Những biến chứng thủy đậu ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm mà chá mẹ cần biết

Phần lớn các trường hợp bệnh thủy đậu ở trẻ em thường được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng nếu bệnh không được điều trị đúng cách, biến chứng thủy đậu ở trẻ em có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.

Bạn đang đọc: Những biến chứng thủy đậu ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm mà chá mẹ cần biết

Cách nhận biết thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất vào mùa xuân, khi thời tiết nóng ẩm, chuyển mùa. Trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 1 – 4 tuổi, là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất.

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10 -14 ngày, bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện ra ngoài, với các triệu chứng như:

  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Nhức mỏi cơ;
  • Biếng ăn;
  • Nôn ói;
  • Ngứa ngáy cơ thể;
  • Phát ban;
  • Nổi mụn nước.

Mụn nước (hay còn gọi là nốt thủy đậu) thường có đường kính khoảng từ 1-3mm, có chứa dịch trong. Khi phát bệnh, người bệnh có thể bắt đầu nổi vài mụn, sau đó lan rộng toàn thân trong khoảng 12-24 giờ. Theo một nghiên cứu, trong suốt thời gian bị thủy đậu, bệnh nhân có thể nổi hơn 500 nốt mụn nước. Một số trường hợp bệnh nặng, mụn nước có kích thước lớn hơn, dễ bị nhiễm khuẩn, khiến mụn nước chứa mủ, có màu đục.

Thông thường, thủy đậu sẽ kết thúc sau khoảng 7-10 ngày kể từ khi phát bệnh. Lúc này, các nốt mụn nước khô dần, đóng vảy và bong ra, có thể để lại sẹo thâm ở vị trí nổi mụn nước. Riêng tại các nốt thủy đậu có biểu hiện nhiễm khuẩn, chúng có thể để lại sẹo lõm sau khi hết bệnh.

Thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu ở trẻ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc chủ quan trong chăm sóc và điều trị thủy đậu có thể khiến trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm não,… Vì vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần theo dõi và điều trị bệnh sớm.

Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em: Mẹ cần biết

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm, trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên tồi tệ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng da tại vị trí xuất hiện mụn nước: Đây là biến chứng thường gặp nhất, diễn ra ở mức độ nhẹ, hiếm khi gây nguy hiểm nhưng nó để lại sẹo. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tự tin khi trưởng thành.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi nốt thủy đậu bị vỡ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua mụn nước, từ đó gây nhiễm trùng máu.
  • Một số biến chứng nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não, viêm màng não,…
  • Zona thần kinh: Trên thực tế, sau khi được chữa khỏi bệnh, siêu vi thủy đậu vẫn có thể tồn tại sâu trong các hạch thần kinh, ở dạng bất hoạt (ngủ đông). Những siêu vi này có thể tái hoạt động, gây bệnh zona sau 10, 20, thậm chí 30 năm, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng suy yếu, có bệnh nền,…

Đối với thai phụ, thủy đậu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Cụ thể, ở 3 tháng đầu thai kỳ, virus không chỉ khiến nguy cơ sảy thai tăng cao mà có thể khiến trẻ sinh ra có thể bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, bại não, sẹo bẩm sinh, chân tay co gồng,… Mặt khác, khi thai phụ mắc bệnh vào những ngày cuối của thai kỳ hay khi sanh, thủy đậu có thể lây bệnh trực tiếp cho trẻ, khiến trẻ nổi nhiều nốt mụn nước, dễ mắc bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp,…

Thủy đậu ở trẻ em lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Tức, trẻ khỏe mạnh sẽ nhiễm virus gây bệnh qua tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí được phát ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bên cạnh đó, trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vết ban hay gián tiếp qua các vật dụng cá nhân, quần áo, ga trải giường có dính chất dịch ban ngứa.

Nguy cơ bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh lên đến 90% đối với người chưa từng bị thủy đậu và chưa được tiêm vacxin phòng ngừa bệnh này. Khi mắc bệnh, virus thủy đậu có thể bắt đầu lây truyền từ người này từ 1 – 2 ngày trước khi nổi mụn nước và kéo dài cho đến khi các nốt thủy đậu đóng vảy, rụng đi.

Cách phòng ngừa trẻ bị thủy đậu hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất và mang lại hiệu quả lâu dài nhất, giúp cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh là tiêm vacxin phòng thủy đậu. Theo nghiên cứu, có khoảng 90% người đã tiêm chủng đầy đủ các mũi vacxin ngừa thủy đậu sẽ có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Chỉ khoảng 10% còn lại có thể mắc thủy đậu mặc dù đã tiêm đủ vacxin nhưng bệnh thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, ít nốt mụn nước và nguy cơ gặp biến chứng rất thấp.

Tìm hiểu thêm: Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả

Đông đảo người FPT hào hứng 'mở hàng' ngày đầu triển khai Đặc quyền Vaccine  ưu đãi nội bộ

>>>>>Xem thêm: Dùng oxy già rửa vết thương được không?

Tùy thuộc vào từng độ tuổi, loại vacxin, liều lượng vacxin cần tiêm sẽ khác nhau:

Đối với vacxin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc): sử dụng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên, chưa có miễn dịch

  • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng hoặc khi trẻ được 4-6 tuổi.
  • Trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

Đối với vacxin Varilrix (Bỉ): sử dụng có trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và ngươi chưa có miễn dịch:

  • Trẻ từ 9 tháng đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
  • Trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, không tiêm sớm hơn chỉ định của thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên chủ động thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ gồm:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh: Bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu. Đồng thời, khi bệnh bùng phát thành dịch, trẻ nên hạn chế đến những nơi có dịch, nơi công cộng, đông đúc. Nếu trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh, bố mẹ nên giám sát và theo dõi các triệu chứng của bệnh trong khoảng 2 tuần để phát hiện bệnh và có phương hướng điều trị thủy đậu ở trẻ sớm.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ: Đây là một trong những cách phòng ngừa bệnh quan trọng. Trẻ cần được hướng dẫn về các tự tắm rửa, vệ sinh các nhân, thay quần sao và chăn gối thường xuyên, dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Hơn nữa, bố mẹ nên thường xuyên khử khuẩn định kỳ khu vực sống của gia đình.
  • Tăng cường sức đề kháng một cách toàn diện: Bố mẹ nên thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày và nghỉ ngơi đầy đủ cũng sẽ giúp trẻ tăng sức bền, cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai và có thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: bệnh viện Tâm Anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *