Hội chứng ruột kích thích liên quan đến đường tiêu hóa nên việc ăn gì và không ăn gì là một yếu tố rất quan trọng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Có quá nhiều món ăn hấp dẫn chúng ta, tuy nhiên nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt thì triệu chứng bệnh càng tăng. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào không nên ăn cũng như cách hạn chế triệu chứng.
Contents
Thế nào là hội chứng ruột kích thích?
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng đường tiêu hóa, mãn tính liên quan đến sự rối loạn nhu động của ruột già. Dù không gây ra thương tổn nhưng hội chứng ruột kích thích lại khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau bụng, khó chịu và phiền toái.
Khi mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn chức năng đại tràng, táo bón, tiêu chảy… Điều đáng nói hiện tượng này sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn còn đang bỏ ngỏ vì chưa có giải thích nào được xác định rõ ràng. Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm…
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm triệu chứng.
Hội chứng ruột kích thích là sự rối loạn nhu động ruột. Khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì tốt nhất?
Việc ăn uống tác động khá lớn tới hội chứng ruột kích thích có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm hay giảm nhẹ. Vì vậy có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu triệu chứng.
Trước tiên cần chọn loại thực phẩm không chứa hóa chất và chất bảo quản, đảm bảo sạch và an toàn. Chế độ ăn ít béo và nhiều chất carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc nguyên cám…
Nên ăn những món ăn có nhiều chất xơ như trái cây, củ quả và các loại rau xanh. Chất xơ làm mềm phân cải thiện chứng táo bón ở người bị đại tràng co thắt. Người lớn nên tiêu thụ khoảng 21 – 38g chất xơ mỗi ngày không nên tăng nhiều quá có thể gây đầy bụng. Mỗi lần tăng chỉ cần tăng 2 – 3g chất xơ mỗi ngày là hợp lý.
Sữa chua là một lựa chọn bởi vì sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn hàng ngày để cải thiện và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Như vậy bạn có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón.
Tìm hiểu thêm: Những ai không nên uống nước dừa, bạn có biết?
Người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn thức ăn nhanh.Đối với người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn quá nhiều trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và cứ khoảng hơn 2 tiếng ăn một lần. Khi ăn nên nhai kỹ để hạn chế nuốt nhiều khí vào, như vậy mới có thể giảm đầy bụng, giảm sự căng giãn đột ngột ở đường tiêu hóa. Làm như vậy để hạn chế co bóp của ruột và giảm số lần đi ngoài hiệu quả.
Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì?
Cần tìm hiểu hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì để biết tránh những sản phẩm không tốt cho người bệnh, giảm nhẹ triệu chứng… Cần lên thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích sẽ không có những loại thức ăn như dưới đây.
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, pizza… những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa nhất là người đang có vấn đề về đường ruột. Nếu người bị hội chứng ruột kích thích ăn thực phẩm như trên sẽ tạo áp lực lớn cho dạ dày khiến ruột phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn thấy chướng bụng, đầy hơi, khó chịu thậm chí có thể bị rối loạn tiêu hóa. Bạn cần chọn những chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu mè, hướng dương… tuy nhiên cũng hạn chế món chiên xào chỉ nên ăn loại hấp, luộc.
Thịt đỏ
Trong thịt đỏ có hàm lượng protein khá cao trong thịt bò, dê, cừu vì vậy bạn nên tránh. Vì để tiêu hóa các loại thịt này dạ dày phải làm việc nhiều dẫn tới tăng nặng triệu chứng.
Đồ ăn cay nóng
Các gia vị sẽ làm món ăn ngon hơn tuy nhiên đối với người bị hội chứng ruột kích thích lại không nên ăn. Bởi vì chúng khiến đường ruột bị kích thích, tăng tiết acid gây co thắt quá mức.
Thực phẩm cứng
Đối với người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn món ăn được cắt nhỏ nấu mềm. Đồ cứng có thể gây áp lực cho dạ dày và làm tổn thương ở niêm mạc dạ dày thêm nặng.
Món ăn tái, sống
Trong món ăn tái sống dù được nhiều người ưa thích tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì có thể có nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Bạn không nên chọn món ăn này dù bạn có yêu thích.
Thức uống có cồn
Rượu bia nói chung sử dụng nhiều đều không có lợi cho sức khỏe và kể cả người bị hội chứng ruột kích thích cũng không nên dùng. Bởi vì khi uống rượu bia sẽ ức chế vi sinh vật, làm tổn thương niêm mạc đường ruột và gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra còn gây ợ chua, tiêu chảy và rối loạn nhu động ruột. Nếu uống nhiều còn gây nên tình trạng viêm loét và xuất huyết ống tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Những thói quen tốt cho răng mà bạn nên biết
Việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh.Sữa
Chế phẩm từ sữa không nên sử dụng bởi vì những người mắc chứng không dung nạp Lactose. Do hệ tiêu hóa của họ không có enzyme phân giải loại đường này. Vì vậy sữa không được hấp thụ mà đưa thẳng đến dạ dày, ruột già. Quá trình lên men ở ruột già tạo ra chất khí và đây cũng được coi là nguồn thức ăn giúp vi sinh vật phát triển. Vì vậy khi uống sữa bò bạn có thể đau bụng.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Đối với người bị hội chứng ruột kích thích việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh. Cần thay đổi những thói quen không tốt để giảm tác hại của bệnh.
Việc lo âu, căng thẳng thần kinh và mất ngủ cũng có thể làm nặng thêm triệu chứng. Cần tạo một không khí thoải mái và lành mạnh không nên quá lo lắng về bệnh lý của mình. Cần ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ và nên xoa nhẹ tay ở vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột. Tập thể dục, yoga, thiền định để giảm stress. Cần tạo thói quen đi ngoài vào một giờ nhất định mỗi buổi sáng. Cần tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc sớm hơn khi có dấu hiệu tăng nặng để điều trị tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính.
Sau bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho bạn giảm được triệu chứng thoát khỏi những phiền toái do bệnh gây ra.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể