Dây thần kinh phế vị đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động khác nhau của cơ thể. Một trong những chức năng chính của dây thần kinh phế vị là kiểm soát các hoạt động không tự chủ của cơ thể như tiêu hóa, nhịp tim và thở. Vậy phản xạ phế vị là gì?
Bạn đang đọc: Phản xạ phế vị thần kinh là gì? Những vấn đề thường gặp đối với loại phản xạ này
Có thể nói dây thần kinh phế vị thuộc một phần của mạch liên kết cổ, tim, phổi và bụng với não. Vì thế, phản xạ phế vị thần kinh sẽ liên quan đến những hoạt động của các bộ phận quan trọng này trong cơ thể. Vậy phản xạ phế vị thần kinh là gì? Phản xạ này có ảnh hưởng như thế nào?
Contents
Tìm hiểu về dây thần kinh phế vị
Dây thần kinh phế vị là gì?
Dây thần kinh phế vị là một trong 12 dây thần kinh sọ của cơ thể, chúng đi theo cặp và giúp liên kết sự điều khiển của não với các vùng khác của cơ thể, chẳng hạn như đầu, cổ và thân. Các dây thần kinh sọ được phân loại bằng chữ số La Mã dựa trên vị trí của chúng. Theo đó, dây thần kinh phế vị được gọi là dây thần kinh sọ X hoặc với tên gọi khác là dây thần kinh “lang thang”. Điều này là do dây thần kinh phế vị nằm rải rác nhiều vị trí, từ não đến các cơ quan ở cổ, ngực và bụng.
Dây thần kinh này chịu trách nhiệm về các chức năng khác nhau của cơ thể như tiêu hóa, nhịp tim và hô hấp. Những tín hiệu liên quan đến giác quan như sự cảm nhận về hình ảnh, mùi vị và âm thanh truyền đến não cũng có sự tham gia của hệ dây thần kinh này. Vì thế, có thể nói đây là những dây thần kinh có chức năng cảm giác. Bên cạnh đó, dây thần kinh này cũng tham gia vào kiểm soát sự chuyển động của các hệ cơ khác nhau.
Dây thần kinh phế vị có vai trò gì?
Dây thần kinh phế vị giúp điều hòa chức năng của cơ quan nội tạng khác nhau trong hoạt động tiêu hóa, hoạt động tim mạch (nhịp tim, thở), các phản xạ sinh lý cơ thể chẳng hạn như ho, hắt hơi, nuốt và nôn.
Nó giữ vai trò nhất định trong hệ thống thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật), điều khiển các hành động mà con người thực hiện một cách vô thức như thở hoặc những vận động không tự kiểm soát được như sự co giãn cơ trơn trong dạ dày và ruột.
Những vấn đề liên quan đến phản xạ thần kinh phế vị
Sau đây là những tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn của phản xạ phế vị thần kinh.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương dây thần kinh liên quan đến phản xạ phế vị thần kinh có thể dẫn đến một loạt triệu chứng khác nhau, vì dây thần kinh này có sự phân bố và ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên cơ thể.
Các triệu chứng tiềm ẩn của tổn thương dây thần kinh phế vị bao gồm:
- Khó nói;
- Mất hoặc thay đổi giọng nói;
- Khó nuốt;
- Mất phản xạ ngậm miệng;
- Huyết áp thấp;
- Nhịp tim chậm hay nhanh;
- Những rối loạn tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn mửa, chướng bụng, đau bụng;
- Ở những người có vấn đề về hô hấp hoặc bệnh tim trước đó có thể bị trầm cảm và lo lắng.
Các triệu chứng trên phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Liệt dạ dày liên quan đến phản xạ phế vị thần kinh
Liệt dạ dày liên quan đến cơ chế phản xạ phế vị thần kinh khiến cho thức ăn ngừng di chuyển qua hệ thống tiêu hóa. Tình trạng này ảnh hưởng đến các cơn co thắt của hệ thống tiêu hóa, khiến dạ dày không thể làm rỗng đúng cách.
Nguyên nhân của trường hợp này có thể là vì dây thần kinh phế vị bị tổn thương do phẫu thuật, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng hoặc rối loạn tự miễn dịch. Các triệu chứng của liệt dạ dày là buồn nôn hoặc nôn, trào ngược axit, chán ăn, đau bụng, đường huyết và huyết áp dao động, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Ngất do phản xạ phế vị thần kinh
Nguyên nhân của ngất do phản xạ phế vị thần kinh
Ngất do phản xạ phế vị thần kinh (Vasovagal Syncope) là hiện tượng khi cơ thể phản ứng quá mạnh với một tác nhân nào đó, dẫn đến mất ý thức trong thời gian ngắn và ngất xỉu. Tình trạng này còn được gọi là ngất do phản xạ tim mạch thần kinh.
Ngất do phản xạ phế vị thần kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhìn chung các tác nhân này đều gây ra sự kích thích quá mức của phản xạ phế vị thần kinh. Những nguyên nhân có thể bao gồm:
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao;
- Tình trạng đói;
- Đối mặt với các yếu tố hoặc sự kiện gây hoảng sợ quá mức như chứng sợ máu hoặc bị lấy máu;
- Đứng trong thời gian dài;
- Sợ hãi do chấn thương;
- Căng thẳng hoặc quá gắng sức khi làm một công việc nào đó.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu BBB là gì? Cấu tạo, vai trò và biện pháp vượt qua BBB như thế nào?
Triệu chứng của ngất do phản xạ phế vị thần kinh là gì?
Dây thần kinh phế vị khi bị kích thích quá mức sẽ khiến huyết áp của bạn tụt xuống rất nhanh và nhịp tim giảm đột ngột. Do tác động lên chức năng tim nên có thể ảnh hưởng tới khả năng tưới máu tới não, gây ra tình trạng mất ý thức thoáng qua.
Trước khi ngất xỉu, bạn có thể có những dấu hiệu sau đây:
- Da xanh xao;
- Đau đầu nhẹ;
- Bị hoa mắt hoặc tầm nhìn hạn chế (có thể được mô tả như tối sầm mặt lại);
- Buồn nôn;
- Cảm giác nóng bừng, hay lạnh toát mồ hôi;
- Nhìn mờ;
- Ù tai;
- Ngoài ra, ở một số trường hợp, người bệnh bị co giật hoặc cử động bất thường và giãn đồng tử.
Ngất do phản xạ phế vị thần kinh điều trị ra sao?
Thường thì ngất do phản xạ phế vị thần kinh không cần điều trị. Tuy nhiên, những người có mặt xung quanh lúc người bệnh xảy ra ngất trong trường hợp này có thể hỗ trợ bằng cách đặt người đó nằm ngửa và giơ chân hướng lên để phục hồi lưu lượng máu đến não, từ đó giúp người bệnh tỉnh lại nhanh hơn.
Ngoài ra, điều cần lưu ý là mặc dù ngất do phản xạ phế vị thần kinh không gây hại, nhưng đôi khi bạn có thể bị chấn thương do ngất đột ngột. Hơn nữa, tình trạng ngất bạn đang mắc phải có thể do nguyên nhân nguy hiểm khác, nên bạn cũng nên cần liên hệ đến cơ sở y tế để đảm bảo xác định được rõ tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nữ
Làm thế để giữ cho dây thần kinh phế vị của bạn ổn định?
Có nhiều biện pháp khuyến cáo để hỗ trợ giúp cho dây thần kinh phế vị của bạn hoạt động ổn định như sau:
Thay đổi lối sống
Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau quả tươi. Kết hợp với tập thể dục ít nhất 30 phút vài lần một tuần ở cường độ phù hợp để duy trì một sức khỏe cũng như tinh thần tốt.
Các chuyên gia cũng cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng đường ruột và hệ dây thần kinh phế vị khỏe mạnh. Trong đó, hệ vi khuẩn có lợi trong ruột của chúng ta liên quan đến quá trình tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine. Vì vậy, có lời khuyên rằng hãy dùng prebiotic và men vi sinh để giữ cho hệ sinh vật đường ruột của bạn khỏe mạnh.
Kiểm soát các bệnh mạn tính
Quản lý các tình trạng sức khỏe liên quan đến các bệnh mãn tính như huyết áp cao hoặc tiểu đường để giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng đến phản xạ phế vị thần kinh.
Thư giãn tinh thần
Thực hành thiền hoặc các bài tập nhẹ nhàng như yoga có thể giúp giữ cho dây thần kinh phế vị của bạn khỏe mạnh và làm thư giãn hệ thần kinh.
Như vậy, phản xạ phế vị thần kinh kiểm soát nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, những bất thường trong quá trình dẫn truyền này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên về phản xạ phế vị thần kinh hữu ích đối với bạn đọc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể