Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn bùng phát gián đoạn thường khởi phát từ khi còn rất nhỏ và kéo dài trong nhiều năm. Thường biểu hiện bằng các hành vi dễ nổi giận, thể hiện thái quá sự nổi nóng bằng hành động hoặc lời nói.

Bạn đang đọc: Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?

Có thể nhận thấy đặc điểm của rối loạn bùng phát gián đoạn là người mắc bệnh khó có thể kiểm soát được tâm lý bản thân khi đối mặt với vấn đề, khó có thể giữ bình tĩnh và sáng suốt. Về lâu dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày về công việc cũng như các mối quan hệ xung quanh.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Biểu hiện ra sao?

Rối loạn bùng phát gián đoạn, hay còn gọi là “Intermittent Explosive Disorder” (IED), là một dạng rối loạn tâm thần mà người bệnh thường trải qua những cơn giận dữ không kiểm soát và không đáng để thể hiện thái quá như vậy đối với tình huống đang diễn ra. Những cơn giận này thường bùng phát nhanh chóng và có thể dẫn đến hành vi bạo lực hoặc hành vi bốc đồng không kiểm soát được

Rối loạn này có thể bắt đầu từ tuổi 6 ở trẻ em và có thể tiếp tục xuất hiện ở người lớn. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể bắt đầu giai đoạn dậy thì và tiếp tục suốt đời. Mặc dù rối loạn bùng phát gián đoạn có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở những người dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở những người lớn hơn.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn bùng phát gián đoạn có thể bắt gặp rất sớm ở một số trẻ từ 6 tuổi

Các dấu hiệu của rối loạn bùng phát gián đoạn bao gồm:

  • Cơn giận không kiểm soát: Người mắc bệnh lý này sẽ trải qua những cơn giận mạnh mẽ, không kiểm soát được hành vi của mình và thể hiện sự nóng nảy đối với tình huống.
  • Bạo lực hoặc hành vi bốc đồng: Các hành động như đánh đập, ném đồ vật, phá hủy tài sản có thể xuất hiện trong những cơn giận.
  • Giảm kiểm soát: Người bệnh thường cảm thấy không kiểm soát được hành vi của mình trong suốt cơn giận.
  • Đau khổ và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Những cơn giận gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ xã hội, gia đình, công việc và học tập của người bệnh.

Các cơn giận thường xảy ra một cách đột ngột và không có cảnh báo trước, kéo dài dưới 30 phút, nhưng trong thời gian đó, người bệnh có thể thể hiện những hành vi bạo lực hoặc bốc đồng. Lúc bắt đầu người bệnh sẽ cảm thấy căng thẳng không thoải mái, cáu gắt, có thể ngứa ran kèm run rẩy kèm theo đánh trống ngực, tức ngực dẫn theo cảm giác bức bối. Những ý nghĩ hoang tưởng xuất hiện trong đầu, ý nghĩ này càng lúc càng mạnh dần chi phối người bệnh bộc phát bằng hành động

Cơn thịnh nộ được giải toả ra bằng hành động, họ nói chuyện to tiếng thậm chí la hét. Kèm theo những hành động bạo lực như đánh đấm, xô đẩy, bạo lực với những người xung quanh. Lúc này, cơn bùng phát thôi thúc họ phá huỷ đồ đạc xung quanh dẫn tới thiệt hại tài sản.

Sau cơn giận, người bệnh có thể trải qua cảm giác mệt mỏi và nhẹ nhõm, khi đã bình tĩnh lại có thể họ sẽ nhận thấy hành động của mình là thái quá, hối hận và xấu hổ vì những gì đã làm.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?

Khi cơn bùng phát xuất hiện người bệnh thường không kiểm soát được mình

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn bùng phát gián đoạn là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn, chủ yếu là yếu tố môi trường và di truyền:

Nguyên nhân môi trường:

  • Gia đình bạo lực: Người mắc IED thường lớn lên trong môi trường gia đình có hành vi bạo lực, có thể là bạo lực từ lời nói hoặc hành động thể chất. Tiếp xúc với kiểu bạo lực này khiến những đứa trẻ bộc lộ những đặc điểm này khi trưởng thành.
  • Tiền sử bị bạo hành, lạm dụng khi nhỏ: Những người trải qua bạo hành hoặc sự kiện đau thương khi còn nhỏ có nguy cơ cao mắc IED khi trưởng thành.

Di truyền học: Có thành phần di truyền, cho thấy có thể có yếu tố gen góp phần vào sự xuất hiện của rối loạn và được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Khác biệt về cấu trúc và chức năng não: Có nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của não ở những người mắc rối loạn bùng nổ giai đoạn so với những người không mắc.

Tiền sử các rối loạn tâm thần khác:

  • Rối loạn nhân cách: Người có tiền sử rối loạn nhân cách, chống đối xã hội, hoặc rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ cao mắc IED.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Các rối loạn khác như ADHD cũng có thể tăng nguy cơ mắc IED.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết hội chứng ruột kích thích thể táo bón

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?
Trẻ dễ có khả năng mắc rối loạn bùng phát gián đoạn hơn nếu gia đình thường xuyên có cãi nhau

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý này

Đây là một bệnh lý cần chẩn đoán và điều trị từ sớm, để hạn chế tối thiểu những cơn rối loạn bùng phát gây nên những thiệt hại không đáng có.

Chẩn đoán

Để loại trừ một số nguyên nhân gây sai lệch đến kết quả kiểm tra tâm lý, đầu tiên cần trải qua các bước kiểm tra sức khoẻ. Cần loại trừ các trường hợp nóng giận do các chất kích thích hay do nghiện rượu.

Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá tâm lý thông qua một cuộc trò chuyện để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, cảm xúc và hành vi của người bệnh. Điều này có thể bao gồm cả các câu hỏi về các cơn giận, tần suất và cảm giác kiểm soát. Nếu có thể, bác sĩ có thể thu thập thông tin từ người thân hoặc người chăm sóc để có cái nhìn toàn diện về các biểu hiện và tình hình của bạn.

Bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chí chẩn đoán trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) để so sánh các triệu chứng của bạn với các tiêu chí chẩn đoán của rối loạn bùng phát gián đoạn. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc loại trừ các rối loạn tâm thần khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, như rối loạn chống đối xã hội hoặc các rối loạn tâm thần khác.

Điều trị

Phương pháp điều trị bùng phát gián đoạn chủ yếu dựa trên tâm lý trị liệu và kết hợp sử dụng thuốc:

  • Tâm lý trị liệu: Tập trung vào xây dựng cách khả năng quản lý tức giận và kiểm soát phản ứng không phù hợp. Liệu pháp hành vi nhận thức thường được sử dụng, giúp xác định tình huống kích hoạt phản ứng tích cực và học cách quản lý tức giận. Học cách thư giãn và giảm căng thẳng thông qua các kỹ thuật như thiền, thư giãn cơ bản. Học cách giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề để ngăn chặn cơn giận dữ.
  • Sử dụng thuốc: Thông thường sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm (SSRI), thuốc phổ biến nhất là Fluoxetine, có nhiều bằng chứng cho thấy có hiệu quả trên nhóm đối tượng bệnh lý rối loạn bùng phát gián đoạn.

Học cách nhận ra và đối phó với nguồn gốc của sự tức giận. Luyện tập một số biện pháp hành động khi cảm thấy tức giận, bao gồm việc rời khỏi tình huống khó chịu và liên lạc với người hỗ trợ, hít thở sâu hoặc đếm số để giảm căng thẳng. Chăm sóc bản thân, xây dựng một lối sống khoa học, tập trung vào ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ tâm trạng và giảm nguy cơ bùng phát giận dữ. Kiêng cữ sử dụng rượu và chất kích thích để giảm nguy cơ tăng tính hung hăng.

Rối loạn bùng phát gián đoạn là gì? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị điều trị bao lâu? Biến chứng có thể gặp phải

Thiền là một phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát các cơn bùng phát

Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh lý cần can thiệp điều trị kịp thời, khi cơn rối loạn bùng phát người bệnh sẽ không kiểm soát được bản thân gây nên những cơn xung đột và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh. Nếu có những triệu chứng liên quan đến rối loạn bùng phát, nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Xem thêm:

  • Chứng bệnh ăn cắp vặt ảnh hưởng xấu đến nhân cách của người bệnh
  • Bệnh về tâm lý là gì? Tìm hiểu các bệnh về tâm lý thường gặp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *