Việc tiêm phòng dại là vô cùng cần thiết để tránh tiến triển bệnh dại. Vậy tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi? Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giải đáp cho bạn.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với phụ nữ mang thai, thuốc uống hay thuốc tiêm đều cần phải có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ. Trong đó nếu không may phải tiêm vắc xin dại thì tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều người cũng rất lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi khi đưa bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể.
Contents
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và hệ thần kinh. Bệnh dại gây ra bởi vi rút dại gọi là Rabies virus, được truyền từ động vật sang con người thông qua vết thương hoặc vết cắn của động vật nhiễm dại. Vi rút dại tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nặng nề như đau đầu, buồn nôn, khó thở, mất khả năng điều khiển cơ bắp, thậm chí là tử vong.
Tiêm phòng dại là phương pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi rút dại. Thông thường, phác đồ tiêm phòng dại sẽ bao gồm các liều tiêm nhiều mũi, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với động vật nghi nhiễm dại hoặc sau khi bị cắn. Liều lượng, đường tiêm, thời gian tiêm sẽ theo sự hướng dẫn của từng công ty sản xuất vắc xin.
Nhiều người luôn thắc mắc rằng tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không bởi vì bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người có biểu hiện bệnh dại sẽ có tỷ lệ tử vong 100%. Do đó việc tiêm phòng dại là cách duy nhất để ngăn tiến triển bệnh dại.
Tiêm phòng dại có các tác dụng phụ gì?
Các tác dụng phụ của vắc xin dại thường là nhẹ và ngắn hạn, hầu hết mọi người không gặp vấn đề nghiêm trọng.
Đau và sưng tại vị trí tiêm: Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin dại. Cảm giác đau và sưng tại vị trí tiêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lúc này cơ thể đang phản ứng lại với việc nhận diện các thành phần của vắc xin.
Đỏ da, có cảm giác nóng ở vùng tiêm: Một số người có thể có tình trạng đỏ da, nóng rát ở tại vị trí tiêm. Phản ứng này không nghiêm trọng, rất thường gặp và thường tự giảm đi trong vài ngày.
Mệt mỏi, sốt nhẹ: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt nhẹ. Bởi vì lúc này cơ thể đang tiếp nhận các kháng nguyên lạ, hệ miễn dịch được kích hoạt mạnh mẽ. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài, có thể mệt sau 1 ngày đi tiêm về. Lúc này có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc bổ sung thêm các vitamin để cơ thể nhanh vượt qua cơn sốt và mệt mỏi
Cảm giác buồn nôn hoặc nôn: Ở một vài trường hợp có thể gặp sự khó chịu ở đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nếu tình trạng này trở nên trầm trọng hơn thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi những phản ứng phụ thông thường sẽ tự giảm và biểu hiện không quá rầm rộ, mạnh mẽ.
Cảm giác đau và cứng cơ: Cảm giác này xuất hiện bởi vì sự khuếch tán thuốc vào cơ thể có thể gây ra sự đau và cứng cơ. Tuy nhiên biểu hiện nhẹ, không quá nghiêm trọng, kéo dài.
Như vậy cũng như bất kỳ loại thuốc nào thì vắc xin dại cũng gây ra các phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể giảm nhẹ và tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.
Điều đáng lưu ý là sau khi tiêm phòng dại, nếu có bất kỳ các triệu chứng như: Sốt cao, khó thở, phát ban, đau ngực,… nên báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời. Bởi vì có thể các phản ứng phản vệ xuất hiện mà không xử trí kịp thời sẽ làm tình trạng càng xấu đi.
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Qua các phân tích về các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc xin dại thì trả lời thế nào cho câu hỏi: Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện nay các cơ sở dữ liệu đã chứng minh rằng tiêm phòng dại không có sự ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Về thành phần của vắc xin dại thì có chứa vi rút dại đã bất hoạt. Do đó khi tiêm vắc xin dại thì không thể gây ra bệnh dại. Ngoài ra vắc xin dại cũng đã được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng 4 pha trước khi đưa vào sử dụng. Trong đó vắc xin được đánh giá độ an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Do đó vắc xin dại là an toàn khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin dại nếu cần thiết để ngăn chặn nguy cơ tiến triển bệnh dại.
Điều quan trọng phải lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh dại nếu không được tiêm phòng là rất lớn và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Tuy vậy bạn nên thông báo với bác sĩ khi mang thai và phải tiêm phòng dại. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết và tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và các nguy cơ nếu trì hoãn việc tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm: 6 triệu người Việt mắc bệnh hiếm – Bộ Y tế thông tin
Phải làm gì khi mang thai bị chó cắn?
Như vậy việc tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là không. Vậy khi bị chó cắn thì cần phải xử lý như thế nào trước khi đến cơ sở y tế gần nhất?
Nếu mẹ bầu bị chó cắn thì cần sơ cứu các bước như sau:
- Rửa sạch vết thương: Hãy rửa vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước sạch liên tục trong khoảng 15 phút. Sử dụng bông, gạc hoặc khăn sạch để lau nhẹ vết thương. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa liên tục dưới vòi nước chảy.
- Sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod để giảm khả năng nhiễm trùng. Có thể băng nhẹ để tránh bụi bẩn, nhưng không được băng chặt hoặc khâu vết thương lại.
- Đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh mắc phải, tiền sử sử dụng thuốc và tình trạng của chó vừa tấn công mẹ bầu.
- Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại tùy theo tình trạng vết thương. Đồng thời có thể bổ sung tiêm uốn ván nếu cần thiết.
- Theo dõi vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào này, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đồng thời, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng và vết thương nhanh lành lại.
>>>>>Xem thêm: Cách chọn size đai nịt bụng chính xác mà chị em nên biết
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được: Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vắc xin dại không chống chỉ định với phụ nữ mang thai cho nên khi cần thiết vẫn có thể sử dụng. Hy vọng bài viết đã cho bạn câu trả lời hợp lý và hữu ích
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể