Dùng liệu pháp lạnh
Phương pháp này có thể dùng phun đông lạnh hoặc sử dụng nitơ lỏng đóng băng các mụn cóc. Nếu điều trị tại nhà, nhiệt độ đóng băng phải thấp đến âm gần 100 độ.
Khó khăn nhất khi tự điều trị tại nhà là nhiệt độ đóng băng không đủ hiệu quả. Phương pháp này có thể gây đau đớn nếu tự điều trị vì thời gian sử dụng thuốc xịt lâu hơn do thiếu cơ sở vật chất và thiết bị máy móc chuyên dụng.
Điều trị bằng phẫu thuật
Chỉ nên chọn phẫu thuật khi số lượng mụn cóc mọc nhiều thành từng mảng lớn. Ưu điểm phương pháp này là loại bỏ cả loại mụn cóc mọc ẩn bên trong cơ thể.
Phẫu thuật là cách điều trị mụn cóc tránh chảy máu nhanh nhất, tránh nguy cơ tự làm gây lây lan. Khi thực hiện cần gây tê để tránh đau. Nhược điểm khi chọn phương pháp phẫu thuật loại bỏ mụn cóc là để lại các vết sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
Đốt nhiệt laser
Đốt laser là phương pháp nhanh và phổ biến nhất hiện nay. Nó chuyên chữa trị mụn cóc lớn từng mảng chủ yếu. Cách đốt mụn cóc bằng laser này ít gây đau đớn, tổn thương vùng da bị bệnh. Nhưng lại có nhược điểm chỉ trị mụn cóc ngoài da, không loại bỏ triệt để virus mầm bệnh sâu bên trong.
Bạn không thể tự điều trị bằng phương pháp này. Yêu cầu người thực hiện phải có tay nghề cao tránh gây tổn thương vùng da lành lặn xung quanh hay để lại sẹo.
Mụn cóc ảnh hưởng xấu tới tinh thần và thẩm mỹ. Mụn cóc chảy máu càng nguy hiểm hơn khi lây lan nhanh. Do đó, bạn không nên tự ý chữa mụn cóc tại nhà mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành chữa trị.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể