Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra một số vấn đề nhất định cho các bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp mắc phải đều có thể phục hồi sau thời gian điều trị và nghỉ dưỡng.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay

Đối với nhiều người, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay nghe có vẻ rất lạ nhưng đây là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hay còn gọi là bệnh khuỷu tay quần vợt, hội chứng tennis elbow. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây của Kenshin.

Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là gì?

Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay 1
Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là bệnh lý khá phổ biến

Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là khi ở chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay bị tổn thương gây đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay.

Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm, đa phần các trường hợp đều có thể phục hồi, thậm chí có người không cần can thiệp các phương pháp điều trị mà chỉ cần nghỉ ngơi đã khỏi. Ngược lại, cũng có những trường hợp nặng, nghiêm trọng hơn, tái phát nhanh, kéo dài lâu gây ra khó khăn trong công việc lẫn hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Các bệnh nhân mắc bệnh tập trung ở độ tuổi trung niên, nhất là các phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi. Ngoài cái tên viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay, căn bệnh này còn có các tên gọi khác như viêm mỏm trên lồi cầu cánh tay, khuỷu tay người chơi tennis, khuỷu tay người chèo thuyền…

Nguyên nhân gây bệnh

Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay 2
Vận động cơ tay nhiều là nguyên nhân chính gây bệnh

Thường là do các cơ duỗi cổ tay quay ngắn, ngón tay vận động quá mức hoặc các động tác đối kháng ở tư thế ngửa cổ tay khiến căng giãn, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài như:

  • Chơi tennis, cầu lông,…
  • Chơi đàn;
  • Thái thịt;
  • Đan lát.

Thực hiện động tác mạnh đột ngột cũng gây tổn thương cho gân cơ. Vị trí gân bám vào xương có lượng máu ít, nếu gân hoạt động nhiều sẽ dễ gây thoái hóa, thậm chí là đứt vi thể một số sợi gân. Hậu quả của quá trình hoạt động quá mức này chính là màng xương khu vực lồi cầu, vết rách và các vi chấn thương nằm giữa gân cơ.

Triệu chứng

Tìm hiểu thêm: Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường nào?

Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay 3
Viêm điểm bám gân lồi cầu gây những cơn đau kéo dài

Một vài triệu chứng của viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay như:

  • Cơn đau kéo dài ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay hoặc theo cẳng tay, đau có thể lan xuống mu cổ tay.
  • Đau tự nhiên hoặc do vận động một số động tác như: lắc, duỗi cổ tay, quét nhà, vắt quần áo, đi xe máy, nâng vật nặng,…
  • Đau kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
  • Cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay bị đau nhói hoặc sưng nhẹ.
  • Giảm khả năng cầm, nắm, duỗi tay.

Điều trị bệnh

Những điều cần biết về viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay 4

>>>>>Xem thêm: Giới thiệu các bài tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp


Một số phương pháp được bác sĩ khuyên điều trị

Có rất nhiều phương pháp có thể điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay dễ dàng, không hề phức tạp mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Một số lưu ý:

  • Nếu nhẹ có thể cải thiện bằng các bài tập, phương pháp điều trị đau khớp cánh tay, nặng hơn thì cân nhắc phẫu thuật.
  • Tránh vận động mạnh có thể làm nặng tình trạng bệnh.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thực hiện những phương pháp như xoa bóp, laser lạnh, điện phân, cho người bệnh tập các bài tập căng cơ để cải thiện gân và tăng sức chịu đựng. Khi phải lao động hãy đeo thun y tế ở cẳng tay để hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe, thuốc bổ cho gân cốt kết hợp với sử dụng đai nẹp khuỷu tay để cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Nhưng đảm bảo những loại thuốc bạn sử dụng được bác sĩ cho lời khuyên, kê liều thích hợp.

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu như triệu chứng quá nặng, không thể cải thiện, lúc đó người bệnh sẽ cần phương pháp phẫu thuật can thiệp. Tuy vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì đây là ca phẫu thuật đơn giản, tỷ lệ thành công cao, ít rủi ro.

Điều trị bằng các bài tập

Một vài bài tập đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng bệnh lý này.

Bài tập giảm co cứng các cơ

Ở bài tập này, bạn cần chuẩn bị cho mình một quả bóng tennis hoặc bóng cao su, đặt vào mặt ngoài của khuỷu tay, áp sát vào tường. Sau đó, di chuyển tay lên xuống, qua lại đồng thời tì nhẹ khuỷu tay vào quả bóng.

Bài tập gập thẳng khuỷu tay

Để thực hiện bài tập này, bạn cầm tạ theo chiều thẳng đứng và đặt cẳng tay lên trên bàn. Không di chuyển cánh tay và giữ cố định khuỷu tay. Gập cổ tay lên và xuống theo chiều thẳng đứng của tạ và lặp lại 4 lần, mỗi lần 10 nhịp.

Bài tập mở rộng cổ tay

Bạn ngồi một cách thoải mái và đặt 2 khuỷu tay lên bàn, ghế hoặc đùi, bàn tay cầm tạ để sấp. Gập bàn tay lên trên và giữ khoảng 2 giây rồi từ từ gập tay xuống, không di chuyển cẳng tay và cánh tay. Lặp lại 4 lần, mỗi lần 10 nhịp.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay. Nhìn chung đây là bệnh có thể dễ dàng cải thiện, bệnh nhân nên tránh vận động mạnh và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *