Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Dây thần kinh số 7 là một trong 12 dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Nó có vai trò đảm nhiệm về các chức năng vận động và cảm giác của các cơ vùng mặt. Bệnh nhân bị liệt mặt ngoài điều trị chuyên khoa, nếu áp dụng các bài tập liệt dây thần kinh số 7 thích hợp thì sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

Bạn đang đọc: Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Bệnh nhân bị liệt mặt đa số là ảnh hưởng việc dây thần kinh số 7 bị tổn thương. Gây ra các hệ quả được biểu hiện rõ nhất ở vùng cơ mặt và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Phân loại dạng liệt dây thần kinh số 7

Theo các nghiên cứu thì hiện nay có 2 dạng liệt dây thần kinh số 7, một là trung ương hai là ngoại biên. Tuy nhiên, cả 2 dạng này đều có biểu hiện giống nhau như: Ăn uống rơi vãi, lệch cơ mặt và nhân trung về bên lành, các cơ bên bị bệnh nhão và không cử động được, không thực hiện được động tác huýt sáo.

Để có thể phân biệt giữa liệt trung ương và ngoại biên, các chuyên gia thường dựa vào những đặc điểm dưới đây để phân biệt:

  • Đối với liệt trung ương: Chỉ thường gặp ở những bệnh nhân có tổn thương ở khu vực bán cầu đại não như: Áp xe, đột quỵ, u não viêm màng não… Biểu hiện chỉ bị lệch ở 1/4 dưới ở bên lành, mắt 2 bên đều kín khi nhắm.
  • Đối với liệt mặt ngoại biên: Dấu hiệu quan sát rõ rệt hơn khi bị lệch 2/3 mặt phần bên lành, không thể nhắm kín mắt, không nhăn trán được. Do nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp lên dây thần kinh số 7 bởi chấn thương, bệnh lý, ngoại cảnh…

Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Liệt dây thần kinh số 7 hiện có 2 loại là ngoại biên và trung ương

Vai trò của các bài tập liệt dây thần kinh số 7

Các bài tập liệt dây thần kinh số 7 có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng hồi phục cho các bệnh nhân bị liệt mặt. Qua quá trình luyện tập sẽ cải thiện các chức năng của khuôn mặt, hạn chế các biến chứng của bệnh, cũng như giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

Các bài tập sẽ củng cố sức mạnh cho cơ mặt, đồng thời rèn luyện cho não khả năng nhận diện lại các xung điện cần thiết để có thể điều khiến hoạt động những cơ khác nhau ở trên khuôn mặt. Điều này giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng sử dụng lại được những cơ mặt bình thường.

Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Những bài tập liệt dây thần kinh số 7 được đánh giá cao giúp bệnh thuyên giảm

Những bài tập liệt dây thần kinh số 7 đều được đánh giá cao nếu áp dụng tốt, phù hợp với bệnh nhân bị liệt mặt mức độ trung bình hay cả những trường hợp mãn tính. Đối với bệnh nhân bị liệt mặt cấp tính, việc áp dụng các bài tập sớm cũng sẽ hỗ trợ làm giảm thời gian hồi phục.

Một số bài tập liệt dây thần kinh số 7

Dưới đây là một số bài tập liệt dây thần kinh số 7, bổ trợ hạn chế suy nhược thần kinh, giúp nhanh lấy lại cảm giác cơ mặt mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Bài tập số 1

Lấy đầu ngón tay trỏ và ngón giữa để massage nhẹ nhàng vùng thái dương rồi di chuyển dần đến vùng trán.

Tốt nhất là thực hiện động tác này ở cả hai bên và làm hai tay cùng lúc.

Thực hiện massage theo động tác này trong tầm 15 giây rồi mới chuyển sang động tác khác.

Bài tập số 2

Sử dụng 2 đầu ngón tay như động tác một nhưng lần này là massage đều ở vùng má hai bên rồi di chuyển dần đến vị trí hai cánh mũi.

Để mang lại hiệu quả tốt nhất cần thực hiện nhịp nhàng, đều tay.

Thực hiện khoảng 15 giây rồi bạn hãy chuyển sang bài tập khác.

Bài tập số 3

Bài tập này sẽ massage ở phần má dưới. Sau đó di chuyển dần dần ở 2 bên đến vị trí khóe miệng.

Thực hiện đều nhịp nhàng tay ở hai bên.

Cũng làm khoảng 15 giây rồi mới nên chuyển sang bài tập khác.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về chốc lở dạng phỏng

Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

Bài tập số 3 áp dụng khi liệt dây thần kinh số 7

Bài tập số 4

Động tác này nhằm mục đích cho người bệnh lấy lại cảm giác ở vị trí cằm khu vực cả 2 bên:

  • Dùng lực tay massage hai bên thật đều theo hướng đối xứng nhau.
  • Hãy đảm bảo là dùng đủ lực tương tự nhau nếu muốn bài tập đem lại hiệu quả tốt nhất. Thực hiện thật đều tay ở cả hai bên khoảng 15 giây, trước khi chuyển sang động tác khác.

Bài tập số 5

Lấy đầu ngón tay thuận massage thật đều ở vị trí cằm tốt nhất là vùng trung tâm.

Dùng lực massage của tay rồi hãy di chuyển thật đều rộng ra xung quanh.

Động tác này thực hiện khoảng 15 giây rồi bạn hãy chuyển sang bài tập khác.

Bài tập số 6

Lấy 1 bên tay massage đều khu vực ở mang tai dưới rồi từ từ di chuyển đều sang khu vực vùng cổ gáy, cổ dưới.

Massage qua từng vị trí thật đều tay để có hiệu quả tốt nhất.

Thực hiện động tác này khoảng 15 giây sau đó chuyển qua bên còn lại.

Bài tập số 7

Lấy ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện massage từ vị trí cánh mũi kéo căng cơ mặt dần đến vị trí trán.

Sau đó thực hiện theo hướng ngược lại và kéo dãn cơ xuống lại vị trí má dưới.

Để tốt nhất cần thực hiện động tác này đều ở cả hai vị trí.

Động tác này thực hiện khoảng 15 giây rồi mới nên chuyển sang bài tập khác.

Bài tập số 8

Sử dụng lòng bàn tay kéo cơ má dãn dần ra rồi di chuyển dần đến vị trí thái dương từ 3, 4 lần.

Tiếp theo hãy thực hiện massage bằng lòng bàn tay tròn đều ở toàn bộ má theo hướng kéo lên thái dương.

Thực hiện thật đều tay ở cả hai bên má cùng một lúc.

Thực hiện massage theo động tác này trong khoảng 15 giây

Lưu ý khi thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7

Để có thể giúp cho quá trình phục hồi của bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Bạn cần đảm bảo thực hiện theo những lưu ý sau:

Nên làm

  • Thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 theo chỉ dẫn của chuyên khoa, nên làm trước gương để đảm bảo đúng động tác.
  • Cần kiên nhẫn thực hiện và massage những cơ mặt nhẹ nhàng.
  • Tốt nhất cần thực hiện các bài tập ít nhất là 3 lần/ngày.
  • Căn cứ tùy theo thể trạng của người bệnh, tình hình cải thiện, để điều chỉnh lại tần suất, mức độ luyện tập cho phù hợp.
  • Nên chú ý khuôn mặt khi thực hiện các bài tập, tập trung quan sát, để có thể cảm nhận đặc biệt là bên phần mặt bị liệt, cố gắng thực hiện từ từ theo từng bước nhỏ.
  • Bạn đừng cố gắng tập khi đã mệt mỏi, tập đúng vài lần vẫn tốt hơn là bạn tập sai nhiều lần. Có thể tập trong thời gian ngắn, nhưng có thể tăng dần số lần tập trong ngày.

Không nên làm

  • Nên tập trong tâm lý thoải mái, tránh “dụng tốc bất đạt”. Hãy nhớ rằng một tâm lý thoải mái trong luyện tập sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Tránh dùng sức quá nhiều với mong muốn để khu vực bị liệt nhanh có được cảm giác, điều đó có thể gây ra các tác động ngược lại có thể gây viêm dây thần kinh.

Bài tập liệt dây thần kinh số 7 dễ thực hiện

>>>>>Xem thêm: 8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc mẹ nên biết

Cần thực hiện các bài tập theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là một bài bài tập liệt dây thần kinh số 7 cũng như lưu ý khi thực hiện mà Kenshin muốn gửi đến các bạn. Hi vọng rằng bạn có thể áp dụng nó tại nhà và cải thiện sức khỏe của mình.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *