Sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hormone sinh dục nữ. Dưới đây là một số giai đoạn hormone ở phái nữ thay đổi rõ rệt nhất mà bạn cần biết.
Bạn đang đọc: Hormone sinh dục nữ là gì? Những giai đoạn hormone thay đổi bạn cần biết
Hormone đóng một vai trò thiết yếu trong việc điều tiết các hoạt động sinh lý của cơ thể. Ở phụ nữ, hormone quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sắc đẹp và khả năng sinh sản là hormone sinh dục nữ. Cùng tìm hiểu về loại hormone này và sự thay đổi của nó trong từng giai đoạn của cuộc đời qua bài viết dưới đây.
Contents
Hormone sinh dục nữ là gì?
Hàng ngày, các tuyến nội tiết trong cơ thể chúng ta như: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận,… vẫn tiết ra một chất. Chất này đi vào máu để đến các cơ quan, điều hòa và duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Đó chính là hormone.
Hormone sinh dục nữ là chất được sản sinh bởi tuyến sinh dục, tác động trực tiếp tới khả năng sinh sản, ham muốn tình dục, làn da và tóc của phái đẹp. Bất kỳ sự dư thừa hay thiếu hụt hormone đều dẫn tới các vấn đề về sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động sinh lý.
Có những loại hormone sinh dục nữ nào?
Hormone sinh dục nữ được sản sinh ở những bộ phận nào, có những loại nào là thắc mắc chung của nhiều chị em. Trước khi đi vào trả lời câu hỏi hormone sinh dục nữ thay đổi như thế nào qua từng thời kỳ, hãy cùng tìm hiểu thông tin về 3 loại hormone này. Đó là:
Testosterone
Nhiều người lầm tưởng rằng testosterone chỉ có ở cánh mày râu. Tuy nhiên, trên thực tế, trong cơ thể phụ nữ cũng có một lượng testosterone giao động trong khoảng 15 – 70 mg/dL. Hormone này được tạo ra chủ yếu bởi buồng trứng và tuyến thượng thận, có vai trò điều hòa kinh nguyệt, tăng khả năng sản xuất hồng cầu và khối lượng cơ bắp,…
Estrogen
Cụm từ estrogen hẳn đã không còn xa lạ với nhiều chị em, nhưng ít ai hiểu được hết nguồn gốc và tác dụng của nó. Bên cạnh testosterone, đây cũng là hormone giới tính quyết định khả năng sinh sản và chức năng tình dục ở phụ nữ. Một số nguồn estrogen dồi dào là: Đậu nành, các loại quả mọng, ngũ cốc, rau cải và các thực phẩm giàu protein khác.
Progesterone
Progesterone là hormone sinh dục nữ được sản xuất sau thời gian rụng trứng. Ngoài buồng trứng và tuyến thượng thận, nhau thai cũng tiết ra hormone này. Thiếu hụt progesterone có thể dẫn tới một số vấn đề như: Rối loạn kinh nguyệt, khó đậu thai, mang thai ngoài tử cung, giảm ham muốn tình dục,…
Những giai đoạn thay đổi hormone ở phụ nữ
Sự gia tăng hoặc suy giảm ở lượng hormone trong cơ thể sẽ dẫn tới sự thay đổi về ngoại hình và tinh thần của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone sinh dục nữ là khác nhau trong từng giai đoạn của cuộc đời. Cụ thể:
Ở tuổi dậy thì
Khi bắt đầu bước vào thời gian dậy thì, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone LH giải phóng từ tuyến yên sẽ làm buồng trứng gia tăng sản xuất hormone estrogen và progesterone. Điều này dẫn tới một số thay đổi về hình thể của bé gái như: Tăng cân, phát triển kích cỡ núi đôi, xuất hiện lông ở nách, bộ phận sinh dục và đặc biệt là bắt đầu có kinh nguyệt.
Thời kỳ nguyệt san
Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng cao làm nang trứng vỡ ra và rụng trứng. Sau đó, progesterone bắt đầu được nang trứng giải phóng. Đây là quãng thời gian lý tưởng nhất cho việc thụ thai. Nếu việc thụ thai không xảy ra, các hormone bao gồm: Estrogen và progesterone sẽ giảm. Lúc này, máu kinh sẽ xuất hiện do lớp niêm mạc tử cung bong ra.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch nông chi dưới là gì?
Khi mang thai
3 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, phôi thai dần hình thành và phát triển. Lúc này, ngoài estrogen và progesterone, trong cơ thể hình thành một nội tiết tố mới là Human Chorionic Gonadotrophin (HCG). Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu liên tục, buồn nôn ở thai phụ.
Vào tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, hormone Human Placetal Lactogen (HPL) bắt đầu được sản sinh ở nhau thai. Các hormone sinh dục nữ kích thích trao đổi chất và gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Vào giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố nữ bắt đầu có sự suy giảm mạnh. Chị em phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể như: Kinh nguyệt không đều, khô âm đạo, nóng trong người, tâm trạng thất thường,… Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài bao lâu là tùy vào cơ địa mỗi người. Thông thường là từ 2 – 5 năm.
Ở tuổi mãn kinh
Bước vào độ tuổi 50, chị em sẽ không còn thấy xuất hiện kinh nguyệt. Hàm lượng estrogen và progesterone được sản sinh từ buồng trứng sụt giảm nghiêm trọng. Ngoài những biểu hiện tương tự tiền mãn kinh, trứng không còn rụng, đồng nghĩa với việc phụ nữ không còn khả năng có thai khi quan hệ tình dục.
>>>>>Xem thêm: Bữa sáng nên ăn gì tốt cho dạ dày? Những thói quen trong bữa sáng để bảo vệ dạ dày
Ở mỗi cột mốc trong cuộc đời, hormone sinh dục nữ sẽ có sự thay đổi nhất định. Việc thiếu hụt hoặc dư thừa nội tiết tố nữ sẽ gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì thế, chị em nên duy trì thói quen tập thể dục, ăn đầy đủ chất và luôn giữ tinh thần thoải mái để cơ thể luôn khỏe đẹp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể