Hồi tràng là gì? Các bệnh lý hồi tràng thường gặp

Tương tự tá tràng, hồi tràng cũng là một phần của ruột non. Trong khi tá tràng, đại tràng hay trực tràng thường được biết đến nhiều qua các bệnh lý phổ biến thì thông tin về hồi tràng còn khá ít. 

Bạn đang đọc: Hồi tràng là gì? Các bệnh lý hồi tràng thường gặp

Mặc dù không được nhắc đến nhiều nhưng các bệnh lý liên quan đến hồi tràng không hiếm gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hồi tràng là gì? Hồi tràng đóng vai trò gì trong cơ thể? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau.

Hồi tràng là gì?

Vị trí của hồi tràng

Hồi tràng là một phần của ruột non. Theo thứ tự di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hoá thì ta có các phần của ruột non bao gồm:

  • Tá tràng: Phần đầu của ruột non đi từ môn vị đến gốc tá – hỗng tràng.
  • Hỗng tràng: Phần giữa của ruột non, chiều dài khoảng 2,5m, bao gồm các vạt cơ và nhung mao để hấp thụ dưỡng chất.
  • Hồi tràng: Phần cuối cùng với chiều dài khoảng 3 – 3,5m, kết thúc tại van hồi – manh tràng.

Hoi-trang-la-gi 2.webp

Vị trí hồi tràng trong cơ thể

Hỗng tràng và hồi tràng nằm trong ổ bụng, được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non. Cơ trơn của hồi tràng mỏng hơn các phần khác trong ruột, các cơn co thắt nhu động do đó cũng chậm hơn. Thành ruột mỏng và hẹp hơn nên thức ăn sẽ có nhiều thời gian tại hồi tràng, quá trình phân chia chậm hơn và nhu động đẩy chất thải dần về ruột già. Các tế bào miễn dịch đặc biệt được bố trí lại hồi tràng để chống lại vi khuẩn.

Chức năng của hồi tràng

Hầu hết các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ ở các phần trên của ruột non, do đó hồi tràng là nơi hấp thụ những dưỡng chất còn lại, thường là các vitamin tan trong dầu và tái sử dụng acid mật với khoảng 95% muối mật liên hợp được hấp thu bởi hồi tràng.

Thành trong của hồi tràng có các thụ thể đặc hiệu với vitamin B12 do đó hồi tràng là nơi chịu trách nhiệm đặc biệt cho việc hấp thu vitamin B12. Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, là thành phần thiết yếu trong việc hình thành hồng cầu, do đó trong các tình trạng thiếu máu thường cần bổ sung vitamin B12. Ngoài ra, B12 còn đóng vai trò trong việc chuyển hóa tế bào, tổng hợp DNA và các hoạt động thần kinh khác.

Việc hồi tràng bị chấn thương hoặc cần điều trị cắt ngắn dẫn đến cơ thể thiếu hụt vitamin B12 và tiêu chảy kéo dài do hoạt động của dịch mật đáng lẽ không nên có mặt ở ruột già.

Hoi-trang-la-gi 3.webp

Viêm hồi tràng kéo dài có thể dẫn đến thiếu vitamin B12 và tiêu chảy kéo dài

Các bệnh lý hồi tràng thường gặp

Viêm hồi tràng

Viêm hồi tràng là tình trạng các tổn thương xuất hiện trên thành hồi tràng gây tình trạng sưng, viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường ruột có thể do virus hay vi khuẩn.

Triệu chứng là tiêu chảy, đau bụng, sốt không rõ nguyên nhân và có thể lẫn máu trong phân. Một số bệnh nhân kèm các triệu chứng khác như nôn, ợ hơi nhiều hoặc tắc nghẽn dẫn đến táo bón.

Thường được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh và men vi sinh cùng các thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên khi đã có tổn thương, bệnh nhân nên chú ý về vấn đề ăn uống, ăn chín uống sôi và hạn chế ăn thực phẩm chế biến không sạch sẽ, nguồn gốc không rõ ràng. Có thể bổ sung các sản phẩm lên men tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, men uống,…

Bệnh Crohn (viêm ruột mãn tính từng vùng)

Bệnh Crohn là một trong những loại bệnh tự miễn thường gặp. Nguyên nhân khởi phát vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể do virus hoặc vi khuẩn, chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch tuy nhiên sự miễn dịch này vẫn kéo dài cả khi không còn tác nhân gây ra. Điều này dẫn đến các tế bào thường bị tấn công dẫn đến tình trạng viêm.

Tình trạng bệnh kéo dài làm lớp niêm mạc bên trong hồi tràng dày lên và có thể bị mòn đi trong quá trình nhu động. Xuất hiện các vết loét, vết nứt và tạo điều kiện cho áp xe phát triển. Hồi tràng là nơi dễ bị ảnh hưởng do bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Gãy đầu xa xương cánh tay có triệu chứng gì? Làm thế nào để khắc phục?

Hoi-trang-la-gi 4.webp
Hình ảnh hồi tràng bình thường và hồi tràng ở bệnh Crohn

Viêm hồi tràng kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Ngoài ra có thể do di truyền, môi trường sống và chế độ ăn uống.

Triệu chứng của Crohn khá giống với viêm hồi tràng, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau:

  • Đau bụng, thường ở hoặc dưới rốn (thường nặng hơn sau bữa ăn);
  • Tiêu chảy có thể chứa máu;
  • Vết loét quanh hậu môn;
  • Thoát mủ hoặc chất nhầy từ hậu môn hoặc vùng hậu môn;
  • Đau khi bạn đi tiêu;
  • Vết loét hậu môn;
  • Ăn uống không ngon miệng;
  • Đau khớp hoặc đau lưng;
  • Ở một hoặc cả hai mắt bị đau hoặc có thể thay đổi thị lực;
  • Giảm cân mặc dù ăn chế độ ăn có lượng calo bình thường;
  • Sốt không rõ nguyên nhân;
  • Mệt mỏi kéo dài;
  • Chậm phát triển và dậy thì muộn ở trẻ em.

Hoi-trang-la-gi 5.webp

>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách dùng retinol dưỡng da vừa hiệu quả vừa an toàn

Thịt đỏ nên được hạn chế để giảm nguy cơ ung thư

Ung thư hồi tràng

Trường hợp các khối u xuất hiện nhưng không được phát hiện sớm dẫn đến ung thư. Viêm hồi tràng kéo dài nhiều năm cũng gây biến chứng ung thư gây đe doạ tính mạng. Ung thư hồi tràng phổ biến hơn ở độ tuổi sau 40, vì vậy tầm soát ung thư hằng năm được khuyến khích.

Triệu chứng phổ biến của ung thư hồi tràng là:

  • Đau bụng;
  • Sụt cân;
  • Khối u nổi ở bụng;
  • Xuất hiện máu trong phân;
  • Tiêu chảy hay táo bón kéo dài;
  • Buồn nôn, cảm thấy muốn nôn, khó ăn;
  • Mệt mỏi và suy nhược;
  • Vàng da và mắt.

Chất béo và protein động vật, đặc biệt là thịt chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó cần cân bằng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.

Chế độ ăn uống bổ sung tốt cho hồi tràng

Để giúp cho hồi tràng có thể hoạt động khoẻ mạnh thì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học góp một phần rất lớn, cụ thể như sau:

  • Bổ sung đa dạng các nhóm dinh dưỡng vào chế độ ăn như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mỗi ngày nên uống đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước. Nên chia đều thành 6 – 8 cốc nước và chia ra uống vào mỗi khung giờ, không nên uống quá nhiều vào cùng một lúc.
  • Nên ăn những thực phẩm được chế biến đơn giản như hấp, luộc, xào, chưng,…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến nhiều dầu như chiên rán.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm quá cay hay quá nóng, đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá,…
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hay thường bỏ bữa.
  • Ăn nhiều các thực phẩm nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này, cũng không nên tiêu thụ một lượng lớn vào 1 thời điểm.

Thực tế, rất ít người biết hồi tràng là gì và các bệnh lý hồi tràng thường gặp. Hồi trạng là phần đoạn sau của hỗng tràng và tá tràng, chiếm khoảng một nửa chiều dài dưới của ruột non. Hồi tràng có chức năng chính là hấp thụ các axit mật, vitamin B12 và bất kỳ sản phẩm tiêu hoá nào chưa được hấp thụ bởi hỗng tràng. Do đó, nhu cầu ăn uống và những thực phẩm mà cơ thể bạn dung nạp được sẽ phụ thuộc vào mức độ khỏe mạnh của hồi tràng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *