Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng?

Mướp là một trong các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong mâm cơm người Việt. Vậy, ăn mướp có tốt không hay tiềm ẩn những nguy cơ khi sử dụng thường xuyên? Trong bài viết này, Kenshin sẽ đưa ra một số thông tin trả lời cho câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng?

Mướp là loại quả dân dã có mùi vị thơm ngon, dễ ăn và thường được bày bán rộng rãi ở nhiều địa phương của nước ta. Vậy ăn mướp có tốt không và khi sử dụng, chúng ta cần lưu ý điều gì? Câu hỏi trên sẽ được phân tích chi tiết trong bài viết ngay sau đây của Kenshin.

Tổng quan về cây mướp

Mướp ta là một đại diện của họ Bầu bí, chúng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1846 và có danh pháp khoa học là Luffa cylindrica. Theo nhiều tài liệu thì loài thực vật này có nguồn gốc bản địa tại Nam Á và Đông Nam Á, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng chúng có xuất xứ từ Tây Phi.

Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? 1

Cây mướp ta là đại diện được trồng phổ biến ở nhiều địa phương

Về hình thái, mướp là cây dây leo, lá mọc so le và đường viền có răng cưa, phiến được chia thành 5 – 7 thùy. Loài cây này có hoa đơn tính, hoa cái mọc đơn độc còn hoa đực quy tụ thành chùm.

Quả mướp có chiều dài trên dưới 25cm, đường kính từ 4 – 8 cm và có hình trụ tròn, thuôn hai đầu. Chúng có vị ngọt mát và mang mùi thơm rất dễ chịu, thường được dùng như một loại rau. Khi quả già đi thì phần thịt quả sẽ hình thành xơ dai và dân gian thường dùng xơ mướp để cọ rửa, làm sạch vật dụng trong nhà.

Đặc tính chung nhất của mướp là có vị ngọt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vậy nên ngoài vai trò làm thực phẩm, mướp còn được dùng để làm thuốc. Cụ thể, tất cả các bộ phận của loài thực vật này đều có tác dụng dược liệu, từ hạt mướp, lá mướp, dây mướp cho tới quả mướp, rễ mướp.

Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? 3

Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ quả mướp

Ăn mướp có tốt không?

Để biết ăn mướp có tốt không, trước tiên chúng ta cần làm rõ những đặc điểm ưu việt của loại quả này và giá trị của chúng đối với sức khỏe con người.

Chứa hàm chứa nguồn dưỡng chất dồi dào

Quả mướp có chứa nhiều choline, axit amin tự do, carotenoid, vitamin C, vitamin B1, kali, đồng, photpho, saponin, chất nhầy, chất béo không bão hòa, galactan, mannan, xylan,… Với nguồn dưỡng chất siêu phong phú, mướp sẽ cung cấp một lượng lớn các vi chất thiết yếu cho cơ thể người dùng, giúp thúc đẩy trao đổi chất và tăng cường sức đề kháng.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa

Chất nhớt tự nhiên trong quả mướp giúp bôi trơn ống tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào thải phân ra khỏi đại tràng. Ở một diễn biến khác, lượng chất xơ dồi dào có trong loại quả này cũng đem đến tác dụng tương tự nhờ khả năng kích hoạt nhu động ruột.

Đặc biệt, mướp còn hàm chứa chất xơ hòa tan, thành phần giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, từ đó vừa làm tăng hiệu quả chuyển hóa dinh dưỡng, vừa cải thiện các triệu chứng của bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Bảo vệ tim mạch

Trong mướp rất giàu lutein, beta-carotene, zeaxanthin – các chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid. Những thành phần này giúp dọn sạch gốc tự do nên đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch và thần kinh.

Bên cạnh đó thì pectin, một loại chất xơ hòa tan có trong quả mướp cũng được xem là “khắc tinh” của cholesterol “xấu”. Ngoài ra, mướp còn tích hợp nhiều kali nên đem đến tác dụng thư giãn mạch máu, cải thiện tình trạng cao huyết áp.

Điều hòa đường huyết

Mướp được xem là một trong những thực phẩm thân thiện đối với người bị tiểu đường. Loại quả này có tỷ lệ chất đường bột không đáng kể, tỷ lệ chất xơ lại cao nên giúp điều hòa và ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong quả mướp cũng đóng vai trò tích cực vào việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh lý này.

Tốt cho mắt

Beta-carotene có trong mướp là tiền chất của vitamin A, một loại vi chất rất cần cho sự hoàn thiện cấu trúc và chức năng của mắt. Không chỉ vậy, vitamin C có trong loại quả này cũng đảm nhiệm vai trò tương tự. Chưa hết, zeaxanthin và lutein được tìm thấy ở mướp còn làm chậm quá trình lão hóa thị giác, điển hình là ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Hỗ trợ giảm cân

Lượng calo trong mướp là rất thấp nhưng chúng lại nhiều nước, giàu chất xơ nên vẫn đem đến cảm giác no, giúp bạn giảm nhanh cơn đói và thèm ăn. Bên cạnh đó, các vi chất có trong mướp còn có khả năng thúc đẩy chuyển hóa vật chất và năng lượng. Vậy nên nếu bạn thường xuyên ăn mướp, cân nặng chắc chắn sẽ được điều chỉnh ở mức lý tưởng.

Phòng chống ung thư

Như đã nhắc qua ở trên, hàm lượng chất chống oxi hóa cao vượt ngưỡng trong quả mướp sẽ sàng lọc và đào thải gốc tự do ở mọi ngóc ngách trong cơ thể. Từ đó giúp bảo vệ tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy mà đem đến hiệu quả phòng chống ung thư vượt trội.

Tìm hiểu thêm: Túi giãn tĩnh mạch bìu là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? 2
Ăn mướp có tốt không? Câu trả lời là có

Qua phân tích trên, có thể thấy quả mướp đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong khi đó chưa có nghiên cứu hay tài liệu khoa học nào chỉ ra tác dụng tiêu cực của loại quả này. Vậy nên bây giờ thì bạn đã biết ăn mướp có tốt không rồi chứ?

Một số lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng mướp, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau:

  • Khi chọn mướp hãy ưu tiên những quả bánh tẻ – không già cũng không non. Hình thức bên ngoài còn tươi cứng, tỏa mùi thơm nhẹ, không có vết sâu, kết cấu thuôn dài nhưng đầy đặn về các phía.
  • Mướp có tính mát, do đó bạn không nên ăn sống hay xào tái vì làm vậy có thể gây rối loạn tiêu hóa. Cách chế biến khoa học nhất là nấu mướp chín mềm trước khi thưởng thức.
  • Không ăn mướp cùng cá chạch vì loài cá này chứa enzym phân hủy vitamin B1, trong khi đó mướp lại rất giàu vitamin B1 nên dễ gây phản tác dụng.
  • Củ cải trắng và rau chân vịt đều là những thực phẩm có tính hàn, vậy nên nếu kết hợp với mướp – một loại quả cũng có tính hàn thì rất dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
  • Với những người có tì vị yếu, thể trạng hàn, mới ốm dậy hoặc đang bị tiêu chảy cũng không nên dùng loại quả thanh mát này.
  • Mướp có vị ngọt nhẹ và mang mùi thơm mát, tuy nhiên nếu bạn thử thấy có vị đắng thì rất có thể chúng đã bị ong chích, thiếu dinh dưỡng, tồn dư hóa chất hoặc bảo quản không đúng cách. Nghiên cứu cũng cho thấy trong những quả mướp bị đắng có chứa alkaloid, thành phần dễ gây ngộ độc cho người. Vậy nên trong trường hợp này bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Ăn mướp có tốt không? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? 4

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm đáng kể chứng trầm cảm

Không nên nấu mướp với củ cải trắng, rau chân vịt và cá chạch để tránh gây ngộ độc

Trên đây là những phân tích của Kenshin xoay quanh chủ đề: “Ăn mướp có tốt không?”. Nếu tâm đắc với những chia sẻ của bài viết thì hãy đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *