Khi thai nhi bước vào tháng thứ 7 đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này thai nhi có nhiều thay đổi và phát triển nhanh chèn ép phổi, dạ dày mẹ khiến cho mẹ nặng nề, khó chịu… Vì vậy dẫn tới hiện tượng chán ăn khi mang thai tháng thứ 7.
Bạn đang đọc: Chán ăn khi mang thai tháng thứ 7, đâu là giải pháp?
Tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 7 có đáng nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi không và mẹ cần phải làm gì? Đó là những câu hỏi được nhiều bà mẹ trẻ quan tâm. Hãy cùng làm sáng tỏ những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Contents
Sự thay đổi của mẹ và thai nhi tháng thứ 7
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, cả mẹ và thai nhi có nhiều thay đổi cũng như tốc độ phát triển của bé diễn ra rất nhanh. Lúc này vòng bụng của mẹ đã tăng lên đáng kể do thai nhi càng ngày càng lớn hơn. Không như tam cá nguyệt một và hai đến tam cá nguyệt 3 thai nhi phát triển rất nhanh. Thậm chí có thể nhìn được mắt mũi một cách rõ ràng. Mẹ bắt đầu thấy việc cử động di chuyển trở nên khó khăn hơn và bụng luôn có cảm giác căng cứng. Có một số mẹ bắt đầu có biểu hiện đau lưng và táo bón.
Chán ăn khi mang thai tháng thứ 7 thì cần phải làm gì?
Ở tháng thứ 7, do bụng to nên mẹ sẽ gặp phải một số khó khăn nhưng không nên quá lo lắng. Thai nhi to hơn nên chèn ép bàng quang và chân của mẹ khiến việc đi lại khó khăn, nặng nề. Bụng to tư thế luôn hướng về trước khiến lưng bị cong dẫn tới tình trạng đau lưng ở tháng thứ 7. Đau ở phần thắt lưng do áp lực thai nhi tăng lên đồng thời cũng do cân nặng của mẹ tăng lên nữa.
Lúc này mẹ luôn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi kể cả khi trời lạnh do việc trao đổi chất trong cơ thể tăng lên khiến cho nhiệt độ tăng. Thai nhi to lên làm cơ tử cung bị giãn ra và thai nhi chèn ép vào những bộ phận khác trên cơ thể vì thế mẹ sẽ có những cơn co thắt ở cửa mình và bụng bị gò cứng nhiều hơn.
Thai nhi lớn khiến trọng tâm của cơ thể dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu liên tục. Ngực của mẹ mềm hơn nặng hơn, núm vú sẫm màu hơn và có thể xuất hiện sữa non.
Việc tăng cung cấp máu khiến cho chân tay mẹ bị sưng phù. Thời gian này việc nằm ngủ đối với mẹ bầu cũng khó khăn, phải lựa tư thế phù hợp để cảm thấy thoải mái nhất.
Nếu như ở thời điểm này mà xuất hiện tình trạng đau bụng dưới và xuất huyết có thể là dấu hiệu sinh non, cần đi khám để có cách xử trí kịp thời.
Ở tháng thứ 7 thai nhi phát triển chiều ngang vì vậy làn da nhăn nheo dần mịn màng hơn, tóc cũng mọc nhiều hơn. Thậm chí thai nhi có thể nghe được tiếng nói của cha mẹ khi hai người trò chuyện với nhau. Nhiều m não phát triển bộ não của thai nhi hoạt động tích cực. Thai nhi đã biết nhắm và mở mắt và có thể mút ngón tay…
Nguyên nhân chán ăn khi mang thai tháng thứ 7
Bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ 3, tức là bắt đầu thai kỳ của tháng thứ 7. Sang tháng thứ 7, cả thai nhi và mẹ đều có nhiều thay đổi. Thai nhi thì lớn nhanh hơn, to hơn vì vậy sẽ làm mẹ nặng nề hơn. Đồng thời thai to lên cũng chèn ép vào nhiều bộ phận cơ thể mẹ như dạ dày, bàng quang, phổi khiến mẹ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng xoài gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Do lượng hormone tăng đột ngột nên xảy ra hiện tượng nghén ở tháng thứ 7Lượng hormone HCG trong cơ thể phụ nữ mang thai cũng thay đổi. Nhiều phụ nữ chỉ nghén ở giai đoạn tam cá nguyệt 1, nhưng có một số phụ nữ lại nghén cả ở tam cá nguyệt 3 dẫn tới tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 7. Hiện tượng nghén ở tháng thứ 7 có thể do lượng hormone đột ngột tăng cao. Vì vậy ở tháng này do mệt mỏi, nặng nề nên khiến cho mẹ không muốn ăn gì.
Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì?
Mang thai đến tháng thứ 7, mẹ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7 nên ăn thực phẩm giàu acid béo omega-3 như hải sản, quả óc chó và trứng… Đây là những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển của trẻ giai đoạn này. Thực phẩm giàu vitamin C như cải bó xôi và các loại rau xanh, trứng, thịt bò… là những thực phẩm tốt cho bà mẹ mang thai. Những thực phẩm như hạnh nhân, đậu đen, atiso, hạt bí ngô, sữa chua, táo, trái cây, các loại đậu nguyên hạt đều là những thực phẩm đem lại nhiều dưỡng chất.
Thời kỳ này nên hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ như chiên xào hoặc những thực phẩm đông lạnh hoặc tương cà, khoai tây chiên và dưa chua… Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng tích nước và phù nề. Thức ăn cay nóng và có tính axit cũng không nên ăn vì sẽ gây chứng ợ nóng và khó tiêu.
Giai đoạn này thai phụ nên uống nhiều nước để giúp cho cơ thể hoạt động tốt cũng như hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
Làm sao để xử lý tình trạng chán ăn khi mang thai tháng thứ 7?
Tháng thứ 7 thai nhi đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện, mẹ chán ăn làm sao con có đủ dinh dưỡng? Để lấy lại niềm vui ăn uống cho mẹ cung cấp đủ chất cho thai nhi cần uống nước đầy đủ, nước giúp cơ thể tránh mệt mỏi, nước trái cây như cam chanh giảm tình trạng ốm nghén.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai xương chũm có cholesteatoma là gì? Cách điều trị ra sao
Thai phụ nên chọn những thức ăn không nặng mùi và chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng.Thay vì chỉ ăn 3 bữa một ngày thì nên chia nhỏ các bữa ăn ra làm nhiều bữa. Nên chọn những loại thức ăn không nặng mùi bởi vì có khi thai phụ chỉ khó chịu một số mùi. Mùi cá, quế, hồi, cà ri là những mùi có thể gây buồn nôn. Các món ăn nên hạn chế gia vị đặc biệt là những món cay nóng khiến cho thai phụ thêm mệt mỏi và chán ăn.
Nên ăn những món ăn giàu protein và tinh bột món ăn này giúp no lâu, giảm cảm giác mệt mỏi. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin cần ăn các loại trái cây, rau củ vì đây là một nguồn vitamin tuyệt vời.
Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?
Bước sang tam cá nguyệt thứ 3 của quá trình mang thai mẹ bầu nên cẩn thận với chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển thai nhi.
Ngoài chế độ ăn uống mẹ cũng cần cân nhắc việc đi bộ, nên có quãng nghỉ giữa đường đi. Không nên ngồi quá lâu một chỗ. Cần tập thể dục một cách nhẹ nhàng với sự theo dõi của bác sĩ. Yoga và bơi lội hoặc một số môn thể dục rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng bạn có thể tập được. Kể cả những bài tập giãn cơ cũng khá hiệu quả.
Vẽ tranh, đọc sách, làm vườn nếu thích bạn có thể thực hiện giúp bạn có thể thư giãn, bình tĩnh.
Cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn có thể chọn tư thế nằm nào phù hợp dễ chịu thì có thể áp dụng…
Như vậy, nếu bạn đang trong thai kỳ hoặc đang chuẩn bị để mang thai thì bài viết này là thông tin cần thiết bạn có thể tham khảo. Nó sẽ giúp bạn những cách thoát khỏi tình trạng chán ăn trong thai kỳ.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể