Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu

Mang thai là khoảng thời gian mà sức khỏe của bà bầu rất dễ bị ảnh hưởng. Bà bầu có thể gặp những tình trạng chưa từng có trước đây, bao gồm việc bị lẹo ở mắt. Liệu mắt lẹo có nguy hiểm không? Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu như thế nào?

Bạn đang đọc: Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu

Sức khỏe của bà bầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, vậy nên việc sử dụng thuốc thế nào cũng rất quan trọng. Nếu không may bị lẹo ở mắt, bà bầu sẽ rất loay hoay trong việc tìm ra cách an toàn để chấm dứt tình trạng này. Hãy cùng Kenshin giải đáp tìm ra câu trả lời nhé!

Mắt lẹo là gì?

Lẹo mắt là một cục u màu đỏ nằm ở rìa ngoài mí mắt. Nó chứa đầy mủ và các tế bào viêm, được tạo ra do sự tắc nghẽn của các tuyến hoặc nang trong mắt.

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu 1 Mắt lẹo thường đem đến sự lo lắng cho bà bầu

Lẹo có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài mí mắt của bạn:

  • Lẹo nằm bên ngoài mí mắt: Thường gặp hơn so với lẹo trong, hầu hết lẹo bên ngoài có căn nguyên từ nang lông mi. Một ít trường hợp có căn nguyên do tuyến dầu. Lẹo nằm ở rìa ngoài mí mắt của bạn.
  • Lẹo nằm bên trong mí mắt: Do vấn đề ở tuyến Meibomian nằm trong mắt. Chúng thường chèn ép vào mắt khi phát triển, vì vậy lẹo nằm bên trong có thể gây đau nhiều hơn so với lẹo ngoài mí mắt.

Lẹo mắt có thể bao gồm những triệu chứng sau:

  • Sưng mí mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cảm giác bị vướng trong mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Xuất hiện nhiều ghèn mắt màu vàng.

Mắt lẹo khi mang thai

Hầu hết mắt lẹo (kể cả với bà bầu) là do Staphylococcus, một loại vi khuẩn sống trên da và bình thường chúng không gây nguy hiểm cho bạn. Khi vi khuẩn vô tình đi vào một tuyến hoặc nang lông, chúng sẽ gây ra nhiễm trùng.

Dụi mắt là cách dễ dàng nhất khiến vi khuẩn đi vào mắt. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mắt bạn bao gồm:

  • Ngứa mắt do dị ứng.
  • Viêm mí mắt hay viêm bờ mi.
  • Sử dụng mascara hoặc kem lót mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Đi ngủ khi chưa tẩy trang.
  • Bệnh lý có sẵn ở da như mụn trứng cá hoặc viêm da tiết bã.
  • Bệnh nội khoa như tiểu đường.

Lẹo mắt có thể là do vệ sinh hoặc sử dụng kính áp tròng không đúng cách. Những sai lầm trong việc sử dụng kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bao gồm:

  • Làm sạch kính áp tròng không đúng cách.
  • Không rửa tay sạch trước khi chạm vào kính áp tròng.
  • Đeo kính áp tròng khi ngủ.
  • Tái sử dụng kính áp tròng loại dùng một lần.
  • Dùng kính áp tròng đã qua thời gian sử dụng.

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu 2 Sử dụng kính áp tròng sai cách có thể gây ra lẹo ở mắt

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu

Khi bạn gặp phải tình trạng mắt lẹo, bạn có thể sẽ cần dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Thuốc nhỏ mắt có thể khiến tình trạng lẹo mắt chuyển biến tốt hơn – chỉ mất một vài ngày – nhưng cũng có thể sẽ mất một tuần hoặc lâu hơn để lẹo mắt hoàn toàn biến mất.

Đa số các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh đều an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên hãy đảm bảo bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn biết bạn đang mang thai – và nếu có nghi ngại về đơn thuốc, hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ sản khoa.

Tương tự trong trường hợp bạn tự ý mua thuốc, nên có những lời khuyên từ bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng, tránh các tác dụng không mong muốn có thể ảnh hưởng đến bạn và thai nhi. Một số thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu mà bạn có thể sử dụng:

Thuốc nhỏ mắt kê đơn

Một số loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh phổ biến cho các bệnh nhiễm trùng về mắt bao gồm tobramycin, erythromycin và ofloxacin. Theo một nghiên cứu khoa học, các thuốc nhỏ mắt kháng sinh này được coi là an toàn trong thai kỳ.

Nếu tình trạng lẹo mắt của bạn xuất hiện là do dị ứng, bạn có thể được kê đơn bằng thuốc nhỏ mắt kháng histamine như ketotifen. Tuy vậy, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), những thuốc nhỏ mắt loại này vẫn có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi.

Nhìn chung, bạn cần có sự tham khảo từ cả bác sĩ chuyên khoa mắt và chuyên khoa sản. Không được tự ý sử dụng các thuốc này vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai của bạn.

Tìm hiểu thêm: So sánh sữa rửa mặt La Roche Posay và Vichy

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu 3 Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu

Nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt nhân tạo

Cả nước muối sinh lý và nước mắt nhân tạo đều có tác dụng là rửa sạch mắt khỏi bụi bẩn hay các tác nhân ngoại lai khác. Ngoài ra nước mắt nhân tạo còn có tác dụng làm dịu cho mắt bị viêm và kích ứng. Cả hai chỉ là nước nhỏ mắt dạng rửa và dưỡng ẩm nên chúng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu 4 Nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mắt lẹo

Một số loại thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu an toàn mà Kenshin có bán như:

  • Nước nhỏ mắt Sanlein 0,.1 của Nhật Bản.
  • Nước nhỏ mắt Sancoba của Nhật Bản.
  • Thuốc nhỏ mắt Optive UD Allergan.
  • Nước nhỏ mắt Refresh Tears Allergan.

Cách chọn thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu 5

>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Tại sao đeo lens bị đỏ mắt?

Nước nhỏ mắt lẹo cho bà bầu Sanlein 0,1% của Nhật Bản được ưa chuộng

Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau do chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cách ngăn ngừa lẹo mắt

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu, bạn có thể làm theo những cách sau để giảm nguy cơ lẹo mắt có thể xảy ra:

  • Tránh chạm hay dụi mắt.
  • Tẩy trang và đồng thời rửa mặt sạch trước khi đi ngủ.
  • Chú ý về tình trạng dị ứng của bản thân.
  • Điều trị viêm bờ mi, bệnh trứng cá và viêm da tiết bã.
  • Rửa tay sạch, đặc biệt là trước khi sử dụng kính áp tròng.
  • Sử dụng kính áp tròng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

Một số biện pháp cần thực hiện khi bạn đã bị lẹo ở mắt trong khi mang thai:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh dùng mascara hoặc kẻ mắt.
  • Loại bỏ lớp trang điểm và vệ sinh mặt khi kết thúc công việc.
  • Ngừng sử dụng kính áp tròng khi mang thai.

Lẹo mắt không gây lây nhiễm, nhưng vi khuẩn có thể thông qua các dụng cụ trang điểm để đi vào mắt. Không nên sử dụng chung đồ trang điểm, đặc biệt là mascara và đồ kẻ mắt.

Vậy là bạn đã cùng Kenshin tìm hiểu được cách sử dụng và các loại thuốc nhỏ mắt lẹo cho bà bầu. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Kenshin trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *