Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương khiến cho miệng và mặt bị lệch một bên, ảnh hưởng đến vận động của cơ mặt, cũng như khả năng giao tiếp của người bệnh. Bệnh này gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Bạn đang đọc: Điện châm điều trị liệt dây thần kinh số 7 và cách phòng tránh bệnh này
Thời điểm hiện tại đã có nhiều phương pháp chữa trị cho bệnh này, tuy nhiên điện châm vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì tính an toàn, hiệu quả.
Contents
Các biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 rất dễ nhận biết như sau:
- Cơ mặt bị biến dạng, cứng, miệng méo, khó nói, khó khăn trong việc đánh răng và thực hiện các vận động khác.
- Một số trường hợp còn ảnh hưởng đến vị giác, có thể mất vị giác hoàn toàn hoặc không cảm nhận rõ rệt như lúc trước.
- Mắt khô, hốc hác.
- Những trường hợp nặng còn bị viêm loét giác mạc, co cứng nửa bên mặt, cơ mặt bị giật.
Do đó, khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu trên thì nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị tránh để các biến chứng nguy hiểm như: u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não.
Méo miệng, khó nói là một trong những biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7
Những đối tượng nào hay mắc phải?
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ảnh hưởng tính thẩm mỹ của người bệnh, khiến cho người bệnh mất tự ti vì khuôn mặt thiếu cân đối, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc với người xung quanh. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già, tuy nhiên những đối tượng dưới đây là dễ gặp nhất, cụ thể như:
- Phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim, người lớn tuổi, người có khả năng miễn dịch thấp.
- Tỷ lệ nam giới mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 cao hơn nữ giới.
- Những người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng thần kinh.
- Người lao động vất vả nặng nhọc, phải thức khuya, dậy sớm, ngủ thiếu giấc.
- Những người sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
-
Những người ăn uống không đủ chất.
Những người hay mất ngủ có khả năng mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7
Các cách phòng ngừa bệnh liệt dây thần kinh số 7
Để ngăn ngừa bệnh liệt dây thần kinh số 7 ta cần phải nắm vững các nguyên nhân gây ra bệnh để có kế hoạch chủ động phòng tránh như yếu tố tai nạn, thời tiết, tuy nhiên cũng có những nguyên nhân không lường trước được. Do đó, bất kể là ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức để chủ động phòng tránh cũng như đối phó, xử lý khi phải đối mặt.
- Vào mùa đông tránh để gió lạnh thổi đột ngột vào cơ thể.
- Vào mùa hè, không nên để máy lạnh, quạt máy thổi trực tiếp vào mặt.
- Hạn chế ngồi làm việc, học tập chỗ cửa sổ vào ban đêm.
- Người lớn tuổi không nên đi ra ngoài khi thời tiết thay đổi, hoặc buổi tối.
- Khi mắc các bệnh về tai mũi họng thì cần phải điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng, ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.
- Khi phát hiện ra một trong những triệu chứng đã được nêu ở phần trên thì nên đến ngay bệnh viện uy tín để các bác sĩ thăm khám và chữa trị.
Tìm hiểu thêm: 6 triệu người Việt mắc bệnh hiếm – Bộ Y tế thông tin
Không để quạt thổi trực tiếp vào mặt
Điện châm điều trị liệt dây thần kinh số 7
Đa số bệnh liệt dây thần kinh số 7 được chữa trị nội khoa, được bác sĩ chỉ định những loại thuốc đặc trị để phục hồi chức năng, ngoài ra còn kết hợp thêm các bài tập vật lý trị liệu khác. Hiện nay, cho dù y học ngày một phát triển nhưng điện châm vẫn là phương pháp tối ưu được nhiều bác sĩ lựa chọn để chữa trị cho bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 vì nó có nhiều ưu điểm cũng như an toàn và hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định đối với các bệnh nhân có thần kinh không ổn định.
Các vật dụng cần chuẩn bị
Kim châm cứu sử dụng 1 lần, cồn, bông gòn, pince, máy điện châm, hộp chống shock, máy đo huyết áp, khay quả đậu, tai nghe.
Cách thực hiện
- Trước tiên phải xác định chính xác các huyệt cần châm sau đó tiến hành sát khuẩn tại vị trí đó rồi châm kim vào huyệt vị đã định.
- Lắp điện vào các kim châm, bật công tắc máy, điều chỉnh cho điện suất tăng lên từ từ tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân.
- Liên tục theo dõi người bệnh để đề phòng biến chứng (các biến chứng hay gặp trong quá trình châm cứu là người bệnh đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, mặt tái nhợt, mạch nhanh hơn bình thường)
Thông thường, thời gian châm cứu tầm 25-30 phút và kéo dài liên tục khi nào người bệnh phục hồi hoàn toàn. Lưu ý khi gặp biến chứng (biến chứng vựng châm) thì ngay lập tức phải tắt máy, rút hết kim và giúp người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi mạch và huyết áp.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc nấm: Biểu hiện nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa
Điện châm điều trị liệt dây thần kinh số 7 cho người bệnh
Dây thần kinh số 7 cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta, nó ảnh hưởng đến các hoạt động, vị giác, cảm giác,… Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh này cần phải nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý. Qua bài viết trên hy vọng quý bạn đọc có cái nhìn tổng quát về bệnh này và hiểu rõ hơn về phương pháp điện châm với bệnh liệt dây thần kinh số 7.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể