Lác mắt (mắt lé) là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, biểu hiện ở sự lệch đi trục nhìn của mắt, thường kèm theo các rối loạn thị giác của mắt, gây ảnh hưởng rất nhiều về mặt thẩm mỹ. Vậy mắt lác có chữa được không? Hãy cùng Kenshin đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Mắt lác có chữa được không?
Lác mắt có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, thường gặp nhất ở trẻ em. Lác mắt không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhược thị và mù lòa cả đời. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và các hoạt động sống thường ngày. Do đó câu hỏi “Mắt lác có chữa được không?” luôn là nỗi bận tâm của nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh lý này.
Contents
Mắt lác là gì?
Lác mắt là tình trạng bệnh lý mà khi 2 mắt không nhìn cùng về một hướng và mắt lé nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng, mắt còn lại nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng này của mắt có thể là cố định hay tạm thời, mắt bên lành và mắt bên bệnh có thể hoán đổi hoặc có sự luân phiên nhau.
Bệnh lác có thể bắt gặp ở cả trẻ em và người lớn, thậm chí một số trường hợp bệnh lác có thể sẽ di truyền trong gia đình. Triệu chứng của bệnh lác thường dễ bắt gặp nhất là thấy 2 mắt không nhìn về cùng một hướng, hiện tượng nhìn đôi (song thị), hoặc cũng có những người bệnh biểu hiện bởi sự nhức mỏi mắt.
Lác (lé) được phân thành hai loại chính:
- Lác cơ năng (lác đồng hành): Mắt bên lác luôn luôn di chuyển cùng một hướng với mắt bên lành, loại lác này thường sẽ gặp ở đối tượng trẻ em.
- Lác liệt (lác bất đồng hành): Trường hợp khi một hay nhiều cơ vận nhãn bị liệt dẫn đến sự hạn chế vận động của nhãn cầu, loại này thường sẽ gặp ở đối tượng người lớn.
Mắt lác là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em
Nguyên nhân gây mắt lác
Nguyên nhân gây nên tình trạng lé mắt thường được phân chia thành 2 nhóm chính:
Mắt lác bẩm sinh
Là tình trạng lác mắt xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh ra hoặc có những biển hiện trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, thường là do nguyên nhân liệt cơ vận nhãn bẩm sinh.
Khoảng 20% trường hợp lác bẩm sinh có sự liên quan đến yếu tố di truyền. Ngoài ra, các bất thường khi sinh như sinh non hoặc trẻ nhẹ cân cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây lác.
Mắt lác mắc phải
Là tình trạng lác thứ phát sau khi có các bệnh lý khác:
- Do các tật khúc xạ của mắt: các tình trạng cận thị, viễn thị, loạn thị nặng hay không được đeo kính từ sớm và đúng độ.
- Bệnh lý gây giảm thị lực của mắt: Các sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, bệnh lý ung thư nguyên bào võng mạc hoặc các bệnh lý võng mạc.
- Tổn thương ở não: Sự bất thường vùng sọ mặt dẫn đến tình trạng yếu, liệt cơ vận nhãn hay có sự bám bất thường của các cơ mắt.
- Bệnh toàn thân: Basedow, đái tháo đường, u…
- Môi trường: Một số yếu tố gây kích thích sự nhìn ở cự ly gần kéo dài cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng lé.
Mắt lác có chữa được không?
Với câu hỏi “Bệnh lác mắt có chữa được không?” thì câu trả lời là có. Với nền y học hiện đại ngày này, lác mắt hoàn toàn có thể chữa được nhưng kết quả điều trị còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây bệnh là gì hay thời gian mắc bệnh kéo dài đã bao lâu.
Về mặt nhãn khoa, mục tiêu đặt ra của điều trị lác là đạt được thị lực hai mắt tốt nhất, giúp người bệnh nhìn được rõ hình ảnh 3 chiều và có sự thuận lợi trong các hoạt động sống và sinh hoạt, trong công việc và học tập.
Đối với đối tượng người lớn khi bị lác, đa phần mục tiêu trị bệnh lác mắt chỉ nhằm điều chỉnh về mặt thẩm mỹ. Còn đối với đối tượng trẻ em, khả năng khôi phục lại thị lực thường cao hơn người lớn tuổi và theo các nghiên cứu, khả năng hồi phục tốt nhất được ghi nhận ở những trẻ em dưới 3 tuổi.
Vì vậy các bậc cha mẹ khi phát hiện hay nghi ngờ con cháu có những biểu hiện lác mắt hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Kem trị rạn da sau sinh của Pháp loại nào tốt?
Mắt lác có chữa được không là vấn đề trăn trở của rất nhiều ngườiHiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa tình trạng lác mắt như phương pháp chỉnh quang, chỉnh thị, hay tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại sự lệch trục nhãn cầu. Với tình trạng lác mắt ở trẻ em, nếu bệnh nhân có cơ hội điều trị càng sớm, khi tuổi đời càng nhỏ thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn.
Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng, nếu trẻ được tiên hành điều trị lác mắt trước 3 – 4 tuổi thì tỷ lệ thành công đạt tới 92%, từ 6 – 8 tuổi tỷ lệ thành công đạt khoảng 62%, nếu để càng lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng hồi phục càng kém đi.
Phương pháp điều trị mắt lác
Điều trị lác mắt là làm cho hai mắt nhìn thẳng trở lại theo đúng vị trí giải phẫu và phục hồi thị lực tối ưu cho cả hai mắt. Các phương pháp điều trị lác mắt gồm có:
Điều trị mắt lác bằng chỉnh quang
Chỉnh kính là phần không thể thiếu trong điều trị lác mắt, đặc biệt với các trường hợp lác điều tiết thuần túy. Điều chỉnh kính nhằm đem lại hình ảnh rõ nét hơn cho người bệnh khi nhìn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp thị giác của hai mắt.
Tất cả các tật khúc xạ ở trẻ nếu không được đeo kính sớm có thể dẫn đến lé mắt và gây giảm thị lực. Do đó khi phát hiện các tật khúc xạ kèm theo ở trẻ mắt lác, phải cho trẻ được đeo kính đúng độ, lên lịch theo dõi thường xuyên về cả thị lực và độ lác của trẻ.
Điều trị mắt lác bằng phẫu thuật
Phẫu thuật mắt lác để chỉnh lại sự lệch trục nhãn cầu. Phẫu thuật lác cho trẻ được thực hiện càng sớm đem lại kết quả càng tốt, càng để lâu tình trạng tổn thương mắt kéo dài, ngày càng nặng, càng khó điều trị.
Mổ lác mắt ở trẻ em hoặc người lớn được tiến hành khi mắt lác không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường. Phẫu thuật mắt lác là điều chỉnh lại các cơ bám trên mắt, không có can thiệp vào bên trong nội nhãn, từ đó giúp mắt thăng bằng trở lại, hết lác và không gây quá nhiều nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa mặt được không?
Phẫu thuật mắt lác là phương pháp điều trị mắt lác có tỷ lệ thành công caoĐiều trị mắt lác bằng phương pháp khác
Ngoài cách chỉnh quang thì còn có một vài phương pháp điều trị lác mắt phổ biến khác như:
- Tập các bài tập quy tụ, tập liếc mắt.
- Điều trị mắt lác bằng che mắt: Bịt mắt là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, đặc biệt với trẻ nhỏ.
- Tiêm thuốc Botulium Toxin: Phương pháp này được tiến hành bằng cách tiêm một liều nhỏ độc tố Botulium vào cơ đối vận với cơ bị liệt để làm suy yếu cơ này trong một thời gian, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái lập cân bằng của hai mắt.
Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần được khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, quy trình khám mắt có thể sẽ cần phải tái khám nhiều lần để chọn được phương án điều trị tối ưu nhất để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Trên đây là câu trả lời của Kenshin cho câu hỏi “Mắt lác có chữa được không?” Hi vọng bài viết đã giúp quý bạn đọc đã có thêm những hiểu biết cho chính bản thân mình. Một khi có các biểu hiện nghi ngờ lác mắt hãy đến các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời nhằm góp phần đem lại một đôi mắt sáng và thẩm mỹ. Bởi “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, bảo vệ đôi mắt giúp chúng ta có một cuộc đời tươi đẹp hơn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể