Tình trạng chảy máu tuyến yên là bệnh lý rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bị chảy máu tuyến yên người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay và tiến hành kiểm tra, điều trị.
Bạn đang đọc: Chảy máu tuyến yên là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây chảy máu tuyến yên
Chảy máu tuyến yên tuy là bệnh hiếm gặp nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng người bệnh nếu không được nhận biết và cấp cứu kịp thời. Để hiểu rõ hơn về chảy máu tuyến yên, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết sau.
Contents
Chảy máu tuyến yên là gì?
Tình trạng chảy máu tuyến yên hoặc đột quỵ tuyến yên là hiện tượng xảy ra khi có máu chảy hoặc nhồi máu bên trong tuyến yên, hoặc các cơ quan cấu tạo nên hệ thống nội tiết của cơ thể.
Triệu chứng chảy máu tuyến yên xuất hiện đa phần do chảy máu hoặc nhồi máu bên trong tuyến yên, từ đó tăng áp lực bên trong không gian của tuyến yên và cả các cấu trúc xung quanh. Những áp lực này chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau nhức, áp lực xuất hiện xung quanh vùng mắt và thái dương.
Triệu chứng của chảy máu tuyến yên
Người bệnh nhận biết chảy máu tuyến yên qua dấu hiệu của bệnh càng sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh, cấp cứu kịp thời để bảo vệ tính mạng và giảm nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng sau này. Những triệu chứng phổ biến khi bị chảy máu tuyến yên gồm:
Đau đầu đột ngột quanh vùng thái dương: Một trong những triệu chứng phổ biến ở người bị chảy máu tuyến yên, đó là đau đầu hai bên thái dương. Cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột và kéo theo cảm giác buồn nôn. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng của bệnh cần được chú ý.
Cứng cổ, sợ ánh sáng: Người bị chảy máu tuyến yên ngoài đau đầu cũng có thể bị cứng cổ và cảm giác sợ ánh sáng. Một số trường hợp bệnh nhân còn bị mất ý thức.
Mờ mắt: Chảy máu tuyến yên làm tăng áp lực bên trong khu vực tuyến yên nên chèn ép lên các dây thần kinh, trong đó có thần kinh thị giác và gây mờ mắt. Tùy tình trạng cụ thể là bệnh nhân có thể mờ một mắt hoặc cả hai mắt.
Liệt dây thần kinh sọ não và đột quỵ não: Tuyến yên bị chảy máu làm cho kích thước tuyến yên tăng lên so với thông thường, gây chèn ép lên nhiều cấu trúc thần kinh và cơ quan xung quanh, trong đó có cấu trúc trong xoang hang dẫn đến liệt dây thần kinh sọ não. Điều này có thể gây ra một số biểu hiện cụ thể như liệt cơ mắt, mất khả năng di chuyển mắt theo hướng thông thường hoặc thậm chí nặng hơn là đột quỵ não.
Như vậy, bệnh chảy máu tuyến yên gây nên rất nhiều biểu hiện tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh. Tùy vào tác động của tuyến yên lên các cơ quan, cấu trúc xung quanh mà bệnh nhân có thể ghi nhận nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu nhận thấy mình có những biểu hiện nêu trên, bạn cần liên hệ đến bệnh viện ngay và cấp cứu sớm nhất có thể.
Nguyên nhân gây chảy máu tuyến yên
Theo các chuyên gia, có rất nhiều tác nhân dẫn đến chảy máu tuyến yên nhưng trong đó thường gặp nhất là:
U tuyến yên: Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng chảy máu tuyến yên là u tuyến yên. U dạng tuyến xuất hiện trong tuyến yên có thể là bệnh ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải khối u ung thư). U tuyến yên có thể tăng kích thước của tuyến yên và dẫn đến áp lực lên hệ thống mạch máu bên trong tuyến yên, từ đó dẫn đến chảy máu tuyến yên.
Tìm hiểu thêm: Long Châu tiên phong ra mắt sổ tiêm chủng điện tử đầu tiên tại Việt Nam
Phẫu thuật tim liên quan đến bắc cầu động mạch vành: Những trường hợp bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tim có liên quan đến kỹ thuật bắc cầu động mạch vành có nguy cơ cao bị chảy máu tuyến yên hơn người bình thường do hệ cung cấp máu cho tuyến yên bị ảnh hưởng khi thực hiện phẫu thuật.
Thuốc chống đông: Một số loại thuốc chống đông được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ bị xuất huyết bất cứ cơ quan, vị trí nào trên cơ thể, trong đó bao gồm cả tuyến yên.
Rối loạn đông máu: Người bị rối loạn đông máu, bao gồm cả trường hợp do di truyền và mắc bệnh Von Willebrand có tỷ lệ bị chảy máu tuyến yên cao hơn người bình thường.
Trị liệu Estrogen: Bệnh nhân sử dụng liệu pháp tăng cường hormone nữ estrogen cũng có khả năng bị chảy máu tuyến yên cao hơn.
Chảy máu tuyến yên trong thai kỳ: Tình trạng chảy máu tuyến yên có thể diễn ra ngay trong thai kỳ và thường có liên quan đến sự thay đổi hormone đột ngột gây tăng áp lực lên khu vực tuyến yên.
Xạ trị vùng đầu: Người có tiền sử xạ trị vùng đầu có nguy cơ bị chảy máu tuyến yên cao hơn do những tác động xấu đến cấu trúc tuyến yên trong quá trình xạ trị.
Chấn thương vùng đầu: Chấn thương vùng đầu làm tổn thương đến nhiều bộ phận và cấu trúc trong vùng đầu, bao gồm cả tuyến yên và dẫn đến chảy máu tuyến yên.
Điều trị chảy máu tuyến yên
Điều trị chảy máu tuyến yên cho từng trường hợp cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thực trạng của bệnh nhân. Bác sĩ có thể dựa vào chẩn đoán để chỉ định một trong những cách chữa trị sau:
Cấp cứu nội khoa: Áp dụng với trường hợp chảy máu tuyến yên nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc biến chứng nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hỗ trợ y tế: Người bệnh cần được tiến hành theo dõi sát sao, kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên để có phương án chăm sóc y tế phù hợp, đầy đủ. Duy trì áp lực máu ổn định và cung cấp thêm dược phẩm trong suốt quá trình này là điều cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Phương pháp cải thiện sức khỏe đường ruột
Trị liệu steroid: Một số trường hợp nhất định bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân chảy máu tuyến yên thuốc steroid nhằm giảm viêm nhiễm và kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, steroid còn có thể giảm áp lực bên trong tuyến yên và giảm chảy máu.
Phẫu thuật: Tình trạng chảy máu tuyến yên quá nặng người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa xuất huyết và điều trị các tình trạng có liên quan. Đồng thời, nếu nguyên nhân gây chảy máu tuyến yên là u tuyến yên thì khối u cũng sẽ được loại bỏ khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị bệnh gây chảy máu tuyến yên: Nếu tình trạng chảy máu tuyến yên có liên quan đến một căn bệnh cơ bản hoặc bệnh rối loạn đông máu, việc điều trị cần bắt đầu từ bệnh lý gây chảy máu tuyến yên.
Chảy máu tuyến yên là tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy rằng tỷ lệ người bị chảy máu tuyến yên thấp nhưng nếu có dấu hiệu đáng nghi bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành chữa trị.
Xem thêm: Suy tuyến yên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy tuyến yên
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể