Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp?

Xạ hình tuyến giáp hiện là phương pháp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp phổ biến, có kết quả cao chỉ trong thời gian ngắn. Nếu bạn chưa hiểu rõ về xạ hình tuyến giáp, hãy tham khảo ngay bài viết sau từ Kenshin.

Bạn đang đọc: Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp?

Xạ hình tuyến giáp cho thấy hình ảnh tuyến giáp khá rõ nét, từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh về tuyến giáp như cường giáp, suy giảm hoặc nhân tuyến giáp,… Để hiểu hơn về phương pháp này, mời bạn cùng Kenshin theo dõi thông tin sau.

Thế nào là xạ hình tuyến giáp?

Phương pháp xạ hình tuyến giáp sử dụng SPECT/T nhằm phát hiện các bệnh lý ở tuyến giáp. Bệnh nhân khi tiến hành xạ hình tuyến giáp sẽ được đưa một lượng rất nhỏ l-od phóng xạ I-131 hoặc chất Technetium – 99m vào trong cơ thể. Tác dụng chính của chất phóng xạ này là hỗ trợ hiển thị hình ảnh tuyến giáp rõ nét, chính xác hơn.

Kết quả sau khi thực hiện xạ hình tuyến giáp cho thấy các thông tin hữu ích, hỗ trợ rất nhiều cho việc chẩn đoán vấn đề xạ hình tuyến giáp như hình dạng của tuyến giáp, kích thước, chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp? 1

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp

Khi nào cần thực hiện xạ hình tuyến giáp?

Theo chia sẻ từ các bác sĩ, xạ hình tuyến giáp được thực hiện theo chỉ định cụ thể cho những đối tượng gồm:

  • Bệnh nhân bị bướu cổ;
  • Bệnh nhân có một hoặc nhiều, đa nhân tuyến giáp;
  • Người có triệu chứng nghi ngờ bị viêm tuyến giáp;
  • Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cường giáp;
  • Người đang nghi ngờ tình trạng tuyến giáp lạc chỗ;
  • Người mắc bệnh ung thư cần đánh giá kết quả hậu phẫu;
  • Những trường hợp nghi ngờ hormone bất thường tuyến giáp cũng có thể được chỉ định thực hiện xạ hình tuyến giáp.

Lưu ý gì khi tiến hành xạ hình tuyến giáp

Khi được chỉ định thực hiện xạ hình tuyến giáp bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin trước và sau khi tiến hành.

Trước khi xạ hình tuyến giáp

Những lưu ý trước khi xạ hình tuyến giáp gồm:

Cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ: Bệnh nhân cần cung cấp một số thông tin sức khỏe cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, ví dụ như tình trạng dị ứng, các ca phẫu thuật trước đó, thuốc đang dùng, đang mang thai,… để tránh tác dụng phụ sau khi xạ hình.

Nhịn ăn: Bệnh nhân được chỉ định thời gian cụ thể tiến hành xạ hình tuyến giáp cần nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi bắt đầu tiến hành.

Sau khi thực hiện xạ hình tuyến giáp

Vì có sử dụng chất phóng xạ để hỗ trợ chẩn đoán nên sau khi đã xạ hình tuyến giáp xong bệnh nhân cần lưu ý:

Phòng ngừa an toàn: Tùy thuộc vào loại chất phóng xạ được đưa vào cơ thể sẽ có những phương án phòng ngừa an toàn cụ thể nhằm giảm tối đa nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cho người khác. Bệnh viện thực hiện xạ hình tuyến giáp sẽ có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ người bệnh trong giai đoạn sau khi xạ hình tuyến giáp.

Theo dõi tình trạng sức khỏe: Sau khi xạ hình thường bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của người bệnh nói chung và của tuyến giáp nói riêng, các chỉ số hormone tuyến giáp để chắc rằng phương án điều trị có hiệu quả. Xét nghiệm máu có thể sẽ được thực hiện để đo nồng độ hormone tuyến giáp gồm TSH, T3 và T4. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ thường xuyên tái khám theo lịch của bác sĩ và tự theo dõi dấu hiệu bất thường tại nhà như cân nặng, tình trạng da, tóc và móng tay, móng chân,…

Tìm hiểu thêm: Rau dền có bao nhiêu calo? Rau dền có tác dụng gì với sức khỏe?

Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp? 2
Người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và tái khám đều đặn

Hỗ trợ đào thải: Xạ hình tuyến giáp xong bệnh nhân cần uống thật nhiều nước và thường xuyên đi vệ sinh hơn để hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất phóng xạ được đưa vào trước đó. Điều này cũng giúp giảm thời gian chất phóng xạ tồn đọng trong cơ thể.

Hạn chế dùng hormone tuyến giáp: Hormone tuyến giáp thường dùng để điều chỉnh chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên sau khi xạ hình tuyến giáp bạn nên hạn chế tối đa dùng hormone tuyến giáp ngay vì sẽ khiến môi trường nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, làm giảm độ chính xác khi chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị thực tế.

Tác dụng phụ và hậu quả: Tác dụng phụ của phương pháp xạ hình tuyến giáp được khá nhiều người quan tâm bởi chất phóng xạ được đưa vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng không mong muốn. Khi được chỉ định xạ hình tuyến giáp bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về vấn đề này để đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị vấn đề ở tuyến giáp.

Cách đọc kết quả xạ hình tuyến giáp

Kết quả xạ hình tuyến giáp thường sẽ được bác sĩ giải thích rõ khi trả kết quả cho bệnh nhân, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo cách đọc kết quả để hiểu hơn về các chỉ số.

Kết quả xạ hình tuyến giáp bình thường

Kết quả xạ hình tuyến giáp bình thường khi:

  • Tuyến giáp có kích thước vừa phải, không có vấn đề bất thường khi tuyến giáp quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước bình thường.
  • Tuyến giáp có hình dạng cánh bướm hoặc giống cánh bướm là tuyến giáp bình thường.
  • Hình ảnh chất phóng xạ lan đều bên trong tuyến giáp cho thấy quá trình hấp thụ chất phóng xạ của tuyến giáp khá tốt, không có vùng nào bị tăng hoặc giảm dẫn đến không đối xứng.

Xạ hình tuyến giáp là gì? Cần lưu ý gì khi xạ hình tuyến giáp? 3

>>>>>Xem thêm: Vành tai trẻ bị sưng đỏ là do đâu? Phòng ngừa như thế nào?

Tuyến giáp bình thường là tuyến giáp có kích thước ổn định, cân đối

Kết quả xạ hình tuyến giáp bất thường

Kết quả xạ hình tuyến giáp được cho là bất thường khi:

  • Kích thước của tuyến giáp quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước bình thường.
  • Vùng tăng hoặc giảm chất phóng xạ bất thường cho thấy có sự tăng hoặc giảm không đối xứng.
  • Biểu hiện bệnh lý bất thường bao gồm nhiều dấu hiệu lạ ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp, tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, khối u ác tính tồn tại trong tuyến giáp.

Khi có bất cứ bất thường nào trong kết quả xạ hình tuyến giáp, bác sĩ sẽ thông báo đến bệnh nhân hoặc chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số các phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán rõ nhất nguyên nhân, bệnh lý dẫn đến sự bất thường ở tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp phổ biến dùng trong chẩn đoán các vấn đề ở cơ quan này. Nếu bạn được chỉ định thực hiện xạ hình tuyến giáp, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để sẵn sàng cho việc chẩn đoán.

Xem thêm: Xét nghiệm u tuyến giáp có quan trọng không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *