Đầy hơi buổi sáng là tình trạng nhiều người gặp phải, có liên quan mật thiết đến sức khỏe hệ tiêu hóa và đôi khi là dấu hiệu bệnh lý. Để biết bị đầy hơi buổi sáng là bệnh gì, Kenshin mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đầy hơi buổi sáng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Đầy hơi buổi sáng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn thực phẩm khó tiêu, vấn đề tiêu hóa hoặc bệnh lý. Nếu bạn thường xuyên bị đầy hơi buổi sáng, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân gây đầy hơi buổi sáng
Nếu bạn thỉnh thoảng bị đầy hơi buổi sáng một lần sau khi thức dậy thì có thể đây là hệ quả của thói quen sinh hoạt, ăn uống từ tối hôm trước, cụ thể là:
Ăn hoặc uống quá nhanh: Việc này làm lượng không khí bị nuốt vào hệ tiêu hóa nhiều hơn, gián tiếp gây đầy hơi buổi sáng.
Nằm ngay sau khi ăn no: Nhiều người có thói quen nằm ngay sau bữa ăn, đặc biệt là lúc ăn no dẫn đến tình trạng đầy hơi buổi sáng. Thói quen này khiến hệ tiêu hóa khó vận hành, từ đó cần nhiều thời gian và công sức hơn để tiêu hóa thức ăn và khiến bạn bị đầy hơi vào sáng hôm sau.
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ: Một trong những tác nhân hàng đầu gây đầy hơi buổi sáng là ăn quá nhiều vào tối hôm trước, nhất là những thực phẩm gây đầy hơi. Điều này khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức trong lúc ngủ, từ đó dẫn đến hiện tượng đầy hơi buổi sáng.
Uống soda hoặc đồ uống có gas: Nước soda nói riêng và nước có gas nói chung có chứa thành phần natri bicarbonat, khi tiếp xúc với dạ dày sẽ tạo nên khí CO2. Lượng khí này nếu không được ợ ra hết sẽ dẫn đến đầy hơi buổi sáng.
Rượu: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị đầy hơi buổi sáng. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu bạn uống 1 – 2 cốc rượu vang trước khi đi ngủ sẽ khiến dạ dày và ruột non hấp thụ rượu dẫn đến khả năng vị viêm và sưng phù, chướng bụng sau khi thức dậy.
Ăn quá nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu quá nhiều sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, hệ tiêu hóa làm việc mệt mỏi hơn, dễ bị đầy hơi buổi sáng hơn.
Bị đầy hơi buổi sáng là bệnh gì?
Trường hợp thỉnh thoảng bị đầy hơi buổi sáng khả năng cao là do thói quen sinh hoặc, ăn uống hàng ngày và người bệnh có thể cải thiện dễ dàng thông qua việc thay đổi lối sống. Tuy nhiên nếu bị đầy hơi buổi sáng thường xuyên thì sao? Bị đầy hơi buổi sáng có phải bệnh không?
Đầy hơi thường xuyên hay đầy hơi mãn tính là tình trạng người bệnh bị đầy hơi hàng ngày, liên quan đến nhiều nguyên nhân, vấn đề sức khỏe chứ không riêng chế độ ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn bị đầy hơi buổi sáng liên tục nhiều ngày thì tốt nhất nên theo dõi sức khỏe và đi khám để tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Hệ vi sinh trong đường ruột có vai trò quan trọng với khả năng, tốc độ tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy hệ vi sinh này cần được cân bằng, giúp tiêu hóa khỏe mạnh và cơ thể cũng thoải mái hơn. Nếu bạn gặp vấn đề với sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh mất cân bằng thì khả năng cao sẽ có biểu hiện đầy hơi buổi sáng hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác có liên quan đến tình trạng đầy hơi buổi sáng bao gồm:
- Viêm ruột kết;
- Nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công;
- Tắc ruột;
- Hội chứng ruột kích thích;
- Bệnh Crohn;
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản;
- Bệnh Celiac;
- Loét dạ dày;
- Ung thư ruột kết;
- Ung thư dạ dày.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hiện tượng đầy hơi buổi sáng còn có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác ngoài hệ tiêu hóa, cụ thể là:
- Cơ thể mất nước;
- Dị ứng thực phẩm;
- Viêm vùng chậu;
- Bệnh gan;
- Hội chứng Cushing;
- Ung thư tuyến tụy;
- Ung thư buồng trứng;
- Ung thư cổ tử cung.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý chưa?
Nếu bạn thường xuyên bị đầy hơi buổi sáng kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân cũng như lựa chọn phương án điều trị phù hợp với thực trạng của mỗi bệnh nhân.
Cách khắc phục hiệu quả tình trạng đầy hơi buổi sáng
Trong trường hợp bị đầy hơi buổi sáng không liên quan đến bệnh lý mà do thói quen sinh hoạt, ăn uống,… người bệnh nên thay đổi chế độ sinh hoạt, thực đơn,… nhằm giảm tần suất đầy hơi, nhất là đầy hơi buổi sáng. Muốn hạn chế tình trạng đầy hơi buổi sáng người bệnh nên áp dụng những cách sau đây:
Thay đổi chế độ ăn uống: Một số thực phẩm như các loại đậu, rau họ cải nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến đầy hơi buổi sáng. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống, đặc biệt là vào bữa tối bằng cách giảm lượng thực phẩm giàu chất xơ, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá nhiều và kiểm soát lượng muối trong thức ăn.
Sử dụng trà thảo mộc: Ngoài việc bổ sung nhiều nước cho cơ thể, người dễ bị đầy hơi buổi sáng cũng nên uống thêm các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà nghệ, trà bạc hà, trà thì là,… để hạn chế hiện tượng đầy hơi buổi sáng.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 5 cách làm đen tóc tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả
Bổ sung enzyme tiêu hóa: Việc bổ sung thêm enzyme tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng đầy hơi buổi sáng. Enzyme tiêu hóa sẽ giúp hệ men vi sinh trong đường ruột được cân bằng, tăng số lượng lợi khuẩn, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, hiệu quả hơn. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh bổ sung thêm enzyme tiêu hóa tự nhiên từ các món ăn lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải muối,…
Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên, đều đặn có tác dụng hạn chế tình trạng đầy hơi, đầy hơi buổi sáng rất hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn những bài tập vừa sức, kể cả đi bộ và thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 4 – 5 buổi/tuần nhé. Cuối ngày bạn cũng nên thực hiện thêm một vài động tác giãn cơ khác giúp hệ tiêu hóa thải khí tốt hơn, tránh tích tụ nhiều khí trong dạ dày dẫn đến chướng bụng, đầy hơi buổi sáng.
Hy vọng những chia sẻ về hiện tượng đầy hơi buổi sáng trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này. Nếu bạn bị đầy hơi buổi sáng thường xuyên và không cải thiện khi thay đổi chế độ ăn uống, lối sống thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tránh chủ quan khiến tình trạng ngày một nặng hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể