Bất cứ ai trong chúng ta cũng có cao răng, chỉ là mức độ ít hay nhiều khác nhau mà thôi. Vậy cao răng là gì? Cao răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không? Cách loại bỏ và phòng ngừa cao răng ra sao?
Bạn đang đọc: Cao răng là gì? Phân độ cao răng, cách loại bỏ và phòng ngừa cao răng
Cao răng được hình thành sau một quá trình các mảng bám tích tụ quanh thân răng, chân răng và bị vôi hóa. Ngoài việc ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của hàm răng, liệu cao răng có gây ra các vấn đề về nha khoa hay sức khỏe răng miệng nào không? Làm thế nào để loại bỏ cao răng hiệu quả?
Contents
Cao răng là gì và được hình thành như thế nào?
Cao răng là gì? Cao răng hay vôi răng được hình thành do mảng bám tích tụ trong thời gian dài ở chân răng, viền nướu răng và quanh thân răng. Theo thời gian, các mảng bám này dưới tác động của các khoáng chất, acid trong nước bọt và vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị vôi hóa tạo thành vôi răng.
Cần thừa nhận một thực tế, dù chúng ta vệ sinh răng miệng kỹ đến mức nào thì vẫn tồn tại vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn sẽ tiết axit gây mòn men răng và lắng đọng các protein khoáng hóa tạo thành một mảng bám dính khá chặt chẽ trên răng gọi là mảng bám răng. Những mảng bám này nếu chúng ta chải răng không kỹ càng hay chỉ súc miệng sẽ không thể làm sạch. Mảng bám cứ tích tụ dần, ngày càng nhiều, trở nên cứng, dày và thẫm màu hơn. Và chúng ta không thể loại bỏ bằng cách chải răng thông thường.
Trong thành phần của cao răng chủ yếu chứa vi khuẩn đã chết bị khoáng hóa, protein khoáng hóa, canxi photphat, canxi cacbonat, magie photphat. Cao răng chứa nhiều vi khuẩn, có thể làm hỏng men răng, gây tụt lợi khi rìa mô của nướu bao quanh răng bị mòn, gây viêm nha chu, hôi miệng,… Những trường hợp cao răng mức độ nặng còn có thể tiềm ẩn nguy cơ mất xương và mô giữ răng dẫn đến mất răng.
Nguyên nhân khiến cao răng tích tụ nhiều
Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn cơ chế hình thành cao răng vì chúng ta không thể ngừng ăn uống, ngừng tiết nước bọt. Tuy nhiên, có những người cao răng ít, có người răng bị vôi đóng nhiều. Nếu chúng ta tiêu thụ các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường, chất bột đường, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ hoạt động mạnh mẽ và tạo điều kiện cho việc hình thành mảng bám trên răng.
Việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng, không có thói quen lấy cao răng định kỳ cũng có thể khiến vôi răng tích tụ thành mảng lớn và cứng. Những người nhiều cao răng thường là những người không chú trọng vệ sinh răng miệng và không có thói quen khám nha khoa định kỳ.
Phân loại và phân độ cao răng như thế nào?
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng cao răng theo phân loại và phân độ.
Phân loại cao răng
Cao răng được phân thành các loại gồm:
- Cao răng thường: Cao răng thường có đặc điểm là màu trắng đục hoặc vàng nhạt (thường đậm màu hơn ở người hút thuốc), xuất hiện ở vùng cổ răng. Cao răng thường có thể gây chảy máu chân răng, viêm nướu. Nếu khi chảy máu mà máu ngấm vào cao răng sẽ chuyển thành loại cao răng huyết thanh.
- Cao răng huyết thanh: Hình thành ở nướu dưới, thường có màu đỏ nâu hay nâu đơn. Loại cao răng này chứa nhiều vi khuẩn hơn, dễ gây viêm nướu và nhiễm khuẩn chân răng hơn cao răng thường.
Phân độ cao răng
Cao răng nhiều hay ít có cách nào để đánh giá không? Câu trả lời chính là dựa vào phân độ cao răng. Theo đó:
- Cao răng cấp độ 1: Là cao răng mới hình thành, màu sắc nhạt, mảng cao răng nhỏ và mỏng. Quan sát bằng mắt thường bạn sẽ thấy một dải trắng nhẹ ở viền nướu. Chải răng đều đặn, kỹ càng có thể làm chậm quá trình tích tụ cao răng nhưng không thể loại bỏ cao răng hoàn toàn.
- Cao răng cấp độ 2: Là cao răng cứng và dày hơn nhưng màu vẫn nhạt. Ở giai đoạn này, cao răng đã bám rất chặt vào răng và chỉ có thể loại bỏ bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
- Cao răng cấp độ 3: Cao răng có màu vàng đậm, đã xuất hiện ở cả mặt trong của răng với kết cấu dày, cứng và rất khó loại bỏ. Có những trường hợp, cao răng cấp độ 3 bám ở cả mặt ngoài của răng.
- Cao răng cấp độ 4: Là cấp độ nặng nhất, màu rất đậm thậm chí nâu đen. Lúc này, cao răng có thể tấn công chân răng, đẩy xuống cả xương hàm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Loại bỏ cao răng bằng cách nào?
Một số trường hợp, cao răng tự vỡ và chúng ta sẽ cảm nhận rõ những mảnh nhỏ lợn cợn trong khoang miệng. Tuy nhiên, những mảnh cao răng tự vỡ chỉ là một phần rất nhỏ trong số những mảng lớn cao răng đang tích tụ trong khoang miệng của chúng ta. Thay vì chờ đợi cao răng tự rụng, chúng ta cần chủ động loại bỏ vôi răng định kỳ.
Tìm hiểu thêm: Gần tới ngày kinh nguyệt quan hệ có sao không? Những lưu ý khi muốn tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Có một số cách tẩy cao răng tại nhà chúng ta có thể áp dụng thường xuyên để hạn chế cao răng tích tụ quá dày đặc như:
- Dùng nước chanh tươi tẩy vôi răng: Acid trong nước tranh sẽ phản ứng và làm mất liên kết của phosphate và carbonate canxi trong vôi răng khiến chúng dễ bong tróc hơn.
- Dùng baking soda đánh răng: Baking soda có thể tạo phản ứng giải phóng CO2 làm phá hủy cấu trúc muối cacbonat canxi của cao răng khiến chúng dễ bị bong và vỡ ra khỏi chân răng.
- Dùng muối kết hợp giấm, kem đánh răng vừa có tác dụng giảm tích tụ mảng bám, vừa loại bỏ phần nào cao răng vừa có khả năng sát khuẩn phòng ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng.
- Cách hiệu quả nhất để loại bỏ cao răng luôn là lấy cao răng hay cạo vôi răng tại các cơ sở nha khoa. Các nha sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy siêu âm, máy thổi cát, máy cầm tay,… để loại bỏ triệt để các mảng cao răng ẩn sâu dưới viền nướu.
Cách hạn chế tích tụ cao răng
Chúng ta không thể phòng ngừa cao răng hoàn toàn nhưng chúng ta có cách để hạn chế tích tụ cao răng. Việc này sẽ giúp giảm tần suất lấy cao răng, giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, giảm mùi hôi miệng. Một số cách mà bạn có thể áp dụng hàng ngày như:
>>>>>Xem thêm: Hidrasec 30mg nên uống trước hay sau ăn? Lưu ý gì khi sử dụng thuốc hidrasec 30mg?
- Đánh răng rặng sẽ 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chọn loại kem đánh răng chứa fluor. Thành phần này có tác dụng sửa chữa men răng bị hư hỏng do vi khuẩn và cao răng. Một số loại kem đánh răng chứa hoạt chất triclosan có thể chống lại tác nhân gây hại có trong mảng bám răng.
- Nên tập thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ hiệu quả các mảng bám thức ăn trong kẽ răng và chân răng.
- Súc miệng bằng các loại nước súc miệng kháng khuẩn không cồn, nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
Thăm khám nha khoa định kỳ và loại bỏ cao răng thường xuyên ngay từ cấp độ 1 và cấp độ 2 là việc cần thiết. Bạn không nên để cao răng tích tụ đến cấp độ 3, cấp độ 4 mới xử lý vì sẽ mất nhiều thời gian hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể