Dị ứng chuối có nguy hiểm không? Những ai không nên ăn chuối?

Chuối là loại quả cực kỳ ngon miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dị ứng chuối khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra với một số người có cơ địa nhạy cảm.

Bạn đang đọc: Dị ứng chuối có nguy hiểm không? Những ai không nên ăn chuối?

Chuối là loại quả rất phổ biến tại nước ta và chúng có đa dạng chủng loại. Đa phần chuối chín được nhiều người yêu thích thưởng thức bởi hương vị thơm ngon. Ngoài ra chuối còn là nguyên liệu để tạo thành các món ăn ngon. Tuy ăn chuối tốt cho sức khoẻ nhưng nếu chẳng may bị dị ứng chuối thì đây là hiện tượng rất đáng lo ngại.

Ăn chuối có tốt không?

Chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á và tuỳ từng chủng loại mà chúng có những màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Trong chuối giàu vitamin và khoáng chất như Kali, Vitamin nhóm B, Vitamin C, magie, đồng, mangan, chất béo, protein, tinh bột. Chỉ số đường huyết của chuối nằm trong khoảng trung bình và rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Dị ứng chuối và những điều mà bạn nên biết 1

Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Một số lợi ích mà bạn cần biết khi ăn chuối:

  • Cải thiện hệ tiêu hoá: Thực tế chuối có hai dạng chất xơ là pectin và chất kháng tinh bột. Cả hai loại chất xơ này giúp thức ăn được tiêu hoá tốt hơn và còn có thể chống ung thư ruột kết.
  • Giảm cân: Nhiều người muốn giảm cân nhanh chóng và chuối là một gợi ý hay, tuy nhiên cần phải ăn đúng lượng bởi lo ngại dị ứng chuối sẽ xảy ra. Chất tinh bột kháng trong chuối có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no sau khi ăn. Hơn nữa chuối cũng chứa ít calo và an toàn cho người muốn giữ dáng.
  • Tốt cho tim mạch: Trong chuối giàu kali và chất này rất tốt để kiểm soát huyết áp. Từ đó những ai muốn tốt cho hệ tim mạch nên bổ sung chuối vào chế độ ăn uống hằng ngày. Chưa kể chuối còn có hàm lượng magie cao rất tốt để cơ thể thư giãn.
  • Chống oxy hóa: Chuối chứa một số chất chống oxy hóa mạnh như dopamine và catechin. Các chất này rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hoá. Đặc biệt chúng tốt cho não.
  • Cải thiện độ nhạy insulin: Với chuối xanh chứa nhiều chất kháng tinh bột nên khá phù hợp cho người tiểu đường tuýp 2. Chính chất này có thể tăng độ nhạy insulin từ 33% – 50%. Ngoài ra chính nguồn kali trong chuối còn tốt cho thận.
  • Giảm đau cơ và chuột rút: Nhiều vận động viên trước khi luyện tập thể thao thường dùng chuối trước khi tập. Bởi ăn chuối có thể giảm chuột rút cơ bắp và đau nhức trong quá trình tập thể dục. Đặc biệt lượng calo vừa phải của loại quả này giúp bạn đủ sức lực để hoạt động thể chất.

Dị ứng chuối có nguy hiểm?

Dị ứng với trái cây khá phổ biến và thường xảy ra với đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng dị ứng với chuối điển hình là sưng môi, lưỡi, cổ họng, mắt bị sưng đỏ, chảy nước mũi, đau bụng, tiêu chảy. Nặng hơn, người dị ứng sau khi ăn chuối có thể bị sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người bệnh có phát ban, da ửng đỏ, sưng lưỡi, thở khó khăn, tụt huyết áp, ngất xỉu thì buộc phải đi cấp cứu gấp.

Tìm hiểu thêm: Vai trò của chất béo và cách kiểm soát chất béo trong cơ thể

Dị ứng chuối và những điều mà bạn nên biết 2
Dị ứng chuối khiến cơ thể nổi mẩn đỏ, sưng miệng, đau bụng

Dị ứng chuối xuất hiện có thể do bạn đang bị dị ứng mủ. Rất nhiều người sinh ra bị dị ứng với nhựa mủ nên cần cẩn trọng. Ngoài ra một số thành phần protein trong chuối có thể gây dị ứng. Tóm lại nếu bạn hay người thân là người dễ bị dị ứng với các loại trái cây, hải sản thì phải thật chú ý khi ăn chuối. Nên ăn một lượng nhỏ để thử các phản ứng của bản thân cũng như chọn ăn chuối chín, tránh ăn chuối còn xanh bởi sẽ có khả năng cao bị dị ứng mủ.

Khi gặp hiện tượng dị ứng sau khi ăn chuối, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định dùng thuốc kháng histamin để điều trị ngứa, phát ban. Nếu nghiêm trọng hơn thì phải được điều trị nội khoa với thuốc.

Ai không nên ăn chuối?

Dị ứng chuối khá hiếm gặp nhưng không nên chủ quan. Tuy chuối rất tốt nhưng có một số đối tượng nên hạn chế ăn:

  • Người có vấn đề tiêu hoá: Được biết chất xơ trong chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng chúng không phù hợp với người đang bị đầy hơi, chướng bụng. Bởi chuối chứa nhiều đường fructose, sorbitol làm gánh nặng cho hệ tiêu hoá nếu ăn nhiều.
  • Hội chứng ruột kích thích: Sorbitol trong chuối nếu được nạp vào dư thừa thì rất dễ bị tiêu chảy. Những người đã mắc hội chứng ruột kích thích ăn chuối vào thì bệnh sẽ nặng hơn.
  • Đau dạ dày: Người có tiền sử đau dạ dày nên hạn chế ăn chuối tiêu còn xanh. Bởi loại chuối này có hàm lượng pectin cao, kích thích dạ dày tăng tiết axit gây chướng bụng, trào ngược dạ dày.

Dị ứng chuối và những điều mà bạn nên biết 3

>>>>>Xem thêm: Mepoly có dùng được cho bà bầu không? Điều bà bầu cần lưu ý khi dùng thuốc

Những ai có vấn đề về hệ tiêu hoá không nên ăn chuối

Ngoài ra không nên ăn chuối vào bữa sáng bởi có thể làm tăng lượng đường trong máu đột ngột. Chưa kể chuối còn gây buồn ngủ. Ăn chuối sau buổi tối sẽ phù hợp hơn, bạn có thể ngủ sâu giấc hơn bởi chúng kích thích sản xuất hormone melatonin. Chưa kể hàm lượng kali và magie cao có thể cân bằng điện phân trong cơ thể, ngừa chuột rút về đêm.

Những ai đang bị dị ứng với chuối, có thể thay thế bằng các loại trái cây khác như quả mọng, trái cây họ cam quýt. Trong chế độ ăn có thể bổ sung bí ngô, khoai lang. Với trẻ em, vấn đề dị ứng thực phẩm phải thật chú ý bởi bé đang có hệ miễn dịch yếu. Bố mẹ nên giám sát bé sau ăn để xem bé có phản ứng lạ hay không.

Trên đây là những chia sẻ về dị ứng chuối. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về loại quả này và có cho mình những thông tin hữu ích để ăn chuối khoa học.

Xem thêm:

  • Triệu chứng dị ứng cà rốt và cách ăn cà rốt tốt nhất
  • Dị ứng xoài gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *