Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, tiến triển biến chứng âm thầm khó phát hiện. Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định thuốc chống biến chứng tiểu đường để phòng ngừa bệnh tiến triển. Cùng Kenshin tìm hiểu các nhóm thuốc này nhé!
Bạn đang đọc: Thuốc chống biến chứng tiểu đường thường dùng và biện pháp phòng ngừa biến chứng
Bên cạnh mục tiêu kiểm soát tốt đường huyết hay chỉ số HbA1c, phòng ngừa biến chứng cũng được bác sĩ chú trọng. Điều này bao gồm kết hợp giữa biện pháp không dùng thuốc như duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với thuốc chống biến chứng tiểu đường ở thận, thần kinh cũng như ngăn ngừa hiện tượng loét bàn chân đái tháo đường.
Contents
Thông tin về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi việc lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin.
Insulin là một hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng hoặc dự trữ lượng đường dư thừa trong cơ, gan hay mỡ. Khi insulin không hoạt động hiệu quả hay cơ thể không sản xuất đủ insulin, đường máu tăng lên gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm bệnh tim mạch, thận, mắt hoặc hệ thần kinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu biến chứng không được kiểm soát. Trong số này, biến chứng tim mạch được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, việc quản lý và điều trị bệnh tiểu đường trở nên cực kỳ quan trọng. Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của nhiều phương pháp từ thay đổi lối sống đến can thiệp điều trị, bao gồm:
- Cải thiện chế độ ăn uống: Hạn chế đường và tinh bột, tăng cường ăn rau xanh giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng như duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
- Tập luyện thể dục thể thao: Hoạt động thể chất đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày hay 150 phút mỗi tuần giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giảm lượng đường trong máu.
- Tuân thủ điều trị y tế: Sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ là yếu tố quan trọng. Đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, insulin thường được sử dụng trong suốt quãng đời. Đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, thuốc uống, thuốc tiêm và insulin được sử dụng tùy thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết.
- Khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra định kỳ tình trạng đường huyết và tầm soát các biến chứng sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời, từ đó giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường ở thận
Biến chứng tiểu đường ở thận là một trong những vấn đề sức khỏe phức tạp, phổ biến đối với người mắc bệnh tiểu đường. Đặc điểm của biến chứng này gồm tình trạng tiểu ra albumin niệu, tăng huyết áp và giảm mức lọc cầu thận. Những biến đổi này không chỉ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch mà còn tăng tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường.
Phương pháp điều trị hiệu quả cho biến chứng ở thận thường bao gồm sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng thuốc phù hợp. Đối với thay đổi lối sống, việc duy trì một chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và rối loạn lipid máu.
Chế độ ăn uống cần hạn chế lượng muối, đường trong khẩu phần, kiểm soát lượng tinh bột và đạm trong bữa ăn, tăng cường ăn rau củ giàu chất xơ cũng như protein từ nguồn thực phẩm lành mạnh.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống biến chứng tiểu đường cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh thường được chỉ định thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ACE inhibitors) hoặc thuốc ức chế men chuyển (ARBs). Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh tiểu đường ở thận.
Hoạt chất thuốc có khả năng giảm tỷ lệ tiểu ra albumin niệu, đồng thời hạ huyết áp, từ đó giúp bảo vệ thận và giảm nguy cơ biến chứng ở cơ quan khác. Việc sử dụng thuốc này cần sự giám sát, điều chỉnh thường xuyên từ bác sĩ, đặc biệt là trong trường hợp có tình trạng bệnh lý đồng thời khác như tăng huyết áp.
Thuốc ngăn ngừa loét bàn chân
Biến chứng loét, nhiễm trùng bàn chân là tình trạng nguy hiểm thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý thần kinh ngoại biên và suy giảm sức đề kháng.
Đầu tiên, bệnh động mạch ngoại biên gây ra sự giảm lượng máu cung cấp cho chi dưới, làm khó lành vết thương trên da bàn chân. Đồng thời, bệnh lý thần kinh ngoại biên khiến bệnh nhân giảm cảm giác vùng bàn chân gây tăng nguy cơ chấn thương. Đồng thời, kết hợp với tình trạng đường huyết cao tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc chăm sóc bàn chân hàng ngày là điều cần thiết để ngăn ngừa cũng như giảm thiểu nguy cơ loét bàn chân, bao gồm:
- Đảm bảo vệ sinh bàn chân hàng ngày, kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của vết thương, nứt nẻ hoặc trầy xước.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho da bàn chân mềm mại, tránh tình trạng khô da.
- Chọn giày dép phù hợp, thoải mái và không bó chân để giảm áp lực, tránh gây tổn thương cho da.
- Tránh đi chân trần hay tiếp xúc với các loại hóa chất có thể gây tổn thương cho da.
Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng bàn chân đã xuất hiện, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết để điều trị, ngăn chặn tình trạng tiến triển thành loét sâu khó chữa.
Các loại thuốc kháng sinh thông thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm thuốc chống cầu khuẩn gram dương như Doxycycline, Minocycline, Clindamycin, Linezolid, Cephalexin… cùng các loại thuốc chống cầu khuẩn gram âm như Tigecycline, Daptomycin và Vancomycin.
Tìm hiểu thêm: Mổ vá màng nhĩ nằm viện bao lâu?
Thuốc chống biến chứng thần kinh
Bệnh thần kinh là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, dễ phát triển sau một thời gian dài mắc bệnh, đặc biệt là sau 5 năm từ khi chẩn đoán. Các loại bệnh thần kinh khác nhau có thể xuất hiện, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để kiểm soát và giảm thiểu các biến chứng này, một số loại thuốc chống biến chứng tiểu đường đã được sử dụng hiệu quả, bao gồm:
- Pregabalin: Pregabalin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị đau thần kinh, bao gồm viêm dây thần kinh ngoại vi do tiểu đường. Đồng thời, thuốc còn được sử dụng để điều trị động kinh cục bộ ở người lớn hoặc đau dây thần kinh sau Herpes.
- Tapentadol: Tapentadol cũng là một loại thuốc đau thần kinh được sử dụng để giảm đau ở người mắc bệnh tiểu đường. Thuốc này kết hợp giữa hai cơ chế hoạt động là cản trở gắn kết của opioid và ức chế tái hấp thu của noradrenalin, giúp giảm đau hiệu quả mà không gây ra nhiều tác dụng phụ như các loại opioid khác.
- Duloxetine: Duloxetine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị đau thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường. Thuốc này hoạt động bằng cách tăng cường hoạt động của serotonin và noradrenalin trong não, giúp giảm cảm giác đau, đồng thời cải thiện tâm trạng.
Ngoài ra, còn có các loại thuốc khác như Monoamine và Opioid cũng được sử dụng trong điều trị các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, giám sát đều đặn để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Tâm nhĩ là gì? Các bệnh lý thường gặp ở tâm nhĩ
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin gửi tới quý độc giả thông tin về các loại thuốc chống biến chứng tiểu đường. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về bệnh lý đái tháo đường cũng như các nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường thường gặp ở hệ tiết niệu, bàn chân hoặc hệ thần kinh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể