Chảy máu chân răng trẻ em là một trong những biểu hiện của bệnh về răng miệng rất phổ biến hiện nay. Cha mẹ không nên coi thường hiện tượng này vì nếu không phát hiện sớm, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Cùng Kenshin tìm hiểu về chảy máu nướu răng ở trẻ nhé!
Bạn đang đọc: Chảy máu chân răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Chảy máu chân răng trẻ em xảy ra có thể do những nguyên nhân viêm nhiễm đơn giản. Nhưng cũng có thể do một số bệnh lý tiềm ẩn khác. Điều quan trọng là che mẹ nên theo sát trẻ nhỏ để kịp thời nhận biết và có phương pháp điều trị thích hợp khi trẻ gặp phải tình trạng này.
Contents
Chảy máu chân răng trẻ em là gì?
Chảy máu nướu răng ở trẻ em hay chảy máu chân răng là hiện tượng chân răng bị chảy máu. Thường là do vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nướu lợi. Ở trẻ em, nướu và lợi thường chưa ổn định, những mô mềm quanh răng của trẻ khá yếu và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương từ những tác nhân bên ngoài.
Máu có thể chảy nhiều, khó cầm tại chân răng hoặc chỉ là một lượng máu nhỏ dính ở bàn chải khi trẻ đánh răng. Nếu chảy máu chân răng trẻ em kèm theo đau nhức răng, sốt, viêm quanh răng hoặc chảy máu thường xuyên, số lượng nhiều thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được tìm nguyên nhân gây chảy máu và được điều trị kịp thời nhé!
Chảy máu chân răng trẻ em là một bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ
Nguyên nhân chảy máu chân răng trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chảy máu chân răng. Những nguyên nhân đó có thể do tác động của vi khuẩn gây viêm hoặc do bắt nguồn từ những thói quen hàng ngày của trẻ. Các nguyên nhân có thể kể đến như:
- Trẻ bị viêm lợi: Vệ sinh răng miệng không thường xuyên và không đúng cách sẽ khiến cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày sinh ra rất nhiều vi khuẩn có hại. Dùng bàn chải đánh răng cho trẻ không phù hợp do phần lợi của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm.
- Mọc răng:Nướu và lợi của trẻ thường bị viêm và sưng tấy trong giai đoạn mọc răng.
- Thiếu hụt vitamin C, K: Có thể do trẻ biếng ăn, thiếu ngủ. Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện sau khi quan hệ lần đầu ở nam và nữ giới
Viêm nướu răng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng trẻ emNếu thấy trẻ bị chảy máu chân răng mà nướu và lợi của trẻ không bị viêm, trẻ vẫn được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin hàng ngày. Khi đó hiện tượng chảy máu chân răng rất có thể đang báo hiệu một số căn bệnh nghiêm trọng khác.
- Bệnh lý gan: Gan có tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu. Nên khi mắc những bệnh lý về gan, nó sẽ gây rối loạn đông máu.
- Các bệnh lý về máu: Có một số bệnh về máu như ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, thiếu canxi. Đặc biệt, ung thư trong máu hoặc tủy xương gây nên hiện tượng khó đông máu, từ đó có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới rất nhiều dạng khác nhau.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và hấp thụ đường, insulin trong máu. Do đó, tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
- Bệnh lý về tim mạch:Từ một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một số bệnh ở răng như chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu bệnh lý của tim mạch.
Hậu quả chảy máu chân răng trẻ em
Chảy máu chân răng trẻ em ở thường gây rất nhiều bất tiện cho trẻ nhỏ cũng như sự lo lắng cho cha mẹ. Nướu lợi sưng tấy gây cảm giác đau nhức, buốt khiến trẻ nhỏ ăn uống khó khăn và có thể gây gián đoạn tới giấc ngủ.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể sẽ gây ra nhiễm trùng nặng, chân răng bị ăn mòn dẫn đến lung tay hoặc gãy răng. Khi nướu lợi bị tổn thương sẽ gây những ảnh hưởng nhất định cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Ngoài ra, hiện tượng chảy máu chân răng còn phản ánh sự thiếu hụt dưỡng chất cũng như các vitamin trong cơ thể trẻ. Nên khi phát hiện muộn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thể trạng cũng như sự phát triển sau này của trẻ nhỏ.
Phòng ngừa chảy máu chân răng trẻ em
Dựa vào những tác hại kể trên, có thể thấy chảy máu chân răng ở trẻ em khá nguy hiểm. Khi gặp bệnh này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám có phác đồ điều trị kỹ lưỡng hơn.
Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, hãy lưu ý một số cách điều trị và phòng ngừa dưới đây để có thể cùng trẻ cải thiện tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đúng liều do bác sĩ kê đơn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng hàng ngày. Cha mẹ nên để ý cho trẻ dùng những loại bàn chải đánh răng có lông mềm và kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Nếu trẻ đang gặp tình trạng chảy máu chân răng, nên dùng gạc để rơ miệng và súc miệng nước muối pha loãng cho trẻ từ 2 đến 3 lần một ngày. Không nên dùng bàn chải đánh răng ở thời điểm bị viêm do nướu của trẻ còn đang khá yếu.
- Nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để lấy cao răng 6 tháng một lần để nướu và lợi của trẻ được vệ sinh kỹ lưỡng hơn.
- Bổ sung vitamin C, K cho trẻ bằng thuốc bổ hoặc qua các loại thực phẩm và hoa quả hàng ngày như cam, chanh, bưởi…
>>>>>Xem thêm: Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số là gì?
Dùng bàn chải đánh răng sợi mềm và kích thước phù hợp với trẻ nhỏĐiều trị chảy máu chân răng trẻ em
Bên cạnh việc theo sát điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị khác đến từ thiên nhiên dưới đây. Tuy nhiên, cha mẹ luôn nhớ răng trước khi cho trẻ dùng bất cứ thứ thuốc gì đều cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị để tránh biến chứng nhé!
- Dầu đinh hương: Lấy hoặc tăm bông thấm một chút đầu đinh hương vào vết thương ở răng của trẻ, giữ khoảng 5 phút rồi cho trẻ súc miệng sạch bằng nước khoáng hoặc nước muối pha loãng. Nên thực hiện đều đặn ngày 2 – 3 lần sẽ có hiệu quả rõ rệt.
- Trà túi lọc: Hãy ngâm trà túi lọc ở nước sôi 100 độ trong 30 phút, sau đó vớt rút lọc ra để nguội rồi đắp nhẹ nhàng lên vết thương chảy máu ở răng của trẻ từ 5 đến 10 phút. Bạn sẽ thấy tình trạng chảy máu chân răng giảm bớt ngay sau đó.
- Chanh và tỏi: Giã hoặc xay nhuyễn tỏi rồi trộn với nước cốt chanh, dùng bông chấm vào hỗn hợp rồi đắp lên vùng răng chảy máu của trẻ tầm 5 phút. Sau đó nên cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối vì trong chanh có chứa axit.
Như vậy, chảy máu chân răng thông thường có cách điều trị tương đối đơn giản. Tuy nhiên đôi khi nó còn là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn nên cha mẹ không nên xem nhẹ.
Khi trẻ gặp phải tình trên, tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế và nha khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó sẽ có các phác đồ điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy cùng trẻ tạo thói quen sinh hoạt, ăn uống và vui chơi hàng ngày. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tránh để trẻ bị thiếu hụt các loại vitamin ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ.
Trên đây là một số lưu ý khi gặp tình trạng chảy máu chân răng trẻ em. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này. Kenshin xin chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
Xem thêm: Chảy máu răng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể