Ở những tháng cuối thai kỳ, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng sẽ trông chờ đến ngày chuyển dạ để được gặp em bé. Từ lúc bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ cho đến suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ dần dần được mở rộng ra tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chào đời. Khi cổ tử cung mở rộng khoảng 10cm thì đây là lúc thích hợp để đẻ bé. Nhiều mẹ bầu thắc mắc cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh? Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh? Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở
Cổ tử cung mở là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết thời điểm chuyển dạ đã đến, em bé sắp được chào đời. Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bà bầu ở những tháng cuối thai kỳ là làm sao để biết tử cung mở? Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh? Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ bầu khi đang ở giai đoạn chờ ngày sinh, Kenshin sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc liên quan đến những vấn đề trên.
Contents
Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở
Thời gian mang thai của mỗi mẹ bầu khoảng từ 39 – 42 tuần. Quá trình chuyển dạ sẽ xuất hiện khi em bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng cho việc thay đổi một môi trường sống mới. Chuyển dạ là quá trình sinh lý bình thường của các mẹ bầu, tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi chào đời thông qua đường sinh dục của mẹ.
Khi mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, cơ thể sẽ xuất hiện các chỉ dấu để thông báo rằng tử cung đã mở để sẵn sàng cho việc sinh con. Tùy vào thể trạng sức khỏe, cơ địa và cấu tạo cơ thể của mỗi người mà cổ tử cung sẽ mở nhanh hay chậm.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết cổ tử cung đã mở:
Bong nút nhầy
Tại vị trí giao giữa cổ tử cung và âm đạo sẽ có một nút nhầy dày đặc. Nút nhầy tử cung có vai trò là lớp hàng rào để bảo vệ thai nhi trong tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và những lực tác động cơ học đến buồng ối ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra thì nút nhầy này sẽ bị bong ra, các chất nhầy sẽ đi ra ngoài qua đường âm đạo. Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo việc chuyển dạ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.
Xuất hiện các cơn gò tử cung
Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được những cơn gò xuất hiện không thường xuyên, và không gây cảm giác đau đớn. Nhưng khi bắt đầu bước qua tuần thứ 37 đến 40 của thai kỳ thì các cơn gò sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn và có thể cảm nhận rõ rệt hơn. Đến giai đoạn chuyển dạ, những cơn gò sẽ diễn ra dồn dập và cảm giác đau cũng nhiều hơn. Đặc biệt ở những người mới sinh con lần đầu, cảm giác sẽ cực kỳ đau, bởi tầng sinh môn và cổ tử cung của họ thường rất vững chắc.
Vỡ ối
Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện nhiều và tạo nên những áp lực trong buồng tử cung để đẩy thai nhi đi xuống chuẩn bị cho quá trình chào đời. Những áp lực này có thể khiến cho màng ối vỡ ra, nước ối sẽ chảy ra ngoài. Sau khi vỡ ối các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện nhiều hơn và dồn dập hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp, gần đến ngày dự sinh nhưng chưa xuất hiện các cơn gò tử cung mạnh, bác sĩ có thể sẽ dùng phương pháp bấm ối để làm vỡ màng ối.
Cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh?
Khi có những dấu hiệu chuyển dạ, bà bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và đưa ra những chỉ định phù hợp. Trong suốt quá trình đó, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kiểm tra thường xuyên và thông báo đã mở mấy phân. Quá trình rặn đẻ chỉ diễn ra khi cổ tử cung mở hết và có sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Giai đoạn mở cổ tử cung được tính từ lúc bắt đầu mở cho đến khi mở hết (tức là mở 10cm). Ở giai đoạn đầu, khi cổ tử cung bắt đầu mở cho đến khi mở đến 3cm diễn ra khá chậm, thời gian của giai đoạn này trung bình là 8 giờ. Từ giai đoạn sau tốc độ diễn ra nhanh hơn, ước chừng khoảng 7 giờ, tức trung bình mỗi giờ cổ tử cung sẽ mở được khoảng 1cm.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách trị mụn do dị ứng mỹ phẩm
Vậy cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh? Câu hỏi này rất khó trả lời, bởi tùy theo thể trạng và cơ địa của mỗi người mà tốc độ mở cổ tử cung sẽ khác nhau, có người sẽ mở nhanh nhưng cũng có người mở ra chậm. Việc sinh chỉ diễn ra khi cổ tử cung đã mở đủ 10cm. Tuy nhiên, một số trường hợp quá lâu mà tử cung vẫn chưa mở đủ, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, lúc này bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ để bắt con.
Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ
Thời gian tính từ lúc chuyển dạ cho đến khi sinh con và sổ nhau thai có thể kéo dài từ 12 đến 16 giờ, có thể nhanh hơn hoặc trễ hơn tùy trường hợp. Quá trình chuyển dạ được chia thành ba giai đoạn:
Chuyển dạ tiền kỳ
Có thể nói, đây là giai đoạn kéo dài nhất trong cả quá trình chuyển dạ. Một số diễn biến trong giai đoạn này:
- Những cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện ngắt quãng, gây đau nhẹ, mỗi cơn thường diễn ra ngắn khoảng 30 – 45 giây và khoảng cách giữa các cơn là khoảng từ 5 – 20 phút hoặc có thể lâu hơn.
- Các cơn co thắt sẽ tạo áp lực giúp cổ tử cung mở ra từ 1 – 4cm.
Đối với những người mẹ lần đầu mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và thời gian của giai đoạn này cũng sẽ diễn ra lâu hơn bởi cổ tử cung còn khá vững chắc.
Chuyển dạ tích cực
Giai đoạn này cổ tử cung sẽ mở được khoảng 4 – 7cm. Lúc này, các cơn co thắt diễn ra với cường độ và tần suất cao hơn, gây ra nhiều đau đớn cho mẹ bầu. Thông thường cứ mỗi 5 – 10 phút sẽ có một cơn gò, mỗi cơn sẽ diễn ra từ 50 – 70 giây.
Giai đoạn chuyển tiếp
Lúc này cổ tử cung mở được khoảng 7 – 9cm, thai nhi đã di chuyển đến vị trí thấp nhất ở gần tử cung, khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ căn cứ vào tình hình hiện tại để hướng dẫn mẹ bầu cách thở và rặn khi sinh.
Khi tử cung mở đủ 10cm cũng là lúc mẹ bầu cần rặn đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ để đưa bé ra ngoài nhanh chóng và an toàn.
Thực phẩm giúp tử cung giãn nở, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ
Ăn gì để nhanh chuyển dạ? Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhanh và an toàn được nhiều mẹ bầu áp dụng. Một số loại thực phẩm sẽ được khuyến cáo dùng vài tuần trước khi sanh hoặc ngay khi chuyển dạ, mời các mẹ cùng tham khảo:
>>>>>Xem thêm: Biến dạng ngón chân cái là do đâu? Cách xử lý như thế nào?
- Thơm (dứa): Trong thơm có chứa bromelain là chất giúp làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, từ đó hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên dùng từ tuần thai thứ 39 và không khuyến cáo dùng trong ba tháng đầu thai kỳ bởi sẽ có thể gây sẩy thai.
- Mè đen: Mè đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như acid folic, vitamin E… Đồng thời cũng là thực phẩm giúp quá trình chuyển dạ diễn ra sớm hơn. Từ tuần thứ 35 của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể ăn mè đen.
- Rau lang: Ở 2 tuần cuối thai kỳ, ăn rau lang luộc giúp chống táo bón, lợi sữa và kích thích việc chuyển dạ nhanh hơn.
- Nước lá tía tô: Trong nước lá tía tô có chứa các chất giúp làm mềm tử cung, hỗ trợ quá trình lâm bồn diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ uống nước lá tía tô khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ bởi nó có thể gây sinh non nếu mẹ bầu uống từ sớm trước khi chuyển dạ.
Ngoài những thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh, mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và uống sắt theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng băng huyết hoặc thiếu sắt, thiếu máu sau sinh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi cổ tử cung mở 2cm bao giờ sinh, đồng thời có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho hành trình mang thai và lâm bồn chào đón thiên thần nhỏ của mình. Hãy chú ý theo dõi thai kỳ thường xuyên, thăm khám định kỳ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể