Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bệnh Cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Mọi người đều có khả năng rất dễ lây nhiễm bệnh Cúm, đặc biệt với các chủng virus Cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% trên cả người lớn và trẻ em.

Bạn đang đọc: Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My – Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm – hiện công tác tại trung tâm Tiêm chủng Kenshin. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Hiện Bác sĩ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 1

Cùng chuyên gia tìm hiểu về bệnh Cúm

Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu một số thông tin cần biết về bệnh Cúm qua bài viết dưới đây nhé!

Contents

Tại sao bệnh Cúm thường xuất hiện vào mùa đông hơn so với các mùa khác?

Khả năng lây nhiễm: Bệnh Cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30 – 60 % số cá thể không được tiêm phòng vắc xin Cúm có thể bị mắc bệnh.

Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp của mùa Đông, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính lây nhiễm với bệnh Cúm.

Virus Cúm lại có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 0oC đến 4oC sống được vài tuần, ở -20oC và đông khô sống được hàng năm. Tuy nhiên, virus Cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC và các chất hoà tan lipid như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn…

Ngoài ra, ổ chứa virus Cúm có thể trên động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm…

Do đó, bệnh Cúm thường xuất hiện và gây dịch vào mùa Đông.

Có bao nhiêu virus gây bệnh Cúm?

Dựa vào đặc tính kháng nguyên, virus Cúm được phân chia thành 3 loại chính: A, B và C.

Virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người, ngoài ra, nó còn gây nhiễm trên các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Trong đó, virus cúm B và C chỉ gây bệnh ở người.

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 2

Virus Cúm được chia thành 3 loại chính là A, B và C

Nhóm người nào có nguy cơ cao mắc phải Cúm và cần đặc biệt chú ý điều gì?

Mọi người đều có khả năng rất dễ lây nhiễm bệnh Cúm, đặc biệt với các chủng virus Cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% trên cả người lớn và trẻ em.

Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người đang mắc các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai… càng dễ bị lây nhiễm bệnh Cúm hơn những người khác.

Tác động của virus Cúm lên cơ thể con người như thế nào?

Chu kỳ virus:

  • Nhờ kháng nguyên H (hemagglutinin), virus Cúm gắn kết chặt chẽ với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào đường hô hấp.
  • Virus xâm nhập vào trong tế bào, sao chép và nhân lên tại đó.
  • Giải phóng các tiểu thể virus mới có kháng nguyên N (Neuraminidase), gây hoại tử và ly giải tế bào.

Hậu quả:

  • Nhiễm virus máu thoáng qua.
  • Virus cúm nhân lên trong các tế bào có lông và niêm mạc biểu mô đường hô hấp, không xâm nhập qua lớp màng đáy.
  • Hậu quả gây ra phản ứng viêm tại chỗ, lớp dưới niêm mạc cùng với phù nề khoảng kẽ và lôi kéo các đại thực bào, gây bong vảy, chảy máu các tế bào phế nang, phù phổi, huyết khối mao mạch.

Phòng ngừa Cúm có những biện pháp gì?

Phòng đặc hiệu

Tiêm phòng vắc xin: Nên tiêm ngừa Vắc xin Cúm hàng năm nhằm cập nhật với các chủng Cúm mới lưu hành để đạt được hiệu quả đáp ứng miễn dịch cao nhất. Các loại vắc xin ngừa Cúm hiện có: Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra, GC Flu Quadrivalent, Ivacflu – S.

Thuốc: Amantadine, Rimantadine, Zanamivir và Oseltamivir. Các thuốc này có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của virus vào tế bào vật chủ. Hiệu quả tức thì.

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 3

Tiêm phòng vắc xin Cúm là phương pháp ngừa bệnh đặc hiệu

Phòng không đặc hiệu

Khi đang có dịch phải tránh không để bị mệt mỏi và bị lạnh bằng cách giữ ấm.

Khi tiếp xúc với người có biểu hiện Cúm phải đeo khẩu trang, khuyến cáo nên thường xuyên dùng khẩu trang và đúng cách.

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn thường xuyên.

Giữ khoảng cách – Tránh đến nơi tụ họp đông người…

Chăm sóc người bệnh Cúm cần lưu ý điều gì?

Khi chăm sóc người bệnh Cúm, bạn cần lưu ý:

  • Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối khi bắt đầu có các triệu chứng.
  • Cách ly bệnh nhân.
  • Chỉ điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý. Nhỏ mũi hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý các trường hợp Cúm có biến chứng hoặc cúm trên các cơ địa đặc biệt như suy dinh dưỡng, người già, người có bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, suy hô hấp, suy tim… cần được điều trị kháng sinh ngay cả trong những trường hợp không có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh phổ rộng Amoxicillin + Acid clavulanic, Cephalosporin thế hệ 2 – 3.

Thể Cúm ác tính cần được điều trị tại các khoa hồi sức tích cực.

Làm thế nào để có thể giảm đau và sốt một cách hiệu quả nhất tại nhà khi bị Cúm?

Về mặt điều trị bệnh Cúm: Không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị hỗ trợ giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý. Nhỏ mũi hàng ngày. Xin lưu ý cách sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau.

Nếu trẻ có tiền sử sốt cao, co giật thì có thể sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol khi sốt từ 38 độ C.

Với người bình thường, chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi sốt từ 38,5 độ trở lên, hoặc đau đầu, đau cơ khớp nhiều

Liều khuyến cáo: 10 – 15mg/kg cân nặng – tính theo Paracetamol và sử dụng ít nhất 4 đến 6 giờ/lần. Nếu trong trường hợp dị ứng với Paracetamol, có thể sử dụng các chế phẩm khác, tuy nhiên cần có sự tư vấn từ thầy thuốc.

Trong trường hợp dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường mà không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng của thể Cúm bội nhiễm, Cúm ác tính… vui lòng tới các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, chính xác nhất.

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 4

Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao từ 38 độ C

Có sự khác biệt giữa triệu chứng của bệnh Cúm và Cảm lạnh không?

Bệnh Cúm

Thể thông thường:

Có các biểu hiện, triệu chứng sau:

  • Sốt cao 40oC, rét run, mạch nhanh, mệt mỏi nhiều.
  • Đau lan tỏa toàn thân, đau đầu dữ dội, đau vùng trán và hai hố mắt, sợ ánh sáng, đau lưng, đau cổ, đau cơ và các khớp.
  • Biểu hiện viêm xuất tiết đường hô hấp trên: Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đau họng thanh quản cùng với nuốt khó, khó phát âm, đau rát sau xương ức, ho khan…
  • Đặc biệt trên trẻ em có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy).

Cúm bội nhiễm:

Tổn thương đường hô hấp do virus cúm tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn. Sốt kéo dài, ho khạc đờm mủ, các biểu hiện về hô hấp nặng lên.

Trẻ em: Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, rối loạn tiêu hóa, viêm màng não tăng bạch cầu lympho, có hoặc không có các triệu chứng của viêm não, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim, tiêu cơ vân.

Phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai.

Cúm ác tính:

Suy hô hấp cấp tiến triển, xuất hiện vài ngày sau khi có các triệu chứng cúm thông thường. Ngoài ra còn có thể có viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm gan, suy thận cấp, viêm não – màng não.

Cảm lạnh

Biểu hiện thường gặp của cảm lạnh:

  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.

Các biện pháp nào giúp tăng cường sức khỏe tự nhiên để đối phó với Cúm?

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ ăn uống đảm bảo cân bằng các thành phần đạm, đường, chất béo và các chất, yếu tố vi lượng.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm không đặc hiệu như: Đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách, sử dụng dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách…

Tiêm phòng vắc xin là phương pháp phòng ngừa đặc hiệu, tốt và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Tẩy trắng răng nhưng răng không đều màu: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Có sự khác biệt giữa triệu chứng của bệnh Cúm và Cảm lạnh không?  Bệnh Cúm  Thể thông thường:   Có các biểu hiện, triệu chứng sau:  Sốt cao 40oC, rét run, mạch nhanh, mệt mỏi nhiều Đau lan tỏa toàn thân, đau đầu dữ dội, đau vùng trán và hai hố mắt, sợ ánh sáng, đau lưng, đau cổ, đau cơ và các khớp. Biểu hiện viêm xuất tiết đường hô hấp trên: Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đau họng thanh quản cùng với nuốt khó, khó phát âm, đau rát sau xương ức, ho khan… Đặc biệt trên trẻ em có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy.  Cúm bội nhiễm:  Tổn thương đường hô hấp do virus cúm tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn. Sốt kéo dài, ho khạc đờm mủ, các biểu hiện về hô hấp nặng lên.  Trẻ em: Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, rối loạn tiêu hóa, viêm màng não tăng bạch cầu lympho, có hoặc không có các triệu chứng của viêm não, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim, tiêu cơ vân.  Phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai.  Cúm ác tính:  Suy hô hấp cấp tiến triển, xuất hiện vài ngày sau khi có các triệu chứng cúm thông thường. Ngoài ra còn có thể có viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm gan, suy thận cấp, viêm não - màng não.  Cảm lạnh  Biểu hiện thường gặp của cảm lạnh:  Nghẹt mũi, khó thở. Chảy nhiều nước mũi, nước mắt. Ho. Đau họng, viêm họng. Đau đầu, đau nhức cơ thể. Hắt hơi. Sốt nhẹ. Cảm thấy mệt mỏi trong người 4.
Đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách giúp phòng ngừa bệnh Cúm

Làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của Cúm trong gia đình và cộng đồng?

Tạo được miễn dịch cộng đồng bằng việc tiêm ngừa vắc xin Cúm đúng và đủ lịch là biện pháp phòng ngừa nhiễm, lây truyền hoặc làm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do bệnh Cúm tốt nhất.

Ngoài ra, việc thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa lây truyền Cúm không đặc hiệu như đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách, sử dụng dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách…

Mỗi cá nhân chúng ta thực hiện lối sống lành mạnh, rèn luyện cơ thể, đảm bảo dinh dưỡng bằng việc cân bằng các thành phần đạm, đường, chất béo và các yếu tố vi lượng.

Người bệnh Cúm cần phải chú ý gì trong chế độ ăn uống để mau hồi phục sức khỏe?

Chế độ ăn, dinh dưỡng: Đảm bảo cân bằng đầy đủ các thành phần như đạm, đường, chất béo và các yếu tố vi lượng. Ngoài ra khi mắc các bệnh lý nền khác, cũng phải phối hợp, tuân thủ chế độ ăn của mỗi chuyên khoa đó.

Có những dấu hiệu đặc biệt nào bạn cần lưu ý bệnh Cúm trở nên nặng hơn?

Khi mắc bệnh Cúm, nếu có các dấu hiệu dưới đây thì chứng tỏ các biến chứng nặng đã xảy ra với chúng ta bao gồm:

Sốt kéo dài, ho khạc đờm mủ, các biểu hiện về hô hấp nặng lên. Đó có thể là biến chứng của: Viêm phổi, viêm phế quản phổi, hoặc viêm mủ màng phổi.

Ở trẻ nhỏ cần lưu ý đến tổn thương, biến chứng ở đường hô hấp trên như: Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản.

Cũng trên trẻ nhỏ: Rối loạn tiêu hóa, viêm màng não tăng bạch cầu lympho, viêm não, viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim, tiêu cơ vân.

Gây sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Tại sao một số người mắc bệnh Cúm có triệu chứng nặng hơn so với người khác?

Cúm là bệnh lành tính, thường bình phục, không để lại di chứng với những người khỏe mạnh. Tuy nhiên với những người thuộc diện sau, các dấu hiệu, triệu chứng có thể nặng hơn:

Có bệnh lý nền mạn tính như hệ Tim mạch, Hô Hấp, Chuyển hóa – Nội tiết, Thận – Tiết niệu… hoặc người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có tình trạng suy giảm miễn dịch… thì có nguy cơ cao mắc bệnh Cúm có biến chứng bội nhiễm.

Những người mắc bệnh Cúm thể ác tính: Tỷ lệ tử vong cao, nếu được chăm sóc, điều trị đáp ứng tốt, thì có thể qua khỏi nhưng để lại những di chứng đường hô hấp nặng nề do xơ hóa vách lan tỏa.

Có những loại thảo dược nào có thể hỗ trợ điều trị bệnh Cúm không?

Theo bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng ta có thể sử dụng các bài thuốc đông y để điều trị bệnh Cúm bao gồm:

Phương pháp xông: Dùng các loại lá có chứa chất hạ sốt, tinh dầu như lá tre, lá duối, sả, tía tô, bạc hà, ngải cứu, hương nhu…

Ăn cháo giải cảm: Cháo trắng chứa hành, tía tô, ăn lúc nóng.

Một số thảo dược đông y khác: Hương tô tán, Ma hoàng thang, Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán – Cần có bác sĩ chuyên khoa Y học dân tộc chỉ định, kê đơn. Các thuốc khác cũng có thể sử dụng tại nhà như: Cảm xuyên hương, siro ho, trà gừng…

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 7

Có thể dùng phương pháp xông các loại tinh dầu, thảo mộc

Bệnh Cúm có gây tác động lâu dài gì đến sức khỏe không?

Cúm là bệnh lành tính, với những người khỏe mạnh thường khỏi, không để lại di chứng.

Tuy nhiên với những người có bệnh lý nền mạn tính như hệ Tim mạch, Hô Hấp, Chuyển hóa – Nội tiết, Thận – Tiết niệu… hoặc người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người có tình trạng suy giảm miễn dịch… thì dễ mắc bệnh Cúm có biến chứng bội nhiễm, để lại gánh nặng thêm về bệnh tật lâu dài về sau.

Thể Cúm ác tính: Có tỷ lệ tử vong cao, nếu sống sót thường để lại di chứng đường hô hấp nặng nề do xơ hóa vách lan tỏa.

Có những nguy cơ nào có thể làm tăng tỷ lệ tái phát bệnh Cúm sau khi đã bình phục?

Có thể kể đến nhiều yếu tố có thể tác động làm chúng ta phải đối mặt với tái phát bệnh Cúm, ngay sau khi đã bình phục như dưới đây:

Nhiễm phải chủng Cúm mới do tính biến đổi kháng nguyên một cách đột ngột và hoàn toàn do sự tái tổ hợp virus, sự trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau…

Bản thân chúng ta có hệ miễn dịch bị suy giảm nặng do mắc phải hay nguyên phát.

Có những điều gì cần lưu ý khi có các bệnh nền khác và mắc bệnh Cúm?

Khi chúng ta đang có các bệnh lý nên mà bị mắc bệnh Cúm thì cần thực hiện:

  • Nằm nghỉ tuyệt đối khi bắt đầu có các triệu chứng.
  • Cách ly.
  • Điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, an thần, giảm ho, bồi phụ nước và dinh dưỡng hợp lý. Nhỏ mũi hàng ngày.
  • Tiếp tục duy trì và tuân thủ điều trị bệnh lý nền theo phác đồ.
  • Theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng để phát hiện Cúm bội nhiễm, thậm chí không cần các bằng chứng nhiễm khuẩn, chúng ta cũng nên được sử dụng kháng sinh phổ rộng như Amoxicillin + Acide clavulanic, Cephalosporin thế hệ 2 – 3 nhằm điều trị đích. Tránh nguy cơ xảy ra biến cố xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
  • Đặc biệt nếu nhiễm thể Cúm ác tính cần được chuyển đến điều trị tại các khoa hồi sức tích cực.

Vắc xin ngừa Cúm hiện nay gồm những loại nào?

Một số loại vắc xin ngừa Cúm hiện nay gồm:

  • Vaxigrip Tetra: Ngừa 4 chủng Cúm: A H3N2, A H1N1, B Victoria và B Yagamata. (Hãng Sanofi Pasteur – Pháp).
  • Influvac Tetra: Ngừa 4 chủng A H3N2, A H1N1, B Victoria và B Yamagata (Hãng Abbott – Hà Lan).
  • GC Flu Quadrivalent: Ngừa 4 chủng cúm gồm: A H3N2, A H1N1, B Victoria, B Yamagata (Hãng Green Cross – Hàn Quốc).
  • Ivacflu – S: Ngừa 2 chủng cúm A: A – H3N2, A – H1N1 và chủng cúm B (Viện vắc xin và sinh phẩm y tế – Việt Nam).

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 5

Có nhiều loại vắc xin Cúm giúp ngừa bệnh hiệu quả

Vắc xin ngừa Cúm hoạt động như thế nào?

Sau khi được tiêm ngừa vắc xin Cúm, sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của chúng ta đáp ứng qua 3 giai đoạn:

Nhận diện: Bước này, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiến hành nhận diện, phân tích và trình diện kháng nguyên Cúm có trong thành phần của Vắc xin.

Hoạt hóa: Thông qua các tế bào lymphô dòng B hay T sẽ có cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể) hay miễn dịch tế bào.

Hiệu quả: Loại bỏ kháng nguyên hay tác nhân gây bệnh.

Vắc xin ngừa Cúm có an toàn không?

Vắc xin Cúm nói riêng và các vắc xin khác nói chung, đều phải trải qua các giai đoạn nghiên cứu: Tiền lâm sàng, Trên động vật, Trên người (có 3 pha). Thông thường 1 vắc xin từ lúc có ý tưởng đến lúc được phê duyệt, sẽ cần khoảng 10 đến 15 năm (trừ vắc xin được sử dụng trong khẩn cấp – vắc xin ngừa bệnh Covid-19).

Ở mỗi 1 giai đoạn, cần được đánh giá về tính An toàn, Hiệu quả và Không thể gây bệnh. Sau đó vắc xin mới được phê duyệt cho sản xuất, lưu hành. Hơn nữa, sau khi đã được lưu hành, sử dụng rộng rãi, tính An toàn còn tiếp tục được thu thập, giám sát và đánh giá.

Vắc xin Cúm là vắc xin bất hoạt, nên nó được sử dụng cho cả những người có bị suy giảm miễn dịch nguyên phát hay mắc phải. Tính an toàn còn được thể hiện qua việc vắc xin Cúm được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.

Qua đó, có thể khẳng định: Vắc xin Cúm là an toàn.

Những ai nên và không nên tiêm vắc xin ngừa Cúm?

Những ai nên tiêm ngừa vắc xin Cúm:

Trên thực tế, việc tiêm ngừa vắc xin Cúm với mỗi chúng ta, sẽ góp phần vào việc tạo ra Miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa bệnh Cúm. Đặc biệt với những người thuộc diện dưới đây, bởi họ dễ dàng phải chịu nguy cơ gánh nặng bệnh tật cũng như tử vong do bệnh Cúm nên việc tiêm ngừa vắc xin càng trở lên quan trọng:

  • Người có bệnh lý nền mạn tính: Tim mạch, Hô hấp, Thận – Tiết niệu, Chuyển hóa…
  • Người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang trong thời kì mang thai.
  • Những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.
  • Người có suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hay bẩm sinh.
  • Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…

Bệnh Cúm: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng chuyên gia 6

>>>>>Xem thêm: Cảnh giác những biến chứng khôn lường của viêm tai xương chũm có cholesteatoma

Trẻ em là đối tượng nên được tiêm vắc xin ngừa Cúm

Những ai không nên tiêm ngừa vắc xin Cúm:

  • Dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin.
  • Dị ứng nặng với trứng gà, thịt gà.
  • Những người có hội chứng viêm đa dễ dây thần kinh: Hội chứng Guillain-Barre sau lần tiêm Cúm trước.
  • Co giật trong vòng 1 năm trước.

Hoãn tiêm với những trường hợp sau: Chỉ thực hiện tiêm vắc xin Cúm sau khi đã được điều trị ổn định.

  • Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
  • Chưa điều trị ổn định các bệnh mạn tính.
  • Suy giảm miễn dịch nặng.

Việc tạo được Miễn dịch cộng đồng và thực hiện đồng thời với các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu khác như đeo khẩu trang thường xuyên, đúng cách, sử dụng dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách khi giao tiếp, tiếp xúc gần… sẽ giúp những người không thể tiếp cận được vắc xin Cúm, tránh bị lây nhiễm bệnh Cúm

Có thể tiêm ngừa Cúm khi đang bị cảm lạnh không?

Về vấn đề này trong Quyết định 1575 của Bộ Y Tế ban hành ngày 27 tháng 03 năm 2023 đã ghi rõ trong trường hợp khám sàng lọc cho người từ 1 tháng tuổi trở lên: “Không hoãn tiêm vắc xin đối với trẻ có bệnh nhẹ (ho, sổ mũi, tiêu chảy mức độ nhẹ,… và không sốt), bú tốt, ăn tốt”.

Tuy nhiên nếu chúng ta đang có bất kì bệnh nhiễm trùng cấp tính nào, hoặc bệnh mạn tính mà chưa được điều trị ổn định, sẽ hoãn tiêm cho tới khi điều trị bệnh ổn định.

Vì vậy, chúng ta nên chia sẻ, trao đổi và cung cấp đầy đủ thông tin với bác sĩ trong quá trình khám, sàng lọc để được quyết định xem có được tiêm vắc xin Cúm hay không.

Sau khi tiêm ngừa Cúm, phải mất bao lâu thì vắc xin mới có hiệu quả?

Trên thực tế, ngay sau khi thực hiện tiêm vắc xin xong, cơ thể người được tiêm đã bắt đầu kích hoạt hệ thống miễn dịch tiến hành các bước: Nhận diện, Hoạt hóa và Đáp ứng (Hiệu quả) với kháng nguyên gây bệnh có trong vắc xin. Tuy nhiên, để đạt được tính sinh miễn dịch hiệu quả thì cần tối thiểu ít nhất từ 1 đến 2 tuần trở lên.

Bác sĩ Nguyễn Văn My

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *