Bệnh Herpangina là bệnh thường gặp ở trẻ em, gây ra bởi virus đường ruột với biểu hiện đặc trưng là sốt, xuất hiện vết loét nhỏ trong khoang miệng, đau họng, đau đầu,… và một số triệu chứng khác tương tự như bệnh tay chân miệng. Vậy đây là căn bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị, phòng ngừa ra sao?
Bạn đang đọc: Bệnh Herpangina: Đường lây truyền, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Tác nhân gây bệnh Herpangina là virus Enterovirus, cũng là tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Nhóm virus này chủ yếu thường ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ngoài ra cũng có thể lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể.
Contents
Bệnh Herpangina là gì?
Bệnh Herpangina do virus gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bởi triệu chứng sốt cao kèm theo nổi nốt mụn nước và vết loét niêm mạc miệng. Tuy bệnh thường diễn biến lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp có thể tiến triển làm tổn thương thần kinh.
Đối tượng mắc bệnh Herpangina thường là trẻ em dưới 10 tuổi. Do bệnh có tốc độ lây lan nhanh nên có thể bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè.
Virus gây bệnh Herpangina là chủng virus đường tiêu hóa Enterovirus và đặc biệt thường gặp nhất là virus coxsackie A16, coxsackie B và một số loại huyết thanh của enterovirus 71 (EV71).
Ngoài ra, một số virus khác như echovirus, adenovirus, parechovirus và virus herpes simplex (HSV) có khả năng gây bệnh tương tự.
Đường lây truyền bệnh Herpangina
Con đường lây lan của chủng Enterovirus chủ yếu qua đường phân – miệng. Trong phân của trẻ chứa virus có khả năng bám dính lên các bề mặt, nhất là bàn tay, từ đó lây lan ra môi trường xung quanh như tay nắm cửa, mặt bàn, đồ chơi,…
Ngoài ra, người bình thường tiếp xúc với những giọt bắn từ nước bọt, đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng từ mụn nước của người bệnh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 5 ngày. Ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, người bệnh cũng có khả năng phát tán virus. Trong 1 – 2 tuần đầu bệnh lây lan mạnh nhất. Virus có khả năng tồn tại và lây lan qua đường hô hấp trong 3 tuần và qua phân trong 8 tuần.
Triệu chứng bệnh Herpangina
Triệu chứng của bệnh Herpangina được biểu hiện khác nhau ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo đáp ứng của cơ thể người bệnh.
Triệu chứng ở trẻ em
Trẻ em mắc bệnh Herpangina sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Sốt cao đột ngột;
- Đau miệng, đau họng, vùng hầu họng xung huyết, sưng đỏ;
- Chảy dãi nhiều;
- Ăn thấy đau nhiều, nuốt khó khiến trẻ bỏ bú, ăn uống kém dẫn đến bỏ ăn và quấy khóc nhiều;
- Cảm giác ngon miệng suy giảm;
- Ở vùng khẩu cái mềm, thành sau họng nổi mụn nước trên nền ban đỏ. Các nốt mụn nhỏ có kích thước trên 5 mm, thường tiến triển tạo vết loét ở giữa, mọc riêng biệt.
- Có hạch vùng cổ, sau tai.
Một số thể virus khác có biểu hiện triệu chứng thần kinh trong bệnh cảnh viêm não, viêm não tủy, viêm màng não bao gồm:
- Đau đầu;
- Buồn nôn hoặc nôn trớ nhiều;
- Co giật;
- Cứng cổ nên trẻ không gập cổ, cúi đầu được;
- Liệt khu trú vùng cơ thể, một bên hoặc toàn thân.
Một số chủng virus gây phát ban trên da với hình thái đa dạng rải rác toàn thân.
Tìm hiểu thêm: Ăn rau gì tốt cho sinh lý nam? Những thực phẩm cải thiện sinh lý nam có thể bạn chưa biết
Triệu chứng ở người lớn
Người lớn hiếm khi bị bệnh Herpangina, thường do cha mẹ bị lây nhiễm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh. Người lớn có triệu chứng bệnh giống ở trẻ em, không diễn biến nặng nề, thường kéo dài khoảng 10 ngày. Các triệu chứng ở người lớn bao gồm:
- Đau họng, đau nhiều khi ăn uống, nuốt;
- Đau đầu, đau cổ;
- Sốt;
- Nổi hạch cổ, hạch góc hàm;
- Cảm giác ăn không ngon miệng;
- Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến nguy cơ đẻ non, sảy thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân,…
Biến chứng bệnh Herpangina
Bệnh Herpangina thường diễn biến cấp tính, có thể gây một số biến chứng gây đe dọa tính mạng trẻ nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp.
Biến chứng thường gặp nhất khi bị bệnh Herpangina là mất nước. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị mất nước như:
- Quấy khóc nhiều, kích thích vật vã;
- Trẻ khát nước, đòi uống hoặc bú liên tục;
- Niêm mạc miệng khô, da và môi khô nẻ;
- Khóc không có nước mắt;
- Mi mắt trũng sâu;
- Trẻ bị mất nước nặng sẽ tiểu ít;
Ngoài ra, trẻ có thể gặp một số biến chứng khác như:
- Sốt co giật;
- Tổn thương thần kinh như co giật, suy hô hấp, liệt,…;
- Bội nhiễm vi khuẩn tại vị trí có vết loét ở miệng họng.
Chẩn đoán và điều trị bệnh Herpangina
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh Herpangina, bác sĩ thường chỉ dựa vào khai thác tiền sử tiếp xúc, diễn biến triệu chứng bệnh và thăm khám lâm sàng. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, tổn thương vết loét miệng trên lâm sàng đặc trưng, bác sĩ thường chẩn đoán xác định bệnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với bệnh khác trong những trường hợp bệnh nặng, tổn thương không điển hình. Để xác định căn nguyên gây bệnh, bác sĩ lấy bệnh phẩm để xét nghiệm có thể là dịch vết loét vùng họng, dịch não tủy, phân.
Điều trị
Không có khuyến cáo về điều trị bệnh Herpangina đặc hiệu. Để thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng, các biện pháp điều trị chủ yếu dựa vào điều trị, cải thiện triệu chứng, chăm sóc và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị Herpangina bằng các thuốc kháng virus không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc xịt alpha – interferon có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch tại chỗ, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nên được xem xét trong điều trị bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ để kiểm soát thân nhiệt và hỗ trợ cải thiện tình trạng khó chịu vùng miệng họng cho trẻ.
Chế độ ăn uống
Do đau họng, trẻ thường ăn kém, bỏ ăn, do đó, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ ăn tốt hơn bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu;
- Ăn đồ nguội hoặc trước khi cho trẻ ăn, để đồ ăn, sữa vào ngăn mát tủ lạnh;
- Cho trẻ ăn món lạnh như sữa chua, kem, nước ép hoa quả,…;
- Các món cay, nóng, chua gây kích thích niêm mạc miệng của trẻ nên cần tránh;
- Không nên ăn đồ giòn, cứng gây cọ xát lên vết loét trong họng của bé;
- Cho trẻ uống đủ nước trong ngày.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng cách bổ sung rau xanh và hoa quả.
>>>>>Xem thêm: Bí kíp dưỡng da cho bà bầu không nên bỏ lỡ
Điều trị tại nhà
Khi trẻ bị bệnh Herpangina, trẻ cần nghỉ học vừa để cha mẹ chăm sóc bé vừa hạn chế lây lan bệnh. Cần đặt trẻ nằm nghỉ trong phòng sạch sẽ, thoáng mát. Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ và theo dõi sát các dấu hiệu của bệnh để xử trí kịp thời.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay, tắm rửa và vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày.
Thời gian hồi phục
Tùy thuộc vào mức độ và chế độ chăm sóc, điều trị bệnh mà thời gian hồi phục bệnh khác nhau. Nếu được chăm sóc thích hợp, bệnh Herpangina thường diễn biến lành tính và tự khỏi sau khoảng 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, co giật hoặc có biến chứng khác, tiên lượng thường nặng và thời gian hồi phục của trẻ kéo dài hơn.
Phòng ngừa bệnh Herpangina
Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh Herpangina. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay hoặc xà phòng.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến nơi công cộng;
- Tập cho trẻ bỏ thói quen xấu như ngậm tay, dụi mắt;
- Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh các bề mặt như bàn, ghế, đồ chơi, tay nắm cửa,…;
- Chú ý chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung vitamin, chất khoáng để củng cố hệ miễn dịch của trẻ;
- Cách ly trẻ trong phòng riêng khi có triệu chứng ho, sốt,…
Tóm lại, bệnh Herpangina là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em do virus gây ra. Nếu trẻ có biểu hiện của bệnh, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể