​​​​​​​Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Để giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc rằng bệnh trĩ có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa nhé!

Bạn đang đọc: ​​​​​​​Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Một số bệnh nhân có các triệu chứng như thường xuyên cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mỗi lần đi đại tiện có hiện tượng chảy máu, đau rát làm suy nhược sức khỏe cơ thể. Đây có thể là các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nhân bị bệnh trĩ.

Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ để lâu ngày có sao không?

Những thông tin nào về bệnh trĩ bạn cần biết?

Thời gian gần đây xu hướng bệnh nhân bị bệnh trĩ được phát hiện ngày càng tăng ở mọi đối tượng, chuyển dần tới giới trẻ, học sinh, sinh viên. Thực trạng này cho thấy bệnh trĩ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động trẻ.

Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ xuất hiện khi vùng hậu môn liên tục phải chịu áp lực nặng của của thể đè nén khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép gây tổn thương. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài tạo nên búi trĩ.

Bệnh trĩ gây nên khị các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tổn thương Bệnh trĩ gây nên khị các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tổn thương

Thời gian đầu bệnh trĩ thường không cho thấy các biểu hiện đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người khó nhận ra và chủ quan. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây nên các khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như: Đi đại tiện ra máu, đau rát, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ..

Khi gặp các dấu hiệu trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời thăm khám và điều trị tránh gây nên các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Khi gặp các triệu chứng bệnh trĩ hay được chẩn đoán bị bệnh trĩ nhiều bệnh nhân lo lắng rằng vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia y khoa về hậu môn và trực tràng, bệnh trĩ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị bệnh. Bệnh trĩ dễ điều trị nhất khi được phát hiện sớm, khi tình trạng bệnh còn nhẹ ở trĩ độ 1 và trĩ độ 2.

Nếu để bệnh trĩ tiến triển lên trĩ độ 3 hay trĩ độ 4 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mang theo các biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mất máu, nhiễm trùng nặng, rối loạn chức năng hậu môn trực tràng…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp Adaphil và Cetaphil khác nhau như thế nào?

Bệnh trĩ nặng độ 3 đến độ 4 gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ nặng độ 3 đến độ 4 nguy hiểm không?

Làm gì khi phát hiện bệnh trĩ?

Sau khi đã có đáp án cho câu hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không, người bệnh nên có phương án kịp thời với từng dấu hiệu và tình trạng bệnh lúc này để tránh gặp phải các biến chứng sau này.

Đầu tiên để biết chính xác mức độ và tình trạng bệnh bạn cần tới cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, siêu âm, xét nghiệm, nội soi… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương án điều trị cũng như giải đáp thắc mắc về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Trường hợp bệnh nhân mới bị trĩ, bị trĩ cấp độ 1 và 2 bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau rát, giảm ngứa, chống viêm dạng uống hay bôi điều trị kết hợp cùng với chế độ thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ, sinh hoạt hợp lý để búi trĩ dần co nhỏ lại từ đó đẩy lui được bệnh. Đây là phương pháp điều trị đơn giản nhất.

Lưu ý: Điều trị dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc bên ngoài điều này có thể gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng khoa học là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ. Do đó để phòng ngừa và hỗ trợ bệnh nhân có kết quả điều trị trĩ tốt nhất người bệnh nên tập thêm các thói quen sinh hoạt hàng ngày sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống nước, đủ 2 lít mỗi ngày.
  • Hạn chế các thức ăn cay nóng.
  • Tránh sử dụng rượu, cafe, thuốc lá, chất kích thích.
  • Thường xuyên vận động, hạn chế đứng hay ngồi quá lâu một chỗ nên đi lại sau 1-2 tiếng để giảm áp lực cho vùng hậu môn.
  • Rèn luyện sức khỏe hàng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Không nên bưng bê, mang vác nặng khi đang điều trị bệnh trĩ.
  • Khi đi đại tiện không nên ngồi quá lâu, hạn chế rặn mạnh.
  • Tạo thói quen đại tiện đúng lúc, không gắng nhịn.

Bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn cho người bệnh trĩ

>>>>>Xem thêm: Làm gì khi bị trễ kinh 1 tháng?

Bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn cho người bệnh trĩ

Khi nào cần mổ trĩ?

Trường hợp bệnh nhân đã bị trĩ lâu ngày, bệnh nặng, sa búi trĩ ra khỏi hậu môn thì phương pháp điều trị thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dường như không còn mang lại hiệu quả. Lúc này tùy vào tình trạng búi trĩ và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp mổ để loại bỏ búi trĩ.

Hiện nay có nhiều phương pháp kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả lâu dài và phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên sau khi thực hiện phẫu thuật mổ cắt bỏ búi trĩ bệnh nhân cần chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng vùng hậu mon, tránh tái bệnh và các di chứng về sau.

Qua bài viết hy vọng bạn đọc đã được giải đáp các thắc mắc về bệnh trĩ có nguy hiểm không và có thêm các thông tin cần thiết khi bị bệnh trĩ.

Nguyễn Thúy

Tham khảo: Sưu tầm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *